Chủ nhiệm: TS. KTS. Lưu Đức Cường
Phó chủ nhiệm:
Cán bộ tham gia:
MỤC LỤC MỞ ĐẦU 10 1. Sự cần thiết của đề tài 10 2. Mục tiêu của đề tài 11 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11 4. Phương pháp nghiên cứu 12 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ 13 1.1. Biến đổi khí hậu trên thế giới và những bài học kinh nghiệm 13 1.2. Các kịch bản và xu hướng biến đổi khí hậu tại Việt Nam 24 1.3. Các hậu quả và các hiện tượng thời tiết do biến đổi khí hậu Việt Nam 25 1.4. Các chương trình dự án về BĐKH đã và đang triển khai có liên quan tới HTKT 31 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ 44 2.1. Thị trấn Thịnh Long 44 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội 44 2.1.2. Nền xây dựng đô thị 46 2.1.3. Hệ thống giao thông 48 2.1.4. Hệ thống cấp nước 49 2.1.5. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải 51 2.2. Thành phố Huế 52 2.2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội 52 2.2.2. Nền xây dựng đô thị 57 2.2.3. Hệ thống giao thông 58 2.2.4. Hệ thống cấp nước 61 2.2.5. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải 64 2.3. Thành phố Hội An 67 2.3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội 67 2.3.2. Nền xây dựng đô thị 75 2.3.3. Hệ thống giao thông 77 2.3.4. Hệ thống cấp nước 81 2.3.5. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải 83 2.4. Thành phố Vị Thanh 87 2.3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội 87 2.4.2. Nền xây dựng đô thị 92 2.4.3. Hệ thống giao thông 92 2.4.4. Hệ thống cấp nước 95 2.4.5. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải 97 2.5. Thành phố Rạch Giá 99 2.5.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội 99 2.5.2. Nền xây dựng đô thị 107 2.5.3. Hệ thống giao thông 108 2.5.4. Hệ thống cấp nước 112 2.5.5. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải 116 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT CỦA CÁC ĐÔ THỊ NGHIÊN CỨU 120 3.1. Cơ sở đánh giá tác động 120 3.1.1. Phân vùng đánh giá 120 3.1.2 Đánh giá khả năng xảy ra biến cố và mức độ tác động của biến đổi khí hậu 126 3.1.3. Đánh giá mức độ rủi ro do biến đổi khí hậu 128 3.1.4. Đánh giá khả năng ứng phó của hệ thống hạ tầng kỹ thuật 131 3.1.5. Đánh giá tổng hợp mức độ tác động hay khả năng tổn thương 132 3.2. Nhận dạng các xu hướng biến đổi khí hậu đặc trưng của các đô thị nghiên cứu 132 3.3. Nhận dạng và đánh giá tác động 134 3.3.1. Nền xây dựng đô thị 134 3.3.2. Hạ tầng kỹ thuật cấp nước 152 3.3.3. Hạ tầng kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải 187 3.3.4. Hạ tầng kỹ thuật giao thông 236 3.3.4.2 Đánh giá tác động 239 3.4. Phân tích tính không chắc chắn của đánh giá 268 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ 270 4.1. Giải pháp ứng phó cho nền xây dựng 270 4.2. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp nước 277 4.3. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải đô thị 286 4.4. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu của hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông 297 4.5. Các chương trình dự án thí điểm ứng phó với biến đổi khí hậu đối với hạ tầng kỹ thuật đô thị 305 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 309 5.1. Kết luận 309 5.2. Kiến nghị 310 |
1.Sự cần thiết của đề tài:
Việt Nam là một trong số ít quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và nước biển dâng (BĐKH và NBD) với bờ biển dài gần 3500km và hơn 300 đô thị ven biển. BĐKH tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường; mực nước biển dâng cao gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, và gây rủi ro lớn tới kinh tế - xã hội cũng như hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật. Hệ thống các công trình hạ tầng được thiết kế theo các tiêu chuẩn hiện tại sẽ khó đảm bảo được tính an toàn và cung cấp đầy đủ các dịch vụ trong tương lai. Tại Quyết định số 158/2008/QĐ–TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Bộ Xây dựng:
Đánh giá tác động của BĐKH và NBD đến các lĩnh vực do bộ quản lý;
- Xác định các giải pháp ứng phó;
- Tích hợp các vấn đề biến đổi khí hậu vào các chiến lược, chương trình, kế hoạch, và quy hoạch;
- Triển khai thực hiện các phương án điều chỉnh quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, các khu dân cư đô thị theo các kịch bản BĐKH;
- Nghiên cứu đề xuất các nội dung cần bổ sung trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật xây dựng để ứng phó với BĐKH
Nhiệm vụ quan trọng: Đánh giá được những tác động của BĐKH tới hạ tầng kỹ thuật tại các đô thị - mật độ dân số và hạ tầng cao và các hoạt động phát triển KT-XH - trợ giúp cơ quan quản lý nhà nước trung ương cũng như địa phương có kế hoạch hành động ưu tiên ứng phó với BĐKH và NBD trong xây dựng, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị trước những thách thức ngày càng gia tăng của BĐKH.
2. Mục tiêu đề tài:
- Mục tiêu tổng quát: Đánh giá tác động của biến đối khí hậu tới hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị từ đó đề xuất các giải pháp ứng phó làm cơ sở để xây dựng kế hoạch hành động ứng phó trong xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Mục tiêu cụ thể:
- Rà soát, đánh giá hiện trạng hạ tầng kỹ thuật đô thị;
- Nhận dạng và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị theo kịch bản biến đối khí hậu và nước biển dâng của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Đề xuất các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị;
- Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Nền xây dựng đô thị;
- Hệ thống hạ tầng cấp nước đô thị;
- Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị;
- Hệ thống hạ tầng giao thông đô thị.
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Lựa chọn đô thị
- Nằm trong vùng ảnh hưởng nặng theo kịch bản BĐKH và NBD của Việt Nam.
- Thuộc vùng ven biển, cửa sông, đồng bằng ngập lũ
- Tính đại diện cho các cấp đô thị.
- Tính đại diện cho điều kiện tự nhiên của các vùng miền.
- Nằm trong vùng có tính nhạy cảm về môi trường.
- TT Thịnh Long: đô thị loại 5, tỉnh Nam Định, vùng duyên hải Bắc Bộ;
- TP Huế: đô thị loại 1, vùng duyên hải Trung Trung Bộ;
- TP Hội An: đô thị loại 3, tỉnh Quảng Nam, vùng duyên hải Trung Trung Bộ;
- TP Rạch Giá: đô thị loại 3, tỉnh Kiên Giang, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long;
- TX Vị Thanh: đô thị loại 3, tỉnh Hậu Giang, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
4. Kết luận, kiến nghị:
Mỗi đô thị đều có những đặc điểm khác nhau về yếu tố, đặc điểm tác động của BĐKH đặc trưng theo vị trí địa lý, điều kiện khí hậu. Các đô thị Bắc Bộ và Trung bộ bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các hiện tượng thiên tai bão lũ thất thường trong thời gian gần đây. Đối với những đô thị ven biển, hiện tượng biển xâm thực ảnh hưởng tới hạ tầng như giao thông, đê biển, hệ thống thoát nước mang tính điển hình. Tuy nhiên, với các đô thị tại khu vực Nam Bộ, tác động của biến đổi khí hậu lại thường liên quan tới nguồn nước, hệ thống cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất, hệ thống thoát nước do nguyên nhân triều cường. Hiện tượng ngập úng cũng có xu hướng gia tăng hơn do kết hợp của nước biển dâng, triều cường kết hợp khi lũ tại các sông lên cao.
Mặt khác, vấn đề xây dựng hạ tầng và quản lý cốt nền xây dựng giữa khu vực xây mới và khu vực đô thị cũ cũng là nguyên nhân gây ra úng ngập. Do hạ tầng chưa được đấu nối tốt và cốt xây dựng các khu mới có xu hướng cao hơn khu cũ ảnh hưởng tới hướng thoát nước và năng lực thoát nước của các khu vực cũ của đô thị. Các quy hoạch, quy chuẩn chưa cân nhắc yếu tố kịch bản BĐKH mà chỉ dựa trên các số liệu lịch sử về khí tượng, thủy văn.
Với đặc điểm đặc trưng về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý, Việt Nam luôn đứng trước rủi ro điển hình là lũ lụt và ngập úng. Vì vậy, bên cạnh các giải pháp công trình về điều chỉnh thiết kế, quy chuẩn xây dựng cân nhắc tới các kịch bản BĐKH nhằm phòng chống thiên tai và giảm thiểu rủi ro biến đổi khí hậu nước biển dâng, cần phải xem xét lại các quy hoạch về thủy lợi, thoát nước từ cấp vùng đến cấp đô thị với các giải pháp ứng phó phù hợp và toàn diện từ xây dựng hạ tầng tới cơ chế điều hành và quản lý hoạt động các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Đồng thời trong các quy hoạch thoát nước và quy hoạch đô thị các giải pháp về ứng phó với lũ lụt, thiên tai không nên chỉ dùng các giải pháp ‘chặn’ nước mà nên tiếp cận trên phương diện ‘đón’ nước và hoạch định ‘đường đi cho nước’. Không nên đối kháng với thiên nhiên mà phải sống chung với thiên nhiên. Thêm vào đó, các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật cũng phải được thực hiện với các cân nhắc về BĐKH. Muốn làm được điều này, chúng ta cần phải nâng cao nhận thức, năng lực về ứng phó với BĐKH cho các cán bộ lập quy hoạch, quản lý quy hoạch ở tất cả các cấp bằng cách tiếp cận mới trong quá trình lập quy hoạch xây dựng có lồng ghép các yếu tố của BĐKH.