Đề tài đổi mới phương pháp luận về Quy hoạch và quản lý phát triển đô thị

Chủ nhiệm đề tài: Viện trưởng PGS.TS.KTS. Lưu Đức Cường

Thư ký đề tài: ThS.KTS. Lê Kiều Thanh

Các thành viên nhóm nghiên cứu

Phó Viện trưởng KTS. Phạm Thị Nhâm

Phó Viện trưởng ThS. KTS. Nguyễn Thành Hưng

ThS.KS.Vũ Tuấn Vinh

ThS.KTS. Nguyễn Xuân Anh

ThS. KTS. Nguyễn Thị Hồng Vân

KS. Lê Thanh Bình

TS. Nguyễn Thị Thúy Hằng

ThS.KTS. Cao Sỹ Niêm

TS.KTS. Nguyễn Trung Dũng

ThS.KTS. Lê Hoàng Phương

ThS.KS. Phạm Thị Huệ Linh

TS. KTS. Lưu Đức Minh

ThS. Nguyễn Huy Dũng

ThS.KTS. Nguyễn Hoàng Long

ThS. Trịnh Thị Phin

PGS.TS.Vũ Cương

KS. Hoàng Hưng Minh

ThS.KTS. Nguyễn Hồng Diệp

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.. 9

DANH MỤC BẢNG.. 12

DANH MỤC HÌNH.. 13

DANH MỤC BIỂU ĐỒ.. 16

DANH MỤC ẢNH.. 17

MỞ ĐẦU.. 17

1. Lý do và sự cần thiết 17

2. Đối tượng, mục tiêu và yêu cầu về nội dung. 19

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÀ NHẬN DIỆN CÁC VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VIỆT NAM... 20

1.1. Tổng quan về phương pháp luận quy hoạch và quản lý phát triển đô thị ở Việt Nam.. 20

1.1.1. Hệ thống lý luận về quy hoạch và quản lý phát triển đô thị 20

1.1.2. Xu thế đổi mới lý luận về các phương pháp quy hoạch trên thế giới 25

1.1.2.1. Phương pháp quy hoạch nhằm thiết kế môi trường lý tưởng theo quan điểm đô thị hiện đại. 25

1.1.2.2. Phương pháp quy hoạch đô thị hướng tới phát triển toàn diện. 27

1.1.2.3. Phương pháp quy hoạch hướng tới đổi mới quy trình và hướng tới mục tiêu chiến lược. 29

1.1.2.4. Phương pháp quy hoạch hướng tới đổi mới cơ chế huy động xã hội, sự kết hợp của chính sách công và thị trường. 30

1.1.2.5.Tổng kết kinh nghiệm một số phương pháp quy hoạch hiện nay trên thế giới 32

1.1.2.6. Tổng kết xu thế đổi mới lý luận các phương pháp quy hoạch trên thế giới 34

1.1.3. Tổng kết kinh nghiệm đổi mới về phương pháp luận QH-QLPTĐT qua các giai đoạn tại Việt Nam   35

1.1.3.1. Giai đoạn 1900-1960. 35

1.1.3.2. Giai đoạn 1960-1990. 36

1.1.3.3. Giai đoạn 1990 đến 2003. 37

1.1.3.4. Giai đoạn 2003 đến nay. 39

1.1.3.5. Tổng kết kinh nghiệm đổi mới về phương pháp luận QH-QLPTĐT. 44

1.1.4. Tổng kết quá trình đổi mới về hệ thống văn bản pháp luật QH-QLPTĐT. 44

1.1.4.1. Đổi mới về hệ thống văn bản pháp luật của quy hoạch và quản lý phát triển đô thị giai đoạn năm 2000 trở về trước. 44

1.1.4.2. Đổi mới về hệ thống văn bản pháp luật của quy hoạch và quản lý phát triển đô thị giai đoạn 2000-2010. 46

1.1.4.3. Đổi mới về hệ thống văn bản pháp luật của quy hoạch và quản lý phát triển đô thị giai đoạn 2010 đến nay. 47

1.1.5. Tổng kết các nghiên cứu về đổi mới QH-QLPTĐT qua các thời kỳ tại Việt Nam.. 49

1.1.5.1. Chương trình NCKH cấp nhà nước KC11 - Đề tài KH.11-02 về “Đổi mới công tác quy hoạch xây dựng đô thị”. 49

1.1.5.2. Dự án chiến lược phát triển thành phố cho thành phố Hạ Long và Cần Thơ (WorldBank) 49

1.1.5.3. Dự án xây dựng năng lực lập quy hoạch và quản lý đô thị CUPCUP.. 50

1.1.5.4. Dự án hợp phần hợp phần “Phát triển bền vững môi trường trong các khu đô thị nghèo” (SDU) thuộc chương trình hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Đan Mạch trong lĩnh vực môi trường (2005 – 2010). 51

1.1.5.5. Dự án “Quy hoạch vì tính hài hòa xã hội” hợp tác giữa Việt Nam cùng  Trung tâm nghiên cứu Châu Á Thái Bình Dương và đại học Kyung Hee, Hàn Quốc. 52

1.1.5.6. Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu các cơ sở khoa học và thực tiễn của việc đổi mới quy trình quy hoạch xây dựng và quản lý phát triển thủ đô Hà Nội”. 53

1.1.5.7. Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu đổi mới toàn diện công tác lập quy hoạch đô thị tại Việt Nam”. 54

1.2. Nhận diện các vấn đề trong QH-QLPTĐT tại Việt Nam.. 56

1.2.1. Sáu nhóm vấn đề về yêu cầu thực tiễn cần đổi mới 56

1.2.2. Mười vấn đề lựa chọn cần đổi mới 57

1.2.2.1. Cơ sở dữ liệu đô thị trong QH-QLPTĐT tại Việt Nam.. 57

1.2.2.2. Tính tích hợp trong quy hoạch đô thị 71

1.2.2.3. Kiểm soát phân vùng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của đô thị 96

1.2.2.4. Hiện trạng hệ thống chỉ tiêu quy hoạch. 100

1.2.2.5. Kiểm soát phát triển không gian cao tầng. 104

1.2.2.6. Công tác điều chỉnh quy hoạch. 120

1.2.2.7. Quy hoạch và quản lý phát triển tại khu vực ven đô, vùng nông thôn có xu thế đô thị hóa cao. 122

1.2.2.8. Bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH trong quy hoạch đô thị 123

1.2.2.9. Hạn chế trong quy trình, nội dung, sản phẩm quy hoạch đô thị 133

1.2.2.10. Huy động nguồn lực tài chính trong QH-QLPTĐT. 141

1.3. Tổng kết chương. 143

CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHO CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ. 148

2.1. Xu thế đổi mới về mô hình đô thị và quản lý phát triển đô thị 148

2.2. Các xu thế đổi mới phương pháp luận QH-QLPTĐT trên thế giới 148

2.2.1. Chuyển đổi mô hình đô thị từ phát triển dựa trên nguyên liệu hóa thạch, phát thải cao sang mô hình đô thị phát thải thấp. 148

2.2.2. Phương pháp quy hoạch và quản lý phát triển đô thị 149

2.2.2.1. Chiến lược phát triển đô thị bền vững. 149

2.2.2.2. Đổi mới phương pháp luận quy hoạch và phát triển đô thị hướng mang tính chiến lược, có sự tham gia. 150

2.2.2.3. Lồng ghép các khu vực, dự án ưu tiên với các nguồn vốn và năng lực các cơ quan địa phương. 153

2.2.2.4. Lập các dự án/ kế hoạch hành động. 153

2.2.2.5. Nhóm các dự án/kế hoạch thành các chương trình chiến lược. 153

2.2.2.6. Lồng ghép cơ chế giám sát và đánh giá thực hiện quy hoạch cho các mục tiêu quản lý đô thị theo đồ án quy hoạch chung đô thị 154

2.3. Kinh nghiệm quốc tế về quy hoạch đô thị và quản lý phát triển đô thị 155

2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về quy hoạch đô thị và quản lý phát triển đô thị của phương pháp Quy hoạch tổng thể. 155

2.3.1.1. Kinh nghiệm Nhật Bản về quy hoạch đô thị và quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch tổng thể. 155

2.3.1.2. Kinh nghiệm Singapore về quy hoạch đô thị và quản lý phát triển đô thị theo Quy hoạch ‘phát triển hợp nhất’ 173

2.3.1.3. Kinh nghiệm quy hoạch và quản lý quy hoạch tại Cộng hòa Pháp. 181

2.3.1.4. Đối chiếu kinh nghiệm trong phương pháp luận quy hoạch và quản lý phát triển đô thị tại Úc và New Zealand. 186

2.3.2. Kinh nghiệm quốc tế về lập chiến lược phát triển đô thị ứng dụng tại Việt Nam.. 205

2.3.2.1. Khái niệm và nội dung cơ bản của chiến lược phát triển đô thị 205

2.3.2.2. Bài học thực tiễn. 208

2.3.3. Kinh nghiệm quốc tế về quy hoạch tổng thể ‘mới’ ứng dụng tại Việt Nam.. 209

2.3.3.1. Nội dung cơ bản của Phương pháp quy hoạch tổng thể ‘mới’ 209

2.3.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra. 213

2.3.4. Kinh nghiệm quốc tế về Quy hoạch cấu trúc chiến lược ứng dụng tại Việt Nam.. 214

2.3.4.1. Khái niệm và các nội dung cơ bản của quy hoạch cấu trúc chiến lược. 214

2.3.4.2. Những nguyên tắc căn bản của Quy hoạch Cấu trúc Chiến lược. 223

2.3.4.3. Bài học rút ra. 224

2.4. Những yêu cầu cần đổi mới về phương pháp luận QH-QLPTĐT.. 230

2.4.1. Luận điểm nghiên cứu của đề tài 230

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu. 230

2.4.3. Phương pháp tiếp cận. 231

2.4.3.1. Tích hợp giữa quy hoạch và quản lý phát triển đô thị 232

2.4.3.2. Kế hoạch lập quy hoạch. 239

2.4.3.3. Lập quy hoạch. 240

2.4.3.4. Thực hiện quy hoạch. 241

2.4.3.5. Giám sát phát triển đô thị 242

2.4.4. Cơ sở khoa học về đổi mới cơ sở dữ liệu trong QH-QLPTĐT. 244

2.4.4.1. Cơ sở pháp lý. 244

2.4.4.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn. 244

2.4.5. Hợp nhất quy hoạch chuyên ngành và quy hoạch đô thị nhằm xây dựng chiến lược phát triển tổng thể cho Thành phố. 246

2.4.5.1. Cơ sở pháp lý. 246

2.4.5.2. Cơ sở thực tiễn tại Việt Nam.. 248

2.4.5.3. Các xu thế về đa ngành trong quy hoạch đô thị 250

2.4.5.4. Các yêu cầu hợp nhất quy hoạch ngành và quy hoạch đô thị (quy hoạch tích hợp các quy hoạch ngành vào quy hoạch đô thị) 251

2.4.6. Đổi mới Phương pháp kiểm soát phân vùng để phù hợp điều kiện đặc thù của đô thị 254

2.4.6.1. Định nghĩa và khái niệm.. 254

2.4.6.2. Phân vùng theo đối tượng quản lý phát triển đô thị 259

2.4.6.3. Phân vùng theo yêu cầu điều kiện xây dựng và thích ứng thiên tai 260

2.4.6.4. Phân vùng theo yêu cầu bảo vệ môi trường và tài nguyên đất nông nghiệp. 260

2.4.6.5. Các vùng có yêu cầu về thiết kế đô thị nhằm phát triển tái thiết, bảo tồn và cải tạo chỉnh trang. 261

2.4.7. Chỉ tiêu quy hoạch. 261

2.4.8. Kiểm soát phát triển không gian chiều cao đô thị 264

2.4.9. Cơ sở của đổi mới điều chỉnh quy hoạch. 269

2.4.10. Kiểm soát phát triển khu vực ven đô. 272

2.4.10.1. Mục tiêu quy hoạch chiến lược phát triển vùng ven đô thành phố lớn bền vững. 275

2.4.10.2. Các đặc trưng kinh tế, văn hoá và xã hội của vùng ven đô. 276

2.4.10.3 . Tác động của đô thị hoá đến các mặt kinh tế xã hội vùng ven đô. 277

2.4.10.4. Nhận diện các vấn đề ởvùng nông thôn ven đô có xu thế đô thị hóa cao trong quy hoạch và quản lý phát triển tại Việt Nam.. 281

2.4.10.5. Mô hình phát triển đô thị khu vực ven đô các đô thị lớn. 298

2.4.11. Yêu cầu bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong quy hoạch đô thị và quản lý phát triển đô thị 301

2.4.11.1. Kiểm soát chất lượng và hiệu quả của công cụ đánh giá môi trường chiến lược trong quy hoạch đô thị và quản lý phát triển đô thị 301

2.4.11.2. Chủ động lồng ghép ứng phó BĐKH trong QHĐT và quản lý PTĐT. 302

2.4.12. Yêu cầu đổi mới Quy trình, nội dung và sản phẩm quy hoạch đô thị để nâng cao hiệu quả quản lý phát triển đô thị 306

2.4.12.1. Cơ sở pháp lý cho đổi mới công tác lập quy hoạch đô thị 306

2.4.12.2. Quy hoạch đô thị trong bối cảnh toàn cầu hóa. 307

2.4.12.3. Yêu cầu về quản lý phát triển đô thị 309

2.4.12.4. Yêu cầu về tích hợp đa ngành. 309

2.4.12.5. Yêu cầu về quy hoạch chiến lược, linh hoạt và cụ thể. 310

2.4.12.6. Yêu cầu đổi mới quy hoạch gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. 310

2.4.13. Lồng ghép chính sách đổi mới về tài chính đô thị trong quy hoạch và quản lý phát triển đô thị 310

2.4.13.1. Kinh nghiệm của một số nước. 310

2.4.13.2. Nhu cầu về nguồn lực cho phát triển đô thị tại Việt Nam.. 323

2.4.13.3. Khả năng huy động nguồn lực tài chính cho phát triển đô thị tại các địa phương ở Việt Nam.. 333

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT ĐỔI MỚI VỀ PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ. 346

A. Đề xuất đổi mới cho 10 vấn đề lựa chọn. 347

3.1. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị 347

3.1.1. Yêu cầu tích hợp bộ cơ sở dữ liệu đa ngành. 347

3.1.2. Yêu cầu ứng dụng GIS trong xây dựng bộ cơ sở dữ liệu. 348

3.1.3. Đề xuất cơ chế chính sách trong ứng dụng công nghệ GIS. 349

3.2. Giải pháp quy hoạch đô thị tích hợp. 350

3.2.1. Các nguyên tắc phối hợp, lồng ghép giữa quy hoạch đô thị và quy hoạch ngành. 350

3.2.2. Đề xuất quy trình lồng ghép đa ngành trong lập và thực hiện QHĐT. 350

3.2.3. Đề xuất nội dung, mức độ lồng ghép CDS trong lập QHĐT. 357

3.2.3.1 Lồng ghép cơ chế tham gia của các bên trong đánh giá hiện trạng và xác định các tiền đề phát triển đô thị 358

3.2.3.2. Lồng ghép chiến lược phát triển trong định hướng phát triển đô thị 360

3.2.3.3. Lồng ghép các khu vực, dự án ưu tiên với các nguồn cấp vốn khả thi và năng lực nội tại của các cơ quan địa phương. 362

3.2.3.4. Lồng ghép cơ chế giám sát và đánh giá thực hiện quy hoạch cho các mục tiêu quản lý đô thị theo Đồ án Quy hoạch chung đô thị 363

3.2.4. Đề xuất nội dung, mức độ lồng ghép một số ngành trong lập QHĐT. 364

3.2.4.1. Các quy hoạch sử dụng đất – Ngành TNMT. 365

3.2.4.2. Các quy hoạch giao thông – Ngành giao thông vận tải 368

3.2.4.3. Các quy hoạch nông - lâm nghiệp - phòng chống thiên tai - Ngành NN.. 369

3.2.4.4. Các quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản – Ngành Văn hóa. 369

3.2.4.5. Các quy hoạch liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội 369

3.2.5. Đề xuất phương pháp-công cụ hỗ trợ lồng ghép đa ngành trong lập QHĐT. 370

3.2.5.1. Thu thập và thống nhất hóa cơ sở dữ liệu-thống kê. 370

3.2.5.2. Chuyên gia và sự tham gia cộng đồng. 370

3.2.5.3. Lượng hóa các mục tiêu phát triển và xây dựng bộ chỉ số mục tiêu. 371

3.2.5.4. Áp dụng công nghệ thông tin đặc biệt là mô hình số không gian. 371

3.2.5.5. Đổi mới các chính sách, pháp lý để thuận lợi cho nghiên cứu đa ngành. 371

3.3. Đề xuất Đổi mới phát triển đô thị theo phân vùng. 372

3.3.1. Quan điểm.. 372

3.3.2. Khái niệm, định nghĩa. 372

3.3.3. Phương pháp xác định phân vùng sử dụng đất 373

3.3.3.1. Dự báo dân số và đất đai. 373

3.3.3.2. Khả năng dung nạp quỹ đất 373

3.3.3.3. Dự báo nhu cầu giao thông. 374

3.3.3.4. Xác định hệ thống phân vùng sử dụng đất 374

3.3.3.5. Xác định yêu cầu quản lý phát triển đô thị 375

3.3.3.6. Quy trình tích hợp nội dung phân vùng trong QHĐT đổi mới 376

3.3.3.7. Nội dung phân vùng sử dụng đất 376

3.4. Chỉ tiêu kiểm soát phát triển đô thị 379

3.4.1. Khung tiêu chí kiểm soát phát triển đô thị 379

3.4.2. Các chỉ tiêu cần quan tâm trong quy hoạch. 380

3.5. Giải pháp quản lý chiều cao và khối tích xây dựng trong quy hoạch đô thị. 384

3.5.1. Lý luận đổi mới phương pháp luận quy hoạch và quản lý phát triển không gian chiều cao đô thị 384

3.5.1.1.Kinh tế xây dựng cao tầng. 384

3.5.1.2.Xây dựng cao tầng và môi trường sinh thái đô thị 393

3.5.1.3.Xây dựng cao tầng và môi trường văn hoá – xã hội đô thị 393

3.5.1.4.Xây dựng cao tầng và hình ảnh kiến trúc đô thị 396

3.5.1.5.Xây dựng cao tầng và cuộc Cách mạng số. 397

3.5.1.6.Xây dựng cao tầng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị 398

3.5.1.7.Xây dựng cao tầng và quá trình đô thị hoá. 398

3.5.1.8.Tầm nhìn về các thành phố cao tầng tương lai 405

3.5.2. Đề xuất đổi mới phương pháp luận quy hoạch và quản lý phát triển không gian chiều cao đô thị 416

3.5.2.1. Quan điểm về quản lý phát triển chiều cao đô thị 416

3.5.2.2. Quản lý theo hệ số sử dụng đất 421

3.5.2.3. Quản lý thông qua chỉ dẫn Thiết kế đô thị - cảnh quan. 423

3.5.2.4. Quản lý quyền và nghĩa vụ trong phát triển công trình đô thị 432

3.5.2.5. Giao dịch quyền phát triển đô thị 432

3.5.2.6. Thưởng khối tích xây dựng nếu có đóng góp đô thị 433

3.5.2.7. Địa phương hóa quy chuẩn đô thị 433

3.5.2.8. Linh hoạt với các trường hợp đặc biệt 434

3.5.3. Tổng kết nội dung đổi mới phương pháp luận quy hoạch và quản lý phát triển không gian chiều cao đô thị 434

3.6. Đổi mới công tác điều chỉnh quy hoạch 437

3.7. Giải pháp Kiểm soát phát triển khu vực ven đô. 439

3.8. Giải pháp bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH trong quy hoạch đô thị và quản lý phát triển đô thị 442

3.8.1. Giải pháp cải thiện chất lượng, hiệu quả đánh giá môi trường chiến lược trong quy hoạch và quản lý phát triển đô thị 442

3.8.2. Giải pháp nâng cao khả năng thích ứng BĐKH của đô thị 443

3.8.2.1. Ứng phó với BĐKH trong lập quy hoạch đô thị 443

3.8.2.2. Ứng phó với BĐKH trong quản lý PTĐT. 451

3.9. Đề xuất đổi mới trình tự, nội dung và sản phẩm quy hoạch đô thị 454

3.9.1. Các loại hình quy hoạch và trình tự thực hiện. 454

3.9.2. Đề xuất đổi mới nội dung quy hoạch đô thị 456

3.9.2.1. Quy hoạch chung đô thị 456

3.9.2.2. Quy hoạch chung đô thị trực thuộc trung ương. 466

3.9.2.3. Quy hoạch phân khu. 466

3.9.2.4. Quy hoạch chi tiết 467

3.9.3. Đề xuất đổi mới sản phẩm quy hoạch đô thị 468

3.10. Công cụ tài chính trong quy hoạch và phát triển đô thị 482

3.10.1. Khả năng xây dựng các công cụ tài chính đô thị mới tại các chính quyền đô thị Việt Nam  .482

3.10.1.1. Phân cấp ngân sách. 482

3.10.1.2. Tài trợ các dịch vụ công. 485

3.10.1.3. Cơ sở pháp lý liên quan tới tài chính đô thị 486

3.10.2. Kinh nghiệm quốc tế về tài chính phát triển hạ tầng đô thị 489

3.10.3. Hàm ý chính sách và khả năng áp dụng công cụ tài chính đô thị Việt Nam.. 490

3.10.3.1. Sơ lược về tình hình sử dụng các công cụ tài chính của chính quyền đô thị tại Việt Nam.. 490

3.10.3.2. Khả năng áp dụng các công cụ tài chính đô thị cấp địa phương ở Việt Nam.. 492

B. Các giải pháp hỗ trợ đổi mới 500

3.11. Đổi mới hệ thống văn bản pháp luật về quy hoạch và quản lý PTĐT.. 500

3.11.1. Rà soát lại những điểm chưa phù hợp giữa Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị, bổ sung, làm rõ những điểm chưa cụ thể của Luật Xây dựng, Luật QHĐT và văn bản dưới luật. Đề xuất chỉnh sửa Luật xây dựng, Luật quy hoạch đô thị và các văn bản dưới luật cho phù hợp với Luật quy hoạch 2017. 500

3.11.2. Rà soát, đề xuất điều chỉnh các văn bản pháp quy, liên quan đếncơ sở dữ liệu GIS quy hoạch đô thị và quản lý đô thị 501

3.11.3. Rà soát, đề xuất điều chỉnh các văn bản pháp quy quy định về quy trình lập quy hoạch đô thị 502

3.11.4. Rà soát, đề xuất điều chỉnh các văn bản pháp quy, liên quan đến quy hoạch, phân vùng, chỉ tiêu sử dụng đất xây dựng đô thị và tích hợp quy định đất đai đô thị của Ngành Tài nguyên và Môi trường (khái niệm, chỉ thị màu sắc, phương pháp thống kê...) 504

3.11.5. Rà soát, đề xuất điều chỉnh các văn bản pháp quy, liên quan đến chỉ tiêu kiểm soát phát triển đô thị 505

3.11.6. Rà soát, đề xuất điều chỉnh các văn bản pháp quy, liên quan đến kiểm soát chiều cao. .505

3.11.7. Rà soát, đề xuất điều chỉnh các văn bản pháp quy, liên quan đến điều chỉnh quy hoạch..508

3.11.8. Rà soát, đề xuất điều chỉnh các văn bản pháp quy, liên quan đến Bộ tiêu chí xã nông thôn mới điều chỉnh. 508

3.11.9. Rà soát, đề xuất điều chỉnh các văn bản pháp quy, liên quan đến quy hoạch đô thị bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu. 510

3.11.10. Rà soát, đề xuất điều chỉnh các văn bản pháp quy, liên quan đến tài chính đô thị 512

3.12. Chương trình và giải pháp nâng cao năng lực về QHĐT và QLPTĐT.. 513

3.12.1. Xây dựng chương trình đào tạo nâng cao năng lực về QHĐT và QLPTĐT. 513

3.12.2. Hợp tác quốc tế trong đào tạo nâng cao năng lực lập và quản lý PTĐT. 518

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ. 520

1. Kết luận. 520

2. Kiến nghị 544

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 546

MỞ ĐẦU

1. Lý do và sự cần thiết

Việt Nam là một nước đang phát triển và hiện đang sử dụng phương pháp quy hoạch đô thị tổng thể với bề dầy lịch sử trên 100 năm, kế thừa từ kinh nghiệm các giai đoạn lịch sử, Quy hoạch đô thị tổng thể thời kỳ Pháp thuộc, Quy hoạch đô thị tổng thể theo mô hình các nước xã hội chủ nghĩa. Từ Thời kỳ mở cửa chính sách kinh tế những năm 1990, trong cả nước đã áp dụng nhiều Phương pháp quy hoạch đô thị ‘mới’ như Quy hoạch chiến lược, Quy hoạch cấu trúc chiến lược, Quy hoạch tổng thể ‘mới’... Tuy nhiên, các phương pháp mới chỉ dừng lại ở giai đoạn ý tưởng, dự án hỗ trợ kỹ thuật, các đồ án quy hoạch đô thị được duyệt và gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng trong thực tiễn. 

Khi chính sách kinh tế ‘đổi mới’ ra đời, định hướng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì phương pháp quy hoạch đô thị đòi hỏi cần có những tiếp cận mới phù hợp với thể chế chính trị và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Những bước tiến về chính sách về nhà ở, quyền sử dụng đất đai, đầu tư, sản xuất, kinh doanh đã tác động quá trình phát triển đô thị và thay đổi cấu trúc của các chủ thể tham gia lập và thực hiện quy hoạch. Do đó phương pháp luận quy hoạch và quản lý phát triển đô thị cần có những đổi mới bao gồm cả nhận thức, thước đo giá trị và phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả công cụ quy hoạch và quản lý phát triển đô thị của nhà nước và các chính quyền địa phương với vai trò kiến tạo, xây dựng môi trường ra quyết định gồm có sự tham gia của nhiều bên liên quan. 

Các tồn tại trong công tác QH-QLPTĐT hiện nay đã được rà soát qua kiểm tra thực tế tại các địa phương (Báo cáo số 91/BC-BXD ngày 20/11/2017) như công tác lập, phê duyệt Quy hoạch các cấp độ và loại hình hầu hết tại các địa phương chưa được thực hiện đồng bộ; kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm chưa gắn kết với quy hoạch, dẫn tới việc đầu tư dàn trải, không đảm bảo đầu tư đồng bộ giữa nhà ở, khu đô thị và trụ sở...với hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.

Những nội dung của đồ án quy hoạch như dự báo dân số và đất đai thiếu khoa học không khả thi trong triển khai thực tế, ảnh hưởng tới kiểm soát mức độ phù hợp giữa các cấp độ quy hoạch, gây ra việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng về mật độ, tầng cao, sử dụng đất thiếu kiểm soát.

Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn chưa cập nhật với những loại hình bất động sản mới như condotel, officetel, các loại hình sử dụng đất ‘mới’ đất hỗn hợp dẫn tới những chỉ tiêu về dân số, hệ số sử dụng đất tăng cao hơn nhiều so với quy hoạch chung đô thị được duyệt.

Trong quá trình lập và thực hiện quy hoạch việc lấy ý kiến cộng đồng chưa đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, chủ đầu tư và cộng đồng dân cư.

Các yêu cầu mới đặt ra theo quy định Luật quy hoạch:

Tính liên tục của hệ thống quy hoạch, trong đó quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn là một trong 5 loại hình thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia.

Thay đổi phương pháp quy hoạch đô thị tích hợp các quy hoạch ngành, lĩnh vực và quy hoạch tổng thể KT-XH cấp huyện (thành phố, thị xã) để đảm bảo quản lý, phát triển đồng bộ phù hợp với Luật Quy hoạch.

Thống nhất quy định sử dụng đất trong lĩnh vực tài nguyên môi trường và sử dụng đất trong quy hoạch đô thị.

Các yêu cầu mới về nội dung quy hoạch đô thị và yếu tố cần xem xét trong quá trình thẩm định và giám sát triển khai thực hiện theo quy hoạch được duyệt, hướng tới mô hình đô thị thích ứng BĐKH, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và thông minh.

Xây dựng quy trình để kiểm soát phát triển từ quy hoạch chung đô thị đến dự án đầu tư xây dựng, đảm bảo thống nhất với các bộ ngành khác để giảm thiểu thủ tục hành chính và đồng bộ trong quản lý phát triển.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác Quy hoạch, quản lý phát triển đô thị, khắc phục tính đơn lẻ, thiếu cập nhật gây khó khăn cho công tác áp dụng công cụ công nghệ trong công tác tổng hợp, đánh giá, phân tích số liệu đô thị. Cơ sở dữ liệu hướng tới tính liên thông và đồng bộ với các ngành, các cấp, khả thi trong áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm hỗ trợ ra quyết định quy hoạch đô thị.

Xu thế đổi mới phương pháp luận Quy hoạch-Quản lý phát triển đô thị trên thế giới sẽ là những kinh nghiệm và bài học cho công tác đổi mới tại Việt Nam. Xu thế đổi mới phương pháp luận Quy hoạch – Quản lý phát triển đô thị Việt Nam sẽ nằm trong quy luật chung đó, từ Thời kỳ của Phương pháp quy hoạch tổng thể; chú trọng thiết kế không gian, mở rộng quy mô đô thị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, chuyển sang phương pháp quy hoạch chiến lược, hành động hướng tới chất lượng tăng trưởng đô thị, cạnh tranh, thích ứng, tăng trưởng đô thị gắn với tăng trưởng về thu nhập, việc làm, tài sản, tiện nghi, sức khỏe, hạnh phúc, an toàn, an ninh, và chất lượng môi trường tự nhiên được bảo tồn và gắn với tổ chức, nguồn lực thực hiện và quản lý giám sát phát triển đô thị hiệu quả và minh bạch thông qua các quy trình quy hoạch chiến lược, dự án ưu tiên gắn với nguồn lực thực hiện và bộ chỉ số giám sát đô thị. Xu thế đổi mới này xuyên suốt và được thể hiện tại những Cam kết quốc tế, Hiến chương và các chương trình nghị sự toàn cầu, Hội nghị thượng đỉnh về định cư con người trong thời gian vừa qua.

Với lý do nêu trên, Đề tài NCKH trọng điểm cấp Bộ năm 2018 nhằm xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn, làm cơ sở xây dựng Đề án đổi mới phương pháp luận Quy hoạch và quản lý phát triển đô thị.

2. Đối tượng, mục tiêu và yêu cầu về nội dung

            - Mục tiêu: Đổi mới phương pháp luận quy hoạch đô thị và quản lý phát triển đô thị nhằm phát triển đô thị nhanh, bền vững, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường, phát triển hệ thống đô thị theo quy hoạch và có kế hoạch phù hợp xu thế hội nhập, toàn cầu hóa trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

             - Đối tượng, phạm vi: Hệ thống hóa các quan điểm, nguyên tắc và xu thế lý luận về lý thuyết triết học, lý thuyết kỹ thuật đô thị, và lý thuyết tổ chức quản lý, để lựa chọn, xây dựng và đổi mới phương pháp Quy hoạch và quản lý phát triển đô thị phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Do yêu cầu thực tiễn cần nhanh chóng đổi mới những lĩnh vực ‘trọng điểm nóng’ trong quy hoạch và phát triển đô thị và yêu cầu đặt hàng của Bộ Xây dựng, đề tài đã giảm bớt liều lượng về nghiên cứu lý thuyết/ học thuật và mở rộng phạm vi bao gồm cả những lĩnh vực thực tiễn (Cơ sở dữ liệu, sử dụng đất, chỉ tiêu quy hoạch, không gian cao tầng, điều chỉnh quy hoạch, phát triển ven đô, thích ứng biến đổi khí hậu, quy trình, nội dung và sản phẩm…) để có thể áp dụng ngay được những kết quả của đề tài trong thời gian sắp tới.

3. Dự kiến kết quả đạt được

§  Xây dựng phương pháp luận đổi mới quy hoạch-quản lý phát triển đô thị nhằm:

§  Tích hợp các quy hoạch ngành, lĩnh vực và quy hoạch tổng thể KT-XH, thống nhất quy định sử dụng đất trong lĩnh vực tài nguyên môi trường và trong quy hoạch đô thị để đảm bảo quy hoạch, quản lý phát triển đô thị hiệu quả.

§  Đổi mới nội dung quy hoạch và quy trình thẩm định và giám sát thực hiện theo quy hoạch được duyệt hướng tới đô thị phát triển bền vững (tăng trưởng xanh, thích ứng BĐKH và thông minh).

§  Nâng cao hiệu quả quy trình kiểm soát phát triển từ quy hoạch chung đô thị đến dự án đầu tư xây dựng, thống nhất với các ngành (đất đai, môi trường, tài chính) nhằm giảm thiểu thủ tục hành chính và đồng bộ trong quản lý phát triển đô thị, đảm bảo khai thác không gian và phát triển đô thị phù hợp với khả năng dung nạp hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thoát nước), hạ tầng xã hội, công viên cây xanh, nguồn lực huy động.

§  Ứng dụng công nghệ thông tin 4.0 trong công tác tổng hợp, đánh giá, giám sát thực trạng phát triển đô thị, hướng tới xây dựng cơ sở dữ liệu liên thông và đồng bộ với các ngành kinh tế (giáo dục, đào tạo, công nghiệp, du lịch, thương mại, nông nghiệp...) và các ngành kỹ thuật (đất đai, môi trường, năng lượng...), các cấp (quốc gia, tỉnh, thành phố) nhằm hỗ trợ quá trình ra quyết định đầu tư phát triển đô thị. 

§  Xây dựng khung nhiệm vụ để tổ chức triển khai các kết quả ứng dụng của đề tài đổi mới phương pháp luận quy hoạch-quản lý phát triển đô thị như sau:

o   Hệ thống văn bản pháp luật về lập, thẩm định phê duyệt quy hoạch đô thị.

o   Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn quy hoạch đô thị.

o   Hệ thống hướng dẫn kỹ thuật (dự báo, môi trường, đất đai).

o   Nhóm các đề tài nghiên cứu khoa học triển khai (cơ sở dữ liệu, phân vùng, tầng cao, đất đai, hạ tầng...).

 

(Nguồn:VIUP)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website