Điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050 (có tính đến BĐKH)

Chủ nhiệm: KTS. Phạm Thị Nhâm

Các cán bộ tham gia thực hiện:

  • TS. KTS. Phó Đức Tùng
  • Thư ký: ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân
  • ThS. KTS Lê Kiều Thanh
  • ThS. KS Vũ Tuấn Vinh
  • ThS. KTS Nguyễn Xuân Anh
  • ThS. KTS Cao Sĩ Niêm
  • TS. KTS Nguyễn Trung Dũng
  • ThS. KSKT Phạm Thị Huệ Linh
  • ThS. KTS Lê Hoàng Phương
  • ThS. Trịnh Thị Phin
  • ThS. Nguyễn Thúy Hằng

MỤC LỤC

I- MỞ ĐẦU....................... 3

1.1. Lý do điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam: 3

1.2. Phạm vi nghiên cứu của đề án.................................................... 4

1.3. Quan điểm chung về nghiên cứu ĐỊNH HƯỚNG.......................... 5

1.4. Mục tiêu phát triển hệ thống đô thị......................................... 5

II-  KHUNG CẤU TRÚC HỆ THỐNG ĐÔ THỊ QUỐC GIA:............... 5

2.1. Hệ thống tầng bậc đô thị theo ranh giới hành chính:................... 5

2.2- Các vùng đô thị hoá theo vùng kinh tế xã hội:........................ 7

2.3- Hệ thống tầng bậc trung tâm đô thị:............................ 7

2.4- Vùng đô thị lớn:................................................ 7

2.5- Các chuỗi và chùm đô thị:....................................... 8

2.6- Hệ thống phân loại đô thị:........................................... 8

2.7- Lõi đô thị tập trung:.................................... 8

III. NGUYÊN LÝ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐÔ THI QUỐC GIA....................... 9

3.1. Định hướng vận hành hệ thống đô thị hướng tới mục tiêu Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và thích ứng với BĐKH........................................... 9

1- Bảo tồn tài nguyên sinh thái:.................................... 9

2- Quản lý tổng hợp tài nguyên nước:.................................... 10

3- Tối ưu hoá vấn đề năng lượng.......................................... 12

4- Nguyên tắc thích ứng BĐKH:.......................................... 13

3.2. Định hướng vận hành hệ thống đô thị hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế........... 13

1- Định hướng phát triển các tuyến, chuỗi đô thị dọc theo các Hành lang kinh tế:..... 14

- Hành lang xuyên Á Bắc Nam:................ 14

- Hành lang xuyên Á phía Nam:................ 15

- Hành lang xuyên Á phía Bắc:.............................. 15

- Các hành lang xuyên Á Đông Tây:....................... 15

2- Định hướng đối với các vùng kinh tế trọng điểm:..................... 15

- Vùng đô thị Đông Nam Bộ:........................... 15

- Vùng đô thị đồng bằng Sông Hồng:....................... 16

3- Liên kết cục bộ tại các vùng kinh tế đô thị thứ cấp trên hành lang kinh tế Bắc Nam:........................................... 16

4- Định hướng đối với các đô thị cửa khẩu - chuỗi đô thị an ninh quốc phòng:.......... 17

5- Định hướng phát triển thị trường bất động sản đô thị:............................................ 17

3.3. Định hướng vận hành hệ thống đô thị hướng tới mục tiêu công bằng & bản sắc......... 18

1- Phát triển đô thị vì xã hội công bằng...................................... 18

2- Phát triển đô thị đậm bản sắc....................................... 20

IV. KẾT LUẬN............................................. 22

I- MỞ ĐẦU

1.1. Lý do điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam:

Hệ thống đô thị Việt Nam đã hình thành và phát triển dần dần từ lâu đời, mỗi thời kì chính đều có những chiến lược phát triển các đô thị riêng tuỳ thuộc vào chính sách phát triển KTXH quốc gia. (xem chuyên đề 1- lịch sử phát triển đô thị và hiện trạng). Giai đoạn từ năm 1998 đến 2008, sự phát triển của hệ thống đô thị được định hướng theo quyết định 10/1998/QĐ-TTg; chủ trương cốt lõi của giai đoạn này là phát triển cân đối giữa các vùng lãnh thổ; cả nước hình thành 10 vùng đô thị hoá và hạn chế tối đa tập trung đô thị hoá thành các siêu đô thị. Năm 2008, định hướng phát triển hệ thống đô thị được điều chỉnh theo quyết định 445/2009/QĐ-TTg, nhằm phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế; cốt lõi của giai đoạn này là nâng cao chất lượng đô thị hoátheo cấu trúc hệ thống đô thị tầng bậc.

Cho tới nay, định hướng quy hoạch đô thị đã góp phần tích cực vào việc tăng trưởng đô thị hoá và phát triển hệ thống đô thị Việt Nam, nhất là thông qua chương trình phát triển hệ thống đô thị (quyết định 1659), chương trình nâng cấp đô thị (quyết định 758) và công cụ chính sách quản lý đô thị (nghị định 42/NĐ-CP về phân loại đô thị, nghị quyết 1210, 1211...). Hệ thống đô thị Việt Nam đang hình thành rõ nét dần, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đô thị hoá đã gắn liền với sự phát triển của hệ thống hạ tầng khung quốc gia như cảng biển, cảng hàng không quốc tế, hệ thống đường cao tốc, đường sắt Bắc-Nam v.v... tạo nền tảng cơ bản tăng trưởng kinh tế và gia tăng đô thị hoá cho các giai đoạn sau. Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá và phát triển đô thị thời kì vừa qua đã bộc lộ nhiều bất cập. Một số tiêu chí hay định hướng tỏ ra chưa khả thi, thiếu hiệu quả cần phải điều chỉnh. Một số nội dung trùng lặp, chồng chéo giữa các loại văn bản quản lý về đô thị. (xem chuyên đề 2 - Rà soát các định hướng, chương trình, kế hoạch phát triển đô thị)

Bối cảnh trong nước và quốc tế hiện đang có một số biến đổi lớn, đòi hỏi định hướng phát triển hệ thống đô thị cần phải được điều chỉnh, để có thể góp phần hiệu quả hơn vào phát triển chung của đất nước (xem chuyên đề 3 và 4 bối cảnh quốc tế và quốc gia).

Về bối cảnh quốc tế thì hiện nay các đô thị đang hoạt động trong những hệ sinh thái, kinh tế, xã hội, và văn hoá khác nhiều so với 20 năm trước. Các vấn đề nổi bật gồm: biến đổi khí hậu, suy kiệt tài nguyên, trong đó đặc biệt là tài nguyên nước, biến động trong cấu trúc quyền lực và địa kinh tế, gia tăng bất bình đẳng, gia tăng bất ổn về an ninh quốc phòng, gia tăng di cư quốc tế.Những vấn đề này là những thách thức mới trong định hướng phát triển, quản trị và tài chính đô thị.

Về bối cảnh trong nước, có thể nói chung là ý thức của Việt Nam cũng đã thay đổi, phù hợp với trình độ phát triển cao hơn của Việt Nam. Thay vì chỉ tập trung vào phát triển kinh tế như là mục tiêu gần như duy nhất, Việt Nam đã chuyển sang định hướng phát triển bền vững, với việc chú trọng cả ba lĩnh vực Kinh tế, Văn hoá xã hội và Môi trường, hoà nhập vào những vấn đề và mối quan tâm toàn cầu. Việt Nam đã có những thay đổi lớn về chủ trương ở nhiều lĩnh vực khác trong 10 năm qua, sau khi QĐ 445 được phê duyệt.

Tất cả những thay đổi này cần được cập nhật và điều chỉnh trong định hướng phát triển hệ thống đô thị lần này.Một trong những thay đổi gần nhất với định hướng này là việc ban hành Luật quy hoạch mới năm 2017, có hiệu lực bắt đầu từ 2019, hướng tới việc tích hợp các lĩnh vực quy hoạch cho mục tiêu phát triển bền vững. Theo Luật quy hoạch, Bộ Xây Dựng sẽ thực hiện quy hoạch ngành quốc gia “quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia”, có phối hợp chặt chẽ với quy hoạch tổng thể tích hợp quốc gia và Luật quản lý phát triển đô thị dự kiến thông qua. Đề án điều chỉnh định hướng lần này là cơ sở để ngành xây dựng thực hiện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia.

1.2.Phạm vi nghiên cứu của đề án

Để chuẩn bị cho việc hoàn thiện Luật quản lý phát triển đô thị và Quy hoạch hệ thống Đô thị và Nông thôn quốc gia, Bộ Xây Dựng đang tiến hành bổ sung thêm ba nghiên cứu cơ bản là:

(1) Điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam, gọi tắt là ĐỊNH HƯỚNG

(2) Chiến lược phát triển đô thị quốc gia, gọi tắt là CHIẾN LƯỢC

(3) Chương trình phát triển đô thị quốc gia, gọi tắt là CHƯƠNG TRÌNH.

Trước đây, Định hướng theo quyết định 445 là văn bản duy nhất mang tính chỉ đạo cho các hoạt động của ngành Xây Dựng, nên bao gồm nhiều nội dung. Nhưng từ năm 2008, đã và sẽ có nhiều văn bản khác, làm cụ thể hoá hơn rất nhiều nội dung, nên cần thống nhất phạm vi của Định hướng để tránh chồng chéo và mâu thuẫn. Tất cả những nội dung thuộc về quy chuẩn, tiêu chuẩn sẽ dành cho quy chuẩn, tiêu chuẩn, trong hệ thống luật. Tất cả những nội dung chi tiết, cụ thể về sử dụng đất và phân bổ không gian sẽ phải dành cho nội dung của Quy hoạch hệ thống Đô thị và Nông thôn Quốc gia. Nội bộ trong 3 nghiên cứu cơ bản nêu trên sẽ được phân vai như sau:

- ĐỊNH HƯỚNG là nhữngý tưởng cơ bản nhất, bao gồmhai nội dung chính là cấu trúc và nguyên lý vận hành của hệ thống đô thị Việt Nam.

- CHIẾN LƯỢC đưa ra những công cụ chính nhằm đạt tới tầm nhìn vàý tưởng được đưa ra trong ĐỊNH HƯỚNG, tập trung vào 3 công cụ là: sử dụng đất đô thị, hạ tầng đô thị và thể chế quản lý đô thị, với những dự án Chiến lược.

- CHƯƠNG TRÌNH là cấu trúc khung thể chế để thực hiện định hướng và chiến lược nói trên, tập trung vào những câu hỏi ai làm, khi nào làm và nguồn vốn thế nào.

1.3.Quan điểm chung về nghiên cứu ĐỊNH HƯỚNG

- ĐỊNH HƯỚNG cần lồng ghép yếu tố "tích hợp đa ngành", phù hợp với Luật quy hoạch. Những chủ trương lớn trong các lĩnh vực khác nhau ban hành sau 2009 cần được rà soát trong quá trình điều chỉnh định hướng.

- ĐỊNH HƯỚNG nhắm tới việc phát triển một "hệ thống"đô thị thực sự, vớicác đô thị trong hệ thống quan hệ hữu cơ với nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một tổng thể phát triển tối ưu, chứ không chỉ là tập hợp những đô thị đơn lẻ, được xây dựng theo những quy chuẩn kỹ thuật.

- ĐỊNH HƯỚNG chỉ ra đường lối cho quá trình phát triển, chứ không phải là một trạng thái cố định, cứng nhắc tại một thời điểm nhất định. Vì thế, nó chú trọng những nguyên tắc rõ ràng nhưng đảm bảo tính linh hoạt, chứ không tập trung vào những chỉ tiêu cụ thể, cứng nhắc.

- ĐỊNH HƯỚNG đảm bảo tính “khả thi”, tập trung vàonhững vấn đề mà nhà nước nói chung và ngành xây dựng nói riêngcó nhiệm vụ và năng lực kiểm soát, chứ không dàn trải ra mọi lĩnh vực. Đặc biệt không can thiệp sâu quy định vào những lĩnh vực cần có sự phát huy của thị trường.

- ĐỊNH HƯỚNG đảm bảo tính “kế thừa” từ những nghiên cứu Định hướng quy hoạch tại quyết định 445/QĐ-TTg năm 2009 và những nghiên cứu chuyên ngành khác.

1.4. Mục tiêu phát triển hệ thống đô thị

1- Mục tiêu tổng quát phát triển hệ thống đô thị bền vững

“Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị Việt Nam phát triển theo mô hình cấu trúc mạng lưới đô thị,được vận hành theo các nguyên lý phát triển bền vữngkinh tế - xã hội – môi trường, góp phần tối ưu vào phát triển chung của toàn quốc”.

2- Mục tiêu cụ thể:

a- Mục tiêu về cấu trúc: Định hướng cấu trúc mạng lưới đô thị mạch lạc, rõ ràng, có khả năng quản lý và phát huy tính hệ thống.

b- Mục tiêu về Chất lượng:

- Bảo tồn tài nguyên sinh thái môi trường& thích ứng BĐKH.

- Đô thị hoá gắn với phát triển kinh tế.

- Công bằng xã hội và giàu bản sắc.

II- KHUNG CẤU TRÚC HỆ THỐNG ĐÔ THỊ QUỐC GIA:

2.1. Hệ thống tầng bậc đô thị theo ranh giới hành chính:

Không chia ra ranh giới đô thị và ranh giới hành chính khác nhau. Một đơn vị hành chính như tỉnh, huyện, xã chỉ có thể là đô thị hoặc nông thôn. Nếu là đô thị thì sẽ theo quy hoạch chung đô thị. Nếu là nông thôn sẽ theo quy hoạch nông thôn mới. Hệ thống đô thị này sẽ gồm 6 cấp:

1- Hệ thống đô thị quốc gia: Là toàn bộ hệ thống đô thị quốc gia gồm vùng đô thị, tỉnh đô thị, vùng đô thị liên huyện, huyện đô thị và xã đô thị.

2- Vùng đô thị: gồm nhiều tỉnh có tính chất đô thị nằm sát nhau.

3- Tỉnh đô thị:Toàn bộ tỉnh đủ tiêu chuẩn của một đô thị.

4- Vùng đô thị liên huyện:Khi toàn tỉnh không đạt tiêu chí đô thị, thì nhiều đơn vị huyện nằm sát nhau đạt tiêu chí đô thị.

5- Huyện đô thị:Toàn bộ ranh giới huyện đủ điều kiện.

6- Xã đô thị: là toàn bộ ranh giới xã nếu đủ tiêu chuẩn.

Khái niệm và tiêu chí đô thị ở mỗi cấp sẽ cần được làm rõ trong quy chuẩn mang tính pháp lý. Có ba yếu tố chính tạo thành đô thị là: mật độ dân cư, mật độ xây dựng và mức độ tập trung đầu tư - xây dựng. Mỗi một cấp đô thị sẽ cần có quy hoạch chung xây dựng đô thị và cơ chế quản lý vùng. Nhiệm vụ của việc tạo thành cơ chế quản lý này là của Chương trình phát triển đô thị các cấp.

Đề xuất tiêu chí:

Những khu vực đạt được tiêu chuẩn tối thiểu về đô thị, tức là loại V, cho dù đã được công nhận hay chưa. Tất cả các khu vực trong phạm vi thảm này đều cần được coi là đô thị thực tế.

Những tiêu chuẩn để xác định tiêu chí đô thị là:

1- Mật độ trung bình tối thiểu 1.000 người/km2 (theo nghị quyết 1210)

2- Tổng diện tích tối thiểu của đơn vị hành chính cấp xã là 8,5km2

3- Tổng dân số tối thiểu của đơn vị hành chính cấp xã sẽ phải là 4.000 (theo nghị quyết 1210)

4- Tỷ lệ phi nông nghiệp: 55% (loại V-theo nghị quyết 1210)

5- Mật độ xây dựng đối với thảm đô thị hoá này, theo chỉ số Radcal hoặc VIIR. Khu vực có đạt ngưỡng về mật độ xây dựng phải đạt tỷ lệ nhất định trên tổng diện tích tự nhiên mới được tính là thảm đô thị, nhằm hạn chế việc mở rộng tràn lan ranh giới đô thị.

Đơn vị để tính tiêu chuẩn này có thể là mức xã, huyện, tỉnh: nếu cả tỉnh đạt tiêu chuẩn tối thiểu về đô thị thì coi cả tỉnh là đô thị. Nếu cả tỉnh không đạt thì xét riêng từng huyện, huyện nào đủ tiêu chuẩn thì coi cả huyện là đô thị. Huyện nào không đủ điều kiện thì xét riêng từng xã, thị trấn. Như vậy, hệ thống đô thị thực tế cơ bản sẽ được phân làm 6 cấp như nêu trên.

2.2- Các vùng đô thị hoá theo vùng kinh tế xã hội:

Hệ thống đô thị tiếp tục được quản lý và phát triển theo các vùng kinh tế xã hội (ranh giới và số lượng vùng kinh tế xã hội có thể được điều chỉnh lại theo quy hoạch tích hợp quốc gia). Mỗi một vùng kinh tế xã hội sẽ có một quy hoạch tích hợp vùng, trong đó sẽ có định hướng cho việc phát triển hệ thống đô thị theo vùng kinh tế xã hội. Ngành xây dựng sẽ được phân công nhiệm vụ lập kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, sẽ không có quy hoạch xây dựng đô thị riêng đối với những vùng kinh tế xã hội này. Cơ chế thực hiện quy hoạch vùng cũng sẽ được đề ra trong quy hoạch vùng, do đó cũng không cần đến chiến lược hay chương trình của ngành xây dựng trong phạm vi này.

2.3- Hệ thống tầng bậc trung tâm đô thị:

Hệ thống đô thị quốc gia được phân theo các cấp trung tâm, bao gồm:

1- Các đô thị trung tâm cấp quốc gia, khu vực và quốc tế bao gồm các thành phố là: Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế và Cần Thơ;

2- Các thành phố trung tâm cấp vùng gồm 12 thành phố là: Hạ Long, Việt Trì, Thái Nguyên, Hòa Bình, Nam Định, Vinh, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Biên Hòa, Vũng Tàu;

3- Các thành phố, thị xã trung tâm cấp tỉnh: Các thành phố, thị xã tỉnh lỵ khác;

4- Các đô thị trung tâm cấp huyện, bao gồm các thị trấn huyện lỵ và các thị xã là vùng trung tâm chuyên ngành của tỉnh và các đô thị trung tâm cấp tiểu vùng,

5- Các thị trấn là trung tâm các cụm khu dân cư nông thôn hoặc là các đô thị vệ tinh, đô thị đối trọng trong các vùng ảnh hưởng của đô thị lớn, cực lớn.

Việc phân các đô thị theo tầng bậc trung tâm nhằm định hướng cho các chiến lược và chương trình phát triển đô thị cũng như quy hoạch hệ thống đô thị các cấp, để có thể có những phân bố hợp lý về hành chính, dịch vụ công, nguồn vốn để phát triển công bằng, hài hoà giữa các khu vực đô thị khác nhau trong toàn quốc.

2.4- Vùng đô thị lớn:

Các đô thị lớn, cực lớn như Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cần Thơ … được tổ chức phát triển theo mô hình chùm đô thị, đô thị đối trọng hoặc đô thị vệ tinh có vành đai bảo vệ để hạn chế tối đa sự tập trung dân số, cơ sở kinh tế và phá vỡ cân bằng sinh thái. Vùng Thủ đô Hà Nội, vùng thành phố Hồ Chí Minh là các vùng đô thị lớn, trong đó Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là các đô thị trung tâm. Mỗi vùng đô thị lớn có thể có một quy hoạch chung xây dựng và chương trình phát triển vùng.

Quy chuẩn sẽ cần được làm rõ quy định tiêu chí xác định vùng đô thị lớn. Quy hoạch hệ thống đô thị nông thôn quốc gia sẽ cần xác định ranh giới cụ thể từng vùng đô thị lớn.Chiến lược và chương trình phát triển đô thị sẽ cần xác định mỗi vùng cần phải làm những gì để vùng đó có thể phát triển.

2.5- Các chuỗi và chùm đô thị:

Tùy thuộc vào đặc điểm của điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá xã hội, có thể bố trí các chuỗi và chùm đô thị ở quy mô quốc gia, quy mô cấp tỉnh hay cấp huyện. Những chuỗi và chùm đô thị này có thể được coi như những khu chức năng đặc thù, với những mối quan hệ đặc biệt, để nhằm phát huy được tối đamối liên kết mạng giữa các đô thị đó. Tính chất của từng chuỗi và chùm đô thị sẽ rất khác nhau, có thể nặng về yếu tố kinh tế, hoặc văn hoá, hoặc môi trường, hoặc an ninh quốc phòng. Ranh giới và công năng của các chuỗi, chùm này sẽ cần được làm rõ trong các quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.

2.6- Hệ thống phân loại đô thị:

Bao gồm đô thị đặc biệt, loại I đến V, theo nghị quyết 1210.

Là hệ thống đánh giá các cấp đô thị theo mức độ quan trọng về lượng và về chất. Do được quy về những tiêu chuẩn lượng hoá rõ ràng, nên hệ thống này là một trong những cơ sở chính thường được sử dụng cho các chương trình phát triển đô thị và các quy hoạch chung đô thị. Việc gắn những loại đô thị này với các mức độ khác nhau về bộ máy hành chính là động lực chính để các đô thị phấn đấu để nâng loại đô thị. Tuy nhiên, cần có những rà soát hệ thống tiêu chuẩn phân loại, để ngoài việc có những tiêu chuẩn lượng hoá dễ dàng cần phải có thêm những tiêu chuẩn về chất lượng, nhằm nâng cao chất lượng đô thị.

2.7- Lõi đô thị tập trung:

Là những vùng lõi của các đô thị chính, có vai trò thực sự là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của một vùng. Những vùng lõi đô thị tập trung này là động lực phát triển của các vùng.

Xác định các điểm đô thị tập trung theo những điều kiện sau:

1- Mật độ dân cư trung bình tối thiểu (ví dụ 10.000 người/km2.)

2- Diện tích tối thiểu (ví dụ 500 ha)

3- Dân số tối thiểu (50.000 người.)

4- Tỷ lệ phi nông nghiệp: (ví dụ trên 85% (loại I-NQ1210)

5- Mật độ xây dựng: là khu vực liền mạch ít nhất 500 ha có mật độ xây dựng cao vượt trội so với khu vực thảm đô thị xung quanh, xác định được rõ ràng bằng ảnh vệ tinh ban ngày cũng như ảnh chiếu sáng ban đêm. (chỉ số Radcal hoặc VIIR cụ thể nhằm xác định mật độ xây dựng này cần được xác định kỹ trong quy chuẩn).

Đơn vị để xác định những khu vực này tốt nhất là các ô nghiên cứu tiêu chuẩn 100 ha, nhưng trong điều kiện không có thông số này thì dùng ranh giới tới mức quận, phường. Quận nào đủ tiêu chuẩn thì coi toàn quận là đô thị tập trung, nếu không đủ thì tách ra xét từng phường.

Hệ thống các lõi trung tâm đô thị là phần cốt lõi của hệ thống đô thị quốc gia. Việc phát triển hệ thống này sẽ là cốt lõi của chiến lược và chương trình phát triển đô thị quốc gia, nhằm tạo nên một khung xương sống mạnh khoẻ cho nền kinh tế. Tất cả các nguồn ngân sách, chính sách hạ tầng cấp quốc gia chính đều phải tập trung vào việc phát triển hệ thống lõi trung tâm này chứ không đầu tư dàn trải. Các khu vực đô thị hoá ngoài phạm vi vùng lõi sẽ là nội dung quan tâm của các quy hoạch chung cấp thành phố. Cần bổ sung những tiêu chuẩn và hệ thống thẩm định về ranh giới, quy mô cho khái niệm các lõi trung tâm đô thị này vào luật.

 

(Nguồn:VIUP)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website