Điều tra, đánh giá thực trạng áp dụng Quy chuẩn xây dựng Việt Nam và đề xuất giải pháp đổi mới, bổ sung hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá và hội nhập

Với tiến trình gia nhập khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á (AFTA) và tổ chức thương mại thế giới (WTO) ngày càng đến gần thì việc đổi mới, hoàn chỉnh bộ quy chuẩn để hội nhập là cần thiết cho hoạt động tiêu chuẩn hóa nói chung và tiêu chuẩn hóa xây dựng nói riêng.

I. Mục tiêu của dự án 

Đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung và các giải pháp thực hiện để đổi mới và hoàn chỉnh tập II và tập III của Bộ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 

-          Xây dựng hệ thống Quy chuẩn xây dựng Việt Nam phù hợp với Luật Xây dựng, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập 

-          Tăng cường hiệu quả đầu tư cho các dự án xây dựng, góp phần hoàn chỉnh và đổi mới hệ thống văn bản dưới luật, làm cơ sở trong công tác điều hành và quản lý các hoạt động xây dựng ở Việt Nam. Kiểm tra việc ban hành và áp dụng tiêu chuẩn của các cơ quan và tổ chức trong lĩnh vực xây dựng. 

II. Nội dung nghiên cứu 

Lập phiếu điều tra và tổ chức điều tra khảo sát tại một số địa phương theo các mẫu phiếu hỏi. Tiếp nhận phiếu điều tra do Sở Xây dựng, các công ty tư vấn, các cơ quan quản lý của các địa phương trực tiếp trả lời 

Tổng hợp và xử lý kết quả phiếu điều tra 

Kiến nghị, đề xuất các nội dung và giải pháp nhằm bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện tập II và tập III Quy chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành: 

-          Phạm vi và đối tượng điều chỉnh 

-          Lĩnh vực nghiên cứu

-          Tiêu chí và cơ sở khoa học 

-          Phương pháp biên soạn 

-          Biện pháp thực hiện 

III. Kết quả thực hiện 

1. Tổng quan chung về tình hình áp dụng quy chuẩn xây dựng trong các hoạt động xây dựng ở Việt Nam 

   a. Vai trò và hiệu quả 

   b. Bất cập 

2. Yêu cầu cần phải đổi mới bộ quy chuẩn xây dựng Việt Nam 

3. Một số kiến nghị, đề xuất để sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh tập II và tập III quy chuẩn xây dựng Việt Nam

   a. Thống nhất khái niệm về quy chuẩn xây dựng 

   b. Thống nhất mục tiêu và vai trò của quy chuẩn xây dựng 

   c. Thống nhất hệ thống văn bản tiêu chuẩn xây dựng 

   d. Thống nhất phương pháp biên soạn quy chuẩn 

   e. Nội dung và cách trình bày quy chuẩn xây dựng Việt Nam 

   f. Hoàn chỉnh bộ quy chuẩn xây dựng Việt Nam 

Với kết quả nghiên cứu dự án, đề tài đã được triển khai thực hiện bước tiếp theo của dự án là biên soạn các nội dung của Quy chuẩn xây dựng Việt Nam với nội dung cụ thể như sau: 

    *Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – Xây dựng nhà và công trình 

Chương I. Điều khoản áp dụng 

Chương II. Những quy định chung 

Chương III. Phân cấp và phân loại nhà và công trình 

Chương IV. Yêu cầu về kiến trúc cho nhà và công trình 

-          Nhà ở 

-          Công trình công cộng 

-          Công trình công nghiệp 

Chương V. Yêu cầu về kết cấu cho nhà và công trình 

Chương VI. Yêu cầu về PCCC cho nhà và công trình 

Chương VII. Yêu cầu về cấp thoát nước cho nhà và công trình 

Chương VIII. Yêu cầu về tiện nghi, an toàn và vệ sinh môi trường cho nhà và công trình 

Chương IX. Yêu cầu về chiếu sáng và thiết điện cho nhà và công trình 

Chương X. Yêu cầu về thông gió điều hòa không khí cho nhà và công trình 

Chương XI. Yêu cầu về hoàn thiện nội, ngoại thất cho nhà và công trình 

Chương XII. Yêu cầu về hiệu suất năng lượng cho nhà và công trình 

Chương XIII. Yêu cầu về hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông, truyền hình 

Chương XIV. Yêu cầu về bảo trì cho nhà và công trình 

Chương XV. Yêu cầu cho nhà và công trình đặc biệt 

    *Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – Số liệu điều kiện tự nhiên trong xây dựng 

Bản đồ hành chính Việt Nam 

Các đại lượng đo lường hợp pháp ở Việt Nam 

Khí hậu xây dựng Việt Nam 

Lũ lụt trên lãnh thổ Việt Nam

Thủy văn trên lãnh thổ Việt Nam 

Khí tượng thủy văn biển Việt Nam – soát xét bổ sung 

Dòng sét ở Việt Nam 

Điện trở suất của đất ở Việt Nam 

Độ muối khí quyển 

Địa chất công trình 

Địa chất thủy văn 

Khoáng hóa chất 

Gió, bão 

Động đất 

Các loại tải trọng đặc biệt khác (do điều kiện tự nhiên gây ra) 

    *Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – Xây dựng các công trình giao thông 

Chương 1. Điều khoản áp dụng 

Chương 2. Những quy định chung 

Chương 3. Phân cấp và phân loại công trình giao thông 

Chương 4. Yêu cầu xây dựng đường bộ 

Chương 5. Yêu cầu xây dựng đường sắt 

Chương 6. Yêu cầu xây dựng cầu 

Chương 7. Yêu cầu xây dựng hầm 

Chương 8. Yêu cầu xây dựng công trình đường thủy 

Chương 9. Yêu cầu xây dựng công trình hàng không 

IV. Kết luận 

Với gần 10 năm phát huy hiệu quả trong quá trình áp dụng, bộ quy chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành cũng đã tồn tại những bất cập mà kết quả khảo sát đánh giá thực trạng đã đề cập. Với những phân tích về nội dung và phương pháp thực hiện cho phép kết luận rằng cần sớm đổi mới bộ quy chuẩn theo hướng hội nhập, bám sát vào những quy định trong Luật Xây dựng và các nghị định hướng dẫn thực hiện Luật. Nội dung cần bao trùm lên các hoạt động xây dựng. 

Là một bộ quy chuẩn gồm nhiều phần nên cần có sự thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp biên soạn và cách trình bày. Việc đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và cân đối của tất cả các lĩnh vực xây dựng sẽ làm cho việc áp dụng có hiệu quả hơn. Đồng thời cần đảm bảo tính kế thừa, tiên tiến, hiện đại, tiếp cận được với trình độ công nghệ mới và vật liệu mới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập.

Để tiếp tục đổi mới và hoàn chỉnh, cần thiết có một bộ phận đảm nhiệm công tác giải thích, hướng dẫn và tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ các địa chỉ áp dụng để giải thích việc thực thi quy chuẩn và đề xuất kiến nghị bổ sung, sửa đổi. Hiện tại Vụ Khoa học công nghệ - Bộ Xây dựng đảm nhận công việc này. Tuy nhiên cần mở rộng và có một bộ phận thường trực để tiến hành xem xét, thông báo kịp thời những thông tin mới. Những đề xuất sửa đổi cần được ghi nhận, giải trình, thảo luận và xem xét định kỳ hàng năm. Bộ phận này có thể hoạt động kiêm nhiệm nhưng phải ổn định và đủ về nhân sự để đảm bảo rằng các ý kiến giải thích, hướng dẫn cũng như các đề xuất sửa đổi, bổ sung luôn được nhất quán, không mâu thuẫn 

Một yếu tố nữa cũng cần được chú ý đó là tổ chức tuyên truyền phổ biến áp dụng, kèm theo những tài liệu hướng dẫn áp dụng 

Để hội nhập khu vực và quốc tế cần đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế, nhằm tiến tới một thị trường chung, tăng sức cạnh tranh của các nhà thầu Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng. 

Muốn làm tốt điều này cần tập hợp được đông đảo đội ngũ chuyên gia cho các lĩnh vực chuyên ngành mà Bộ Xây dựng đã có Quyết định thành lập đó là 5 ban chuyên ngành: 

-          Ban chuyên ngành kiến trúc – quy hoạch; 

-          Ban chuyên ngành về kết cấu công trình và công nghệ xây dựng; 

-          Ban chuyên ngành về công nghệ vật liệu xây dựng; 

-          Ban chuyên ngành về công trình kỹ thuật hạ tầng và môi trường; 

-          Ban chuyên ngành về kinh tế và quản lý xây dựng; 

Và 2 Ban chuyên ngành của lĩnh vực giao thông và thủy lợi 

Vấn đề lựa chọn nguồn tài liệu trong quá trình soát xét, sửa đổi bổ sung và biên soạn mới để hoàn chỉnh bộ quy chuẩn xây dựng Việt Nam cũng cần được nghiên cứu, thống nhất. Nên hướng vào các nước có thế mạnh và kinh nghiệm trong lĩnh vực này như Mỹ, Anh, Úc, EU. 

Các nội dung được điều tiết trong bộ quy chuẩn xây dựng này đảm bảo phủ kín tất cả các lĩnh vực xây dựng một các đồng bộ. Dựa vào hệ thống văn bản pháp quy xây dựng bao gồm Luật xây dựng, các nghị định và quy chuẩn xây dựng, ngành Xây dựng có thể chủ động thực hiện và kiểm soát hầu hết các công việc xây dựng bao gồm quy hoạch, thiết kế, thi công, sản xuất, chế tạo, lắp đặt, vận hành, kiểm tra chất lượng, bảo trì đúng với chức năng quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản do Bộ Xây dựng phụ trách.

 

 

(Nguồn:VIUP)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website