Điều tra khảo sát thực trạng công tác thực hiện quy hoạch chung xây dựng các khu kinh tế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Chủ nhiệm: ThS. KTS  Nguyễn Thành Hưng

Tham gia: TS. KTS Lưu Đức Minh

                   Nguyễn Thị Ngọc Nga

                   Phạm Phương Hạnh

                   Trịnh Thị Phin

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU      1

0.1 Lý do và sự cần thiết 1

0.2 Mục tiêu của đề án. 1

0.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2

0.4 Phương pháp nghiên cứu. 2

0.5 Các sản phẩm của dự án. 3

CHƯƠNG 1. ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG CÁC KHU KINH TẾ..

1.0 Giới thiệu chung. 4

1.1 Nhóm các Khu kinh tế ven biển.

1.1.1 Khu kinh tế Vân Đồn. 9

1.1.2 Khu kinh tế Nghi Sơn. 12

1.1.3 Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An. 17

1.1.4 Khu kinh tế Vũng Áng. 20

1.1.5 Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô. 24

1.1.6 Khu kinh tế Chu Lai 27

1.1.7 Khu kinh tế Dung Quất 29

1.1.8 Khu kinh tế Nhơn Hội 33

1.1.9 Khu kinh tế Nam Phú Yên. 35

1.1.10 Khu kinh tế Vân Phong. 37

1.1.11 Khu kinh tế Định An. 40

1.1.12 Khu kinh tế Phú Quốc. 42

1.2  Nhóm các Khu kinh tế cửa khẩu. 43

1.2.1 Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy. 43

1.2.2 Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng Lạng Sơn. 45

1.2.3 Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo. 47

1.2.4 Khu kinh tế cửa khẩu Lao Bảo. 50

1.2.5 Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang. 52

1.2.6 Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y. 54

1.2.7 Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài 57

1.2.8 Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư. 59

1.2.9 Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên. 61

1.3 Đánh giá. 64

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ, NHẬN ĐỊNH THÔNG QUA ĐIỀU TRA KHẢO SÁT.. 67

2.1 Mục tiêu đánh giá. 67

2.2 Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, nhận định. 67

2.3 Các đánh giá nhận định về công tác Quy hoạch khu kinh tế. 67

CHƯƠNG 3. CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ CỤ THỂ.. 75

3.1 Điều chỉnh lại ranh giới các Khu kinh tế. 75

3.2 Nâng cao chất lượng đồ án Quy hoạch chung nhằm thu hút đầu tư hiệu quả. 75

3.3 Đề xuất bổ sung hệ thống văn bản pháp quy liên quan Quy hoạch XD.. 76

3.4 Nghiên cứu xem xét bổ sung điều chỉnh Quy hoạch xây dựng các khu kinh tế theo hướng ghép cặp  77

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 79

I. MỞ ĐẦU

1. Lý do và sự cần thiết
Việt Nam hiện có khoảng gần 43 khu kinh tế, được phân ra 2 loại hình khu kinh tế chính là khu kinh tế ven biển và khu kinh tế cửa khẩu. Với các KKT cửa khẩu, đã có 21 tỉnh trên tổng số 25 tỉnh có biên giới đất liền được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Khu kinh tế cửa khẩu (trừ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Đăk Lăk và Đăk Nông). Tính theo số lượng, cả nước có 28 Khu kinh tế cửa khẩu với tổng diện tích hơn 600 nghin ha. Trong đó, giáp biên giới với Trung Quốc có 11 Khu kinh tế cửa khẩu (thuộc 6 tỉnh); giáp biên giới với Lào có 9 Khu kinh tế cửa khẩu (thuộc 8 tỉnh); giáp biên giới với Campuchia có 8 Khu kinh tế cửa khẩu (thuộc 8 tỉnh). KKTCK quốc tế Bờ Y tỉnh Kon Tum vừa giáp Lào, vừa giáp Campuchia.

Với các Khu kinh tế ven biển, cả nước có 15 KKT trong đó Khu vực Bắc Bộ có 2 Khu kinh tế ven biển, ven biển miền Trung có 10 Khu kinh tế ven biển, khu vực Tây Nam Bộ có 3 Khu kinh tế ven biển với tổng diện tích mặt đất và mặt nước là 662,2 nghìn ha.

Trong những năm qua, các thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội tại các KKTCK đã mang lại những tác động tích cực và làm tăng vị thế của các tỉnh có KKTCK. Các địa phương biên giới có KKTCK, trước đây là vùng sâu, vùng xa, kinh tế chậm phát triển thì đến nay đã trở thành những trung tâm kinh tế thương mại phát triển năng động, đồng thời là trung tâm thương mại lớn của tỉnh, làm động lực cho các khu vực lân cận phát triển. Quá trình phát triển các KKTCK đã tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương có KKTCK theo hướng phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp.  Các KKT ven biển đóng vai trò lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra những chuyển biến, sức bật mới cho phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, quá trình phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, kụm công nghiệp còn có một số vấn đề bất cập, chậm được khắc phục. Số lượng các KKT được thành lập nhiều dẫn đến phân tán và manh mún trong đầu tư; cơ chế, chính sách cho các KKT chưa đủ mức vượt trội so với các nơi khác ngoài KKT. Ngoài ra mô hình quản lý KKT còn có những bất cập nên việc triển khai xây dựng theo quy hoạch KKT còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra đối với việc hình thành các KKT.Thực hiện chỉ thị số 07/CT-TTg  ngày 02 tháng 3 năm 2012 về việc chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, Bộ Xây dựng đã giao Viện quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia thực hiện đề án “Điều tra khảo sát tình hình thực hiện quy hoạch chung xây dựng các khu kinh tế đã được phê duyệt”. Đề tài có ý nghĩa quan trọng để tổng kết quá trình thực hiện các quy hoạch xây dựng; tìm ra các vấn đề còn thiếu sót trong công tác nghiên cứu quy hoạch, quy trình quy hoạch cũng như tổ chức thực hiện quy hoạch. Từ đó những kết quả khảo sát đưa ra các đề xuất kịp thời bổ sung và thay đổi cách tổ chức lập, phê duyệt và thực hiện quy hoạch, cũng như đề xuất các nội dung nhằm hoàn thiện các văn bản quản lý nhà nước phục vụ cho công tác trên. 

2. Mục tiêu của đề án

Điều tra, rà soát và đánh giá hiệu quả của quy hoạch chung xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển để làm cơ sở kiến nghị điều chỉnh các chiến lược, chính sách cũng như các văn bản pháp quy về quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển các khu kinh tế cho phù hợp với tình hình và xu hướng hiện nay.

Đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường tính pháp lý, tính khả thi, đồng thời tháo gỡ các vướng mắc còn tồn tại đối với các quy hoạch chung Khu kinh tế ven biển, Khu kinh tế cửa khẩu từ khâu lập đồ án đến khâu tổ chức thực hiện, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu phát triển trước mắt cũng như lâu dài.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Các quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế (Khu kinh tế ven biển và Khu kinh tế cửa khẩu)

- Hệ thống các cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật liên quan đến quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế.

II. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Công tác rà soát công tác quy hoạch và đề xuất các giải pháp về quy hoạch và quản lý đất đai nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các Khu kinh tế là vô cùng cần thiết. Dự án khảo sát đã tiến hành nghiên cứu toàn diện các khu kinh tế trong cả nước đồng thời tập trung điều tra khảo sát sâu và thí điểm tại một số (21 khu) Khu kinh tế ven biển, Khu kinh tế cửa khẩu đặc trưng.

Các nội dung Dự án đã đạt được các yêu cầu về Điều tra, rà soát và đánh giá hiệu quả của quy hoạch chung xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển để làm cơ sở kiến nghị điều chỉnh các chiến lược, chính sách cũng như các văn bản pháp quy về quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển các khu kinh tế cho phù hợp với tình hình và xu hướng hiện nay.

Đồng thời, dựu án cũng đã đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường tính pháp lý, tính khả thi, đồng thời tháo gỡ các vướng mắc còn tồn tại đối với các quy hoạch chung Khu kinh tế ven biển, Khu kinh tế cửa khẩu từ khâu lập đồ án đến khâu tổ chức thực hiện, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu phát triển trước mắt cũng như lâu dài.

Tuy nhiên, các đề xuất của Dự án nêu trên mới chỉ tập trung chính vào giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực Quy hoạch xây dựng. Để các Khu kinh tế phát triển như mong muốn cần phải kết hợp đồng bộ nhiều chính sách thuộc lĩnh vực khác như tài chính, đầu tư, đất đai, thương mại…và được sự đồng thuận cao của các địa phương đang vận hành quản lý Khu kinh tế./.

(Nguồn:VIUP)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website