Điều tra khảo sát thực trạng kiến trúc, quy hoạch ven đô tại các thành phố và tỉnh lỵ đồng bằng trung du Bắc Bộ trong quá trình đô thị hóa. Đề xuất các giải pháp quản lý phát triển

Chủ nhiêm: Phòng Nghiên cứu chiến lược và phát triển đô thị

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU    

I. Sự cần thiết phải nghiên cứu    2

II. Mục tiêu nghiên cứu khảo sát    4

III. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu    5

Iv. Các phương pháp nghiên cứu chính    5

V. Kết quả nghiên cứu của dự án    6

Vi. Cấu trúc của dự án    7

PHẦN I    

Thực trạng kiến trúc - quy hoạch ven đô tại các thành phố và tỉnh lỵ đồng bằng trung du Bắc Bộ trong quá trình đô thị hóa    8

1.1. Làng xã ven đô vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ với quá trình đô thị hóa    9

1.1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu không gian làng ven đô truyền thống    9

1.1.2. Đô thị hóa và các ảnh hưởng kinh tế - xã hội tới làng xã ven đô Bắc Bộ    14

1.2. Thực trạng quy hoạch ven đô tại các thành phố và tỉnh lỵ đồng bằng trung du Bắc Bộ trong quá trình đô thị hóa    25

1.2.1. Số liệu thống kê hiện trạng khu vực ven đô các thành phố tỉnh lỵ khảo sát     25

1.2.2. Thực trạng nối kết làng xã ven đô với các khu vực khác của đô thị    28

1.2.3. Sự hình thành các điểm cư dân đô thị ở trung tâm cụm xã và trục giao thông chính    35

1.2.4. Sự gia tăng mật độ xây dựng ảnh hưởng lên hệ thống hạ tầng    38

1.2.5. Hiện trạng liên kết phát triển không gian giữa các làng xã đô thị hóa ven đô    40

1.2.6. Hiện trạng môi trường sống vùng ven đô    42

1.2.7. Xu hướng biến đổi cấu trúc làng xã truyền thống sang cấu trúc đơn vị ở đô thị     44

1.3. Thực trạng kiến trúc ven đô tại các thành phố và tỉnh lỵ đồng bằng trung du Bắc Bộ trong quá trình đô thị hóa    48

1.3.1. Thực trạng thay đổi hình thái và công năng nhà ở truyền thống và phân chia nhỏ đất ở hiện trạng    49

1.3.2. Sự phát triển các thể loại kiến trúc công trình mới    53

1.3.3. Thực trạng phát triển tự phát và đa dạng của các hình thức kiến trúc    61

1.3.4. Thực trạng gìn giữ bản sắc, phù hợp với địa hình cảnh quan trong kiến trúc ven đô    66

1.3.5. Hiện trạng công tác bảo tồn các công trình di sản kiến trúc    68

1.4. Thực trạng quản lý kiến trúc và quy hoạch ven đô tại các thành phố và tỉnh lỵ đồng bằng trung du Bắc Bộ trong quá trình đô thị hóa    71

1.4.1. Hiện trạng các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý kiến trúc – quy hoạch    72

1.4.2. Hiện trạng nhân lực tham gia công tác quản lý kiến trúc – quy hoạch    75

1.4.3. Các công cụ quản lý     76

1.5. Kết luận phần 1    77

PHẦN II    

Đề xuất giải pháp phát triển và quản lý kiến trúc - quy hoạch vùng ven đô các thành phố và tỉnh lỵ đồng bằng trung du Bắc Bộ phù hợp với quá trình đô thị hóa    80

2.1. Cơ sở khoa học cho giải pháp phát triển và quản lý kiến trúc - quy hoạch ven đô    81

2.1.1. Lý luận về tính tất yếu của sự chuyển biến từ hình thái làng sang hình thái phố ở vùng ven đô     81

2.1.2. Cơ sở về điều kiện tự nhiên và xã hội của làng xã ven đô đồng bằng và trung du Bắc Bộ ảnh hưởng đến giải pháp phát triển và quản lý quy hoạch kiến trúc     82

2.2. Đề xuất nguyên tắc và mô hình chuyển đổi cấu trúc làng xã ven đô thành đơn vị ở đô thị    84

2.2.1.  Sơ đồ cấu trúc không gian chung    84

2.2.2. Đề xuất quy hoạch cho từng loại không gian thành phần    86

2.2.3. Đề xuất phân đợt quy hoạch cho đơn vị ở chuyển đổi     90

2.3. Đề xuất giải pháp thiết kế nhà ở và cụm nhà ở ven đô    92

2.3.1. Tiêu chí xây dựng nhà ở     92

2.3.2. Các loại hình nhà ở và nguyên tắc tổ hợp    93

2.4. Đề xuất giải pháp về nâng cao hiệu quả quản lý    95

2.4.1. Giải pháp trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng     95

2.4.2. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước tại các địa phương         97

2.4.3. Giải pháp về bảo tồn kiến trúc     97

2.4.4. Giải pháp tăng cao hiệu quả trong công tác quản lý    99

2.4.5. Hoàn thiện các văn bản pháp lý    99

2.4.6. Các giải pháp khác    100

2.5. Kết luận phần 2    101

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ    103

TÀI LIỆU THAM KHẢO    111

I. Sự cần thiết phải nghiên cứu 

Trong thời gian gần đây, tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã thúc đẩy nhanh sự phát triển của các đô thị ở nước ta, đặc biệt các đô thị loại đặc biệt, loại I và II. Các đô thị lớn này hấp dẫn được vốn đầu tư từ các nguồn trong và ngoài nước, tạo ra nhiều việc làm và nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người. Đồng thời trên cơ sở tăng trưởng kinh tế cao đó, các đô thị cũng có mức tăng cao về dân số, chủ yếu bằng thu hút lao động nhập cư và mở rộng đô thị ra các huyện, xã vùng ven đô. Các yếu tố tăng trưởng dân số, tăng trưởng thu nhập, nhu cầu về nhà ở cao, nhu cầu về phát triển các hạ tầng kinh tế, xã hội, kỹ thuật đô thị tạo ra một sức cầu rất lớn đối với quỹ đất nói chung và đặc biệt quỹ đất phát triển đô thị. Các đô thị trung tâm lớn ở nước ta đã mở rộng nhanh ra các vùng ven đô xung quanh để lấy đất phục vụ cho các nhu cầu phát triển trên. 
Các dự báo và nghiên cứu của các Bộ ngành liên quan đến quản lý và sử dụng đất như Bộ Tài nguyên - Môi trường và Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn cho thấy, trong các năm từ 2000 đến 2020 sẽ có thêm khoảng 500 ngàn ha đất nông nghiệp sẽ bị mất cho các nhu cầu đô thị, công nghiệp, hạ tầng giao thông/thủy lợi. Trên thực tế, trong vài năm trở lại đây mỗi năm ở nước ta có trên mười ngàn ha đất nông nghiệp, chủ yếu trực tiếp nhất là đất ven đô xung quanh các đô thị lớn, được chuyển hóa thành đất đô thị, công nghiệp và hạ tầng. Trong các năm tới, tăng đầu tư phát triển từ các nguồn trong và ngoài nước sẽ làm cho quỹ đất nông nghiệp tiếp tục giảm nhanh.
Đồng thời, sự phát triển của các đô thị và khu công nghiệp tạo ra một động lực mạnh trong phát triển một số vùng nông thôn xung quanh các đô thị lớn đó, cũng như các khu công nghiệp/khu kinh tế cấp quốc gia, cấp tỉnh. Dưới tác động của tăng trưởng kinh tế chung, chính bản thân các khu vực nông thôn này cũng có các chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp, tiến lên một nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn trên cơ sở các trang trại và phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, đặt cơ sở cho tiến trình đô thị hoá nông thôn. Trên thực tế tại nhiều khu vực nông thôn ở đồng bằng sông Hồng, trung du Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long… và khu vực nông thôn xung quanh các khu công nghiệp, khu kinh tế, các khu vực biên giới thuận lợi cho thông thương hàng hóa xuyên biên giới, tiến trình đô thị hoá nông thôn đã hình thành rõ nét.
Trên thực tế, qua những vấn đề xảy ra ở vùng ven đô như ở trên, có thể thấy rằng vùng ven đô là nơi xảy ra những biến đổi sâu sắc nhất trong quá trình đô thị hóa tại các thành phố lớn Việt Nam, thể hiện rõ nhất sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, với tất cả những ưu điểm và khuyết điểm điển hình của quá trình này. 
Đối với tiến trình phát triển một cách tự phát không có kiểm soát của đô thị trung tâm ra các khu vực ven đô, các bức xúc thể hiện không chỉ ở việc giảm quỹ đất canh tác nông nghiệp, mà còn ở việc gây ra các xáo trộn kinh tế, xã hội, văn hoá tại các khu vực này, đặt ra nhiều vấn đề phức tạp không chỉ cho quản lý đô thị mà còn cho công tác quản lý xã hội nói chung. 
Tuy vậy, từ trước đến nay, các vấn đề của khu vực ven đô các thành phố chưa được nghiên cứu xứng với tầm quan trọng của chúng trong phát triển đô thị ở nước ta. Các nghiên cứu mang tính rời rạc và cục bộ chưa làm rõ được quá trình chuyển hoá của khu vực này, các vấn đề xã hội học như thành phần xã hội, các hoạt động kinh tế - văn hoá, nhu cầu và nguyện vọng của cư dân, các quan hệ và tương tác nhiều mặt giữa khu vực ven đô với đô thị nói chung,… Thiếu các khảo sát nghiên cứu nền đó, các biện pháp quy hoạch và quản lý phát triển đô thị ở các bước tiếp theo đối với khu vực này sẽ không có cơ sở vững chắc; trên thực tế các giải pháp quy hoạch liên quan đến “làng đô thị” vừa chưa được chú ý đúng mức, vừa chưa mang tính toàn diện và tổng thể. 
Nhìn chung, các biện pháp quy hoạch và quản lý phát triển chung đô thị được đề xuất thường coi khu vực này là các khu vực dự trữ đất phát triển đô thị, mà không có các biện pháp quản lý cụ thể kèm theo. Cách tiếp cận chung chung như vậy không mang lại kết quả cụ thể. Thực tế phát triển đô thị ở nước ta cho thấy phần lớn các khu vực ven đô phát triển hoàn toàn tự phát là chính, chưa có sự gắn bó hữu cơ với đô thị. Từ đó nảy sinh các khó khăn đã nêu ở trên khi có yêu cầu mở rộng đô thị trung tâm.
***
Việt Nam đang bước vào giai đoạn quan trọng của quá trình đô thị hóa tương ứng với quá trình phát triển kinh tế. “Nếu thất bại trong đô thị hóa, chúng ta cũng sẽ thất bại trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa” (Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, phát biểu tại Hội nghị Đô thị toàn quốc, 6-7/11/2009). Trong đó, vấn đề đô thị hóa vùng ven đô đang là một “mảng trống” đang cần được lấp đầy, trước hết bởi những khảo sát và nghiên cứu. Do vậy, trước hết cần có một dự án điều tra khảo sát tổng thể về tình hình thực trạng kiến trúc - quy hoạch tại khu vực ven đô các đô thị dưới sức ép của đô thị hóa để có một cái nhìn bao quát và các đánh giá tổng quan làm cơ sở cho việc hoạch định các biện pháp quy hoạch và quản lý phát triển đô thị. 
Khởi đầu từ vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, dự án “Điều tra khảo sát thực trạng kiến trúc, quy hoạch ven đô tại các thành phố và tỉnh lỵ đồng bằng trung du Bắc Bộ trong quá trình đô thị hóa. Đề xuất các giải pháp quản lý phát triển” thực sự là một công việc cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. 

II. Mục tiêu nghiên cứu khảo sát

1.Mục tiêu tổng quát

- Góp phần tham gia vào tiến trình xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và mở rộng đô thị, nhằm hậu thuẫn một tiến trình đô thị hóa có tổ chức, thỏa mãn các nhu cầu phát triển của khu vực đô thị - công nghiệp, song song với phát triển khu vực nông thôn nông nghiệp. 

2.Mục tiêu cụ thể

- Khảo sát hiện trạng kiến trúc - quy hoạch ven đô, xác định các yếu tố chi phối sự biến chuyển trong quá trình đô thị hóa nhằm tạo tiền đề cơ sở đưa định hướng cụ thể cho một điểm dân cư nông thôn chuyển thành một bộ phận của đô thị. 
- Là tài liệu làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách, các chính quyền đô thị, các tổ chức tư vấn, các nhà đầu tư trong các dự án và chính sách triển khai trong lĩnh vực kiến trúc – quy hoạch liên quan đến vùng ven đô. 

III. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu

1.Đối tượng nghiên cứu
Đề tài xác định giới hạn khái niệm nghiên cứu “ven đô” là nghiên cứu các làng xã vùng ven giáp với khu vực nội thành sẽ trở thành khu dân cư đô thị, nằm trong ranh giới của đô thị đó, theo định hướng của nghiên cứu quy hoạch đã được xác định. 
Trong một số trường hợp nhóm tác giả nghiên cứu thêm một số phường vừa từ ngoại thị lên nội thị (xã lên phường) vì thông qua đó có thể thấy rõ sự biến đổi của hình thái kiến trúc - quy hoạch cũng như sự thay đổi thành phần nghề nghiệp dân cư, để xác định đón trước các biến chuyển có thể xảy ra trong quá trình đô thị hóa, như một bài học kinh nghiệm cho các vùng ven đô khác.

2.Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu là vùng ven đô các đô thị tỉnh lỵ vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Trong quá trình khảo sát, nhóm nghiên cứu đã được chỉ định chọn 09 thành phố tiêu biểu để điều tra sau đây: Thành phố Hà Nội, Thành phố Bắc Ninh, Thành phố Hải Phòng, Thành phố Bắc Giang, Thành phố Nam Định, Thành phố Hưng Yên, Thành phố Hải Dương, Thành phố Thái Nguyên, Thành phố Việt Trì. Các đô thị này đáp ứng các nhóm đặc trưng khác nhau về tính chất, quy mô, địa hình… để có thể đại diện cho toàn bộ đô thị trong vùng. 

IV. Các phương pháp nghiên cứu chính

1.Phương pháp tổng hợp và phân tích hệ thống

- Là phương pháp cơ bản được sử dụng phổ biến trong hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp này được sử dụng đặc biệt có hiệu quả trong nghiên cứu xã hội, chính sách, quy hoạch và kiến trúc. 

2.Phương pháp điều tra và quan sát thực địa

- Có mục đích cơ bản là thống kê, kiểm tra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu về tình hình thực trạng kiến trúc – quy hoạch tại các đô thị đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Điều tra được thể hiện qua bảng biểu, sơ đồ, ảnh chụp, file ghi âm và các số liệu phân tích. 

3.Phương pháp điều tra xã hội học 

- Nhằm thu thập thông tin thứ cấp làm sáng rõ những vấn đề về các tồn tại, nhu cầu,… trong mọi lĩnh vực liên quan. 

- Đối tượng điều tra: Chính quyền các cấp từ UBND các tỉnh thành, Sở ban ngành đến tổ dân phố, đơn vị tư vấn thiết kế, cộng đồng dân cư địa phương, hộ gia đình ven đô.

4.Phương pháp thống kê

Nghiên cứu mặt định lượng trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt chất của các hiện tượng và quá trình, đối chiếu biến động, phát triển trong vấn đề kiến trúc –

quy hoạch vùng ven đô. 

5.Phương pháp dự báo

Trước tiến trình phát triển thực tế, đưa ra dự báo về về chuyển đổi cơ cấu và xu hướng phát triển kiến trúc – xã hội vùng ven đô trong từng thời kỳ của các

thành phố ở địa bàn nghiên cứu. 

6.Phân tích các tài liệu thứ cấp

Song song với việc điều tra trực tiếp, việc phân tích các tài liệu thứ cấp: các đề tài khoa học, báo cáo, nghiên cứu, số liệu thống kê đã thực hiện và xuất bản

có liên quan để tham khảo và sử dụng trong quá trình nghiên cứu. 

7.Phương pháp chuyên gia

Phỏng vấn chuyên gia những lĩnh vực có liên quan. Bộ công cụ nghiên cứu bao gồm phỏng vấn sâu, quan sát và các cuộc tư vấn chuyên gia.

V.Kết quả nghiên cứu của dự án

- Bản báo cáo đánh giá cụ thể về hiện trạng kiến trúc, quy hoạch ven đô tại các thành phố và tỉnh lỵ đồng bằng trung du Bắc Bộ trong quá trình đô thị hóa.

Xác định các yếu tố chi phối và ảnh hưởng quá trình này. 

- Đề xuất các giải pháp quản lý phát triển kiến trúc - quy hoạch vùng ven đô trong giai đoạn mới.

VI.Cấu trúc của dự án 

Căn cứ vào nhiệm vụ và dự kiến kết quả, bên cạnh phần mở đầu và kết luận, dự án được chia ra 2 phần chính sau đây:

Phần 1: Thực trạng kiến trúc - quy hoạch ven đô tại các thành phố và tỉnh lỵ đồng bằng trung du Bắc Bộ trong quá trình đô thị hóa

Phần 2: Đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển


 

(Nguồn:VIUP)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website