Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn lập quy hoạch đô thị phục vụ công tác đào tạo

Chủ nhiệm: TS.KTS. Nguyễn Trung Dũng

MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU......................................... 1
1. Sự cần thiết nghiên cứu................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................... 3
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu..................................... 4
5. Sản phẩm nghiên cứu.............................................. 4
6. Giải thích khái niệm................................................ 4
B. PHẦN NỘI DUNG.............................................. 6
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO...6

NGÀNH QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM.................... 6
1.1. TỔNG QUAN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGÀNH QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ............................ 6
1.1.1. Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch đô thị................... 6
1.1.2. Cơ sở đào tạo, chương trình đào tạo quy hoạch đô thị...... 7
1.1.3. Một số ví dụ về chương trình đào tạo quy hoạch đô thị quốc tế.......... 9
1.1.4. Phương pháp đào tạo, hình thức đào tạo:................ 12
1.1.5. Tổng kết về đào tạo QHĐT thế giới và liên hệ với Việt Nam............. 13
1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGÀNH QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM ............ 14
1.2.1. Nhu cầu đào tạo ngành quy hoạch đô thị................ 14
1.2.2. Cơ sở đào tạo Kiến trúc sư quy hoạch ...................... 14
1.3. THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH QUY HOẠCH HIỆN NAY ....... 16
1.3.1. Thực trạng về cấu trúc chương trình đào tạo kiến trúc sư quy hoạch...16
1.3.2. Thực trạng về thời lượng và phân bố học phần ......... 23
1.3.3. Thực trạng về phương pháp giảng dạy, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất ................. 26
1.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC TIỄN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC SƯ QUY HOẠCH............ 28
1.4.1. Khảo sát xã hội học....... 28

1.4.2. Đánh giá chung về chương trình đào tạo ngành quy hoạch (đô thị).... 32
CHƯƠNG II: TỔNG KẾT MỘT SỐ KIẾN THỨC THỰC TIỄN ...... 36
TRONG CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH ĐÔ THI ....... 36
2.1. HỆ THỐNG QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VIỆT NAM ...... 36
2.1.1. Hệ thống văn bản pháp lý............ 36
2.1.2. Các loại hình đồ án quy hoạch đô thị............... 37
2.1.4. Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt đồ án Quy hoạch đô thị .......... 42
2.2. QUY TRÌNH LẬP ĐỒ ÁN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN THỰC TIỄN .......................... 43
2.3. NỘI DUNG CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU LẬP CÁC ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNGTRÊN THỰC TIỄN.................... 47
2.3.1. Tổng quan chung về nội dung các bước nghiên cứu lập đồ án Quy hoạch chung…….47
2.3.2. Nội dung các bước lập đồ án QHC thành phố trực thuộc Trung ương……. 49
2.3.3. Nội dung các bước lập các đồ án quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã............. 56
2.3.4. Nội dung các bước lập các đồ án quy hoạch chung thị trấn, đô thị loại V chưa công nhận là thị trấn ................................... 61
2.3.5. Nội dung các bước lập các đồ án quy hoạch chung đô thị mới............. 64
2.4. NỘI DUNG CÁC BƯỚC LẬP ĐỒ ÁN QUY HOẠCH PHÂN KHU... 65
2.4.1. Tổng quan chung các bước nghiên cứu lập đồ án Quy hoạch phân khu ....................... 65
2.4.2. Các bước nghiên cứu lập đồ án QHPK trên thực tế.......... 67
2.5. QUY TRÌNH CÁC BƯỚC LẬP ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHI TIẾT.... 72
2.6. QUY TRÌNH CÁC BƯỚC LẬP ĐỒ ÁN THIẾT KẾ ĐÔ THỊ ....... 78
2.7. MỘT SỐ KỸ NĂNG HỖ TRỢ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU LẬP QUY HOẠCH ĐÔ THỊ……..84
2.7.1. Kỹ năng thu thập số liệu......................... 84
2.7.2. Kỹ năng phân tích hiện trạng.............................. 90
2.7.3. Kỹ năng lập Nhiệm vụ quy hoạch đô thị................................ 93
2.8. TỔNG KẾT CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI CỦA CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH ĐÔ THỊ HIỆN NAY.......................... 100

2.8.1. Một số vấn đề thực tiễn trong quá trình triển khai lập đồ án QHĐT ............................. 100
2.8.2. Các vấn đề thực tiễn phát sinh trong quá trình lập đồ án Quy hoạch đô thị................... 104
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT LỒNG GHÉP MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VÀO CÔNG TÁCĐÀO TẠO NGÀNH QUY HOẠCH ĐÔ THỊ............ 109
3.1. ĐỀ XUẤT ĐỔI MỚI NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC SƯ QUY HOẠCH ......................... 109
3.1.1. Quan điểm-Mục tiêu.............................. 109
3.1.2. Đề xuất đổi mới về chương trình đào tạo.................... 110
3.1.3. Đề xuất đổi mới phương pháp giảng dạy ............................... 112
3.1.4. Đề xuất xây dựng phương pháp học ............................... 117
3.2. ĐỀ XUẤT LỒNG GHÉP QUY TRÌNH, NỘI DUNG CÁC BƯỚC LẬP QHĐT TRÊN  THỰC TIỄN VÀO GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO MỘT SỐ MÔN HỌC LIÊN QUAN. ............... 120
3.2.1. Lồng ghép các kiến thức thực tế vào giáo trình một số môn chuyên ngành QHĐT....... 120
3.2.2. Biên soạn Hướng dẫn quy trình, các bước lập các loại đồ án QHĐT trên thực tế.......... 124
C. KẾT LUẬN-KIẾNNGHỊ............................. 157
PHỤ LỤC .................................... 164

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết nghiên cứu

Công tác quy hoạch đô thị & nông thôn luôn được Đảng, Nhà nước & toàn xã hội quan tâm. Quy hoạch, phát triển đô thị luôn đi trước một bước và có vai trò quan trọng trong việc phân bố nguồn lực, xác định các tiềm năng, lợi thế để tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của từng vùng, từng địa phương. Luật Quy hoạch đô thị ra đời năm 2009 cùng với các văn bản hướng dẫn là một bước tiến quan trọng của công tác quy hoạch đô thị nước ta, đã tạo ra khung pháp lý đầy đủ và hiệu quả cho công tác lập và triển khai và quản lý các đồ án quy hoạch đô thị trên cả nước. Công tác quy hoạch cũng góp phần thay đổi diện mạo các đô thị nước ta theo hướng hiện đại, hệ thống kết cấu hạ tầng được xây dựng đồng bộ, công tác bảo vệ môi trường được cải thiện, v.v… Hệ thống đô thị Việt Nam đang phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô dân số đô thị, năm 1990 cả nước có khoảng 500 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá khoảng 19,51%), đến năm 1999 là 604 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá khoảng 23,61%), năm 2009 là 731 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá khoảng 29,6%). Tới thời điểm tháng 12/2015, cả nước có 787 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá khoảng 35,2%), trong đó có 2 đô thị đặc biệt, 16 đô thị loại I, 24 đô thị loại II, 41 đô thị loại III, 73 đô thị loại IV và 631 đô thị loại V. Đóng góp cho sự phát triển chung có vai trò lớn của công tác Quy hoạch đô thị, (xem bảng 1.1)

Bảng 1.1: Biểu số lượng đô thị và tỷ lệ đô thị hoá.

Năm Số lượng đô
thị
Tỷ lệ đô thị
hoá (%)
Dân số đô thị (1000
người)
Tổng dân số (1000
người)
1990 500 19,51 12.880 66.016
1999 604 23,61 18.081 76.597
2009 731 29,6 25.584 86.025
2014 774 33,1 30.035 90.728
2015 787 35,2 Chưa có số liệu Chưa có số liệu

(Nguồn: TCTK, Phạm Thị Nhâm, Viện quy hoạch đô thị nông thôn Quốc gia, BXD)

Tất cả những thành tựu đó đã góp phần tạo nên môi trường sống tại đô thị Việt Nam ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì cũng phát sinh nhiều vấn đề khó khăn và thách thức trong công tác quy hoạch và phát triển đô thị hiện nay, đó là:

- Tốc độ đô thị hoá và sự gia tăng nhanh dân số đô thị tại các thành phố, thị xã cũng như các điểm dân cư nông thôn đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát chủ động trong công tác lập và quản lý quy hoạch đô thị.

- Số lượng cán bộ làm công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng tại hầu hết các địa phương vừa thiếu về số lượng và yếu về năng lực chuyên môn. Số lượng cán bộ trẻ mới công tác chiếm tỉ trọng lớn nhưng còn nhiều hạn chế về chuyên môn.

- Nội dung và phương pháp lập các đồ án quy hoạch đô thị nước ta còn lạc hậu chậm được đổi mới để theo kịp với cơ chế thị trường, còn tồn tại tư duy mệnh lệnh, thiếu tính khoa học.

- Các đồ án quy hoạch đô thị còn thiếu các luận chứng về tính đảm bảo kinh tế và phù hợp với nguồn lực, điều kiện môi trường văn hóa xã hội của địa phương, công tác dự báo không hiệu quả, dẫn đến tính khả thi áp dụng trên thực tiễn còn thấp.

- Công tác đào tạo đại học, nghiên cứu khoa học về quy hoạch đô thị còn nhiều bất cập như: Chậm đổi mới chương trình đào tạo để hướng đến hội nhập quốc tế; kiến thức chuyên ngành quy hoạch còn thiếu, chưa đáp ứng được các yêu cầu của một lĩnh vực khoa học tổng hợp, đa ngành.

- Ngoài ra, trong những năm gần đây, đã có những thay đổi về quan điểm và nội dung đào tạo trong lĩnh vực quy hoạch đô thị tại các nước trên thế giới và trong khu vực châu Á Thái Bình Dương nên Việt Nam cũng cần xem xét để theo kịp và hội nhập với thế giới và khu vực.

Trong các nguyên nhân hạn chế chất lượng công tác quy hoạch đô thị nước ta, thì yếu tố con người, trong đó có công tác đào tạo nhân lực phải kể đến đầu tiên. Nội dung và phương pháp đào tạo truyền thống đã không cung cấp đủ và kịp thời các kỹ năng và kiến thức cần thiết cho các kiến trúc sư, kiến trúc sư quy hoạch để bắt kịp với tốc độ phát triển đô thị nhanh chóng và các thay đổi căn bản của công tác quy hoạch trong bối cảnh kinh tế thị trường, trong đó vai trò của đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên quan trọng trong phát triển đô thị.

Yếu tố nước ngoài cũng tạo ra diện mạo mới cho thị trường tư vấn quy hoạch đô thị trong nước. Các công ty tư vấn quốc tế với bề dày kinh nghiệm, phương pháp và cách tiếp cận quy hoạch đô thị tiên tiến đã tạo ra sức cạnh tranh không nhỏ đối với tư vấn trong nước và đặt ra sức ép cho tư vấn trong nước phải đổi mới quy trình và phương pháp lập quy hoạch truyền thống. Nhiều kinh nghiệm và phương pháp quy hoạch tiên tiến của quốc tế đã được lồng ghép vào quy trình quy hoạch đô thị tại các đơn vị tư vấn lớn trong nước. Tuy nhiên, để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới toàn diện công tác lập QHĐT tại nước ta, đòi hỏi phải có cải cách trong lĩnh vực thể chế và sự chủ động của các đơn vị nghiên cứu, tư vấn, trong đó việc tự nghiên cứu đổi mới và xây dựng được một đội ngũ Kiến trúc sư (KTS), Kiến trúc sư quy hoạch (KTSQH), Kỹ sư quản lý đô thị (KSQLĐT) được đào tạo bài bản và có chuyên môn tốt đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế là trọng tâm cơ bản.

Mặc dù bối cảnh công tác quy hoạch đô thị tại nước ta đã có nhiều chuyển biến theo hướng tăng cường hội nhập và phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường, công tác đào tạo Kiến trúc sư, Kiến trúc sư quy hoạch tại các trường đại học dường như vẫn được tiến hành theo các phương pháp và giáo trình truyển thống. Hệ quả của vấn đề này là các KTS, KTSQH, KSQLĐT sau khi tốt nghiệp đại học chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức thực tiễn, đặc biệt là các kỹ năng làm việc và quy trình, các bước triển khai các đồ án quy hoạch trên thực tế. Các đơn vị tuyển dụng phải mất thêm nhiều thời gian để tiến hành đào tạo lại mới có thể sử dụng hiệu quả. Mặt khác, hiện tại, các số liệu thống kê về hiệu quả đào tạo kiến trúc sư quy hoạch cũng không được nghiên cứu bài bản, chủ yếu là do các nhà sử dụng nhân sự việc làm tự đánh giá. Bên cạnh đó cũng không có hướng dẫn nào cho các nhà tuyển dụng về cách xác định các chỉ số phù hợp để sử dụng trong yêu cầu công việc. Vì vậy, cần có nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn lập quy hoạch đô thị phục vụ công tác đào tạo để có cái nhìn tổng quan và định hướng phát triển công tác đào tạo kiến trúc sư, kiến trúc sư quy hoạch đô thị, kỹ sư quản lý đô thị phù hợp với xu thế của thời đại

Những thách thức cơ bản được nêu trên chính là những vấn đề cần phải có các giải pháp khắc phục, nhằm đáp ứng quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, đảm bảo phát triển bền vững trong công tác xây dựng đô thị và nông thôn. Trong giới hạn nghiên cứu, đề tài sẽ xác định các số liệu khách quan của các cơ sở đào tạo nhưng cũng đề xuất giải pháp đáp ứng nhu cầu của cơ sở đào tạo và nhà tuyển dụng bằng cách lồng ghép tính thực tiễn vào ngay trong các giáo trình, đồ án mà các sinh viên sẽ được học và thực hành. Như vậy, hiệu suất học tập của sinh viên sẽ cao hơn. Việc lồng ghép mang tính thực tiễn trong công tác lập quy hoạch đô thị sẽ mang lại tính hiệu quả của hệ thống từ trường học đến trường nghề, điều chỉnh bổ sung kiến thức cho từng kiến trúc sư, kỹ sư tương lai và tiếp cận đào tạo trên nhiều phương diện.

Do vậy, việc đúc kết tổng hợp quy trình, nội dung các bước lập quy hoạch đô thị trên thực hành để đưa vào giáo trình giảng dạy đại học chuyên ngành Quy hoạch đô thị là một việc làm cần thiết để góp phần nâng cao hiệu quả và tính thực tiễn, hạn chế các bất cập của chương trình đào tạo KTSQH, KTS, KSQLĐT hiện nay.

2. Mục tiêu nghiên cứu

1) Nghiên cứu tổng kết quy trình và nội dung các bước lập đồ án quy hoạch đô thị trong thực tiễn để điều chỉnh tài liệu giảng dạy phương pháp lập quy hoạch đô thị cho sinh viên chuyên ngành đào tạo kiến trúc sư, kiến trúc sư quy hoạch và kỹ sư quản lý đô thị.

2) Đề xuất bổ sung, hoàn thiện giáo trình đào tạo một số môn học liên quan.

3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

- Công tác nghiên cứu lập đồ án quy hoạch đô thị;

- Nội dung chương trình đào tạo ngành quy hoạch đô thị tại các cơ sở đào tạo công lập.

4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích tổng hợp

- Phương pháp kế thừa: thu thập tài liệu, số liệu đã có của các đề tài, dự án, chương trình đã và đang thực hiện; dịch các tài liệu về hệ thống quy hoạch và chính sách quản lý quy hoạch của các nước lựa chọn nghiên cứu.

- Phương pháp chuyên gia (hội thảo, họp nhóm chuyên gia để lấy ý kiến).

- Phương pháp tổng hợp, so sánh.

5. Sản phẩm nghiên cứu

- Quy trình, các bước triển khai đồ án quy hoạch đô thị trên thực tế;

- Đề xuất hoàn thiện khung chương trình đào tạo kiến trúc sư, kiến trúc sư quy hoạch, kỹ sư quản lý đô thị.

- Đề xuất bổ sung hoàn thiện giáo trình một số môn học chính liên quan.

6. Giải thích khái niệm

- Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.

- Đô thị mới là đô thị dự kiến hình thành trong tương lai theo định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, được đầu tư xây dựng từng bước đạt các tiêu chí của đô thị theo quy định của pháp luật.

- Khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở.

- Quy hoạch xây dựng: là việc tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh (Luật xây dựng).

- Quy hoạch đô thị: là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị (Luật quy hoạch đô thị).

- Nhiệm vụ quy hoạch: là các yêu cầu về nội dung nghiên cứu và tổ chức thực hiện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở để lập đồ án quy hoạch đô thị.

- Đồ án quy hoạch đô thị: là tài liệu thể hiện nội dung của quy hoạch đô thị, bao gồm các bản vẽ, mô hình, thuyết minh và quy định quản lý theo quy hoạch đô thị.

- Quy hoạch chung: là việc tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đô thị phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đô thị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.

- Quy hoạch phân khu: là việc phân chia và xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị của các khu đất, mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội trong một khu vực đô thị nhằm cụ thể hoá nội dung quy hoạch chung.

- Quy hoạch chi tiết: là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất; bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hoá nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung
 

 

 

(Nguồn:VIUP)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website