Nghiên cứu, biên soạn các quy định và hướng dẫn bảo vệ thiên nhiên và môi trường sinh thái ở các đô thị lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh) (Mã số: RDN 05-03)

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, gió mùa. Các đô thị Việt Nam thường mang nhiều yếu tố thiên nhiên, có nhiều cây xanh, mặt nước. Tuy nhiên hiện nay do quá trình đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh và phức tạp nên các vấn đề trên đã, đang và sẽ có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường sống trong các đô thị.

I. Cơ sở và mục tiêu hình thành đề tài

Thiên nhiên và môi trường sinh thái có vị trí và vai trò rất lớn trong chất lượng đô thị. Trong các không gian đô thị nếu thiếu đi các yếu tố của cảnh quan thiên nhiên .. sẽ làm giảm đi rất nhiều giá trị thẩm mỹ, chất lượng đô thị cũng kém phần “sinh thái”. Mặt khác, môi trường sinh thái trong đô thị lại phụ thuộc rất nhiều vào cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên trong các lĩnh vực quy hoạch, xây dựng, tổ chức, phát triển và “vận hành” phát triển đô thị. Vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn, xử lý các chất thải rắn, chất thải nguy hại … Các vấn đề về gia tăng dân số, lao động, nhu cầu về giáo dục, y tế, việc làm, nhà ở … là những vấn đề hóc búa có tính phổ biến trong quá trình đô thị hóa của nhiều quốc gia trên thế giới. 

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, gió mùa. Các đô thị Việt Nam thường mang nhiều yếu tố thiên nhiên, có nhiều cây xanh, mặt nước. Tuy nhiên hiện nay do quá trình đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh và phức tạp nên các vấn đề trên đã, đang và sẽ có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường sống trong các đô thị. 

Nhận thức được điều ấy, các nhà quy hoạch, xây dựng, môi trường, …đã cảnh báo về sự cần thiết phải quan tâm sâu sắc tới thiên nhiên và môi trường sinh thái trong đô thị. Điều đó không những giúp cho đô thị có chất lượng môi trường tốt hơn mà còn góp phần làm tăng giá trị thẩm mỹ trong tổ chức không gian, có sức hấp dẫn đối với việc khai thác du lịch… 

Bảo vệ thiên nhiên và môi trường – sinh thái đô thị thể hiện tư duy tích cực trong quy hoạch xây dựng đô thị không tách rời nhận thức của con người sống trong môi trường hiện đại, ngày càng biết tôn trọng, gần gũi, hòa hợp và thân thiện hơn với thiên nhiên… 

Mục tiêu tổng quát: 

+ Đưa công tác bảo vệ thiên nhiên và môi trường sinh thái ở các đô thị lớn nói riêng và ở tất cả các đô thị của Việt Namnói chung vào nội dung Qui chuẩn, tiêu chuẩn ngành. 

+ Đưa các vấn đề bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái đô thị thành một trong những mục tiêu của phát triển đô thị bền vững. 

+ Mỗi đô thị phải giữ và bảo vệ được tối thiểu các đặc điểm cơ bản của thiên nhiên, đảm bảo chất lượng môi trường sinh thái cơ bản. 

Mục tiêu cụ thể: 

+ Xây dựng cơ sở cho viêc biên soạn quy định và hướng dẫn bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái ở các đô thị lớn 

+ Biên soạn các quy định và hướng dẫn về bảo vệ thiên nhiên và môi trường sinh thái ở các đô thị 

 

II. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 

Các vấn đề, công tác bảo vệ, các quy định, nội dung về thiên nhiên, môi trường sinh thái ở các khu đô thị lớn. 

Phương pháp nghiên cứu: 

+ Phương pháp khảo sát thực địa, điều tra thu thập số liệu, tài liệu 

+ Phương pháp phân tích tổng hợp 

+ Phương pháp tiếp cận hệ thống 

+ Phương pháp xây dựng mô hình 

+ Phương pháp chuyên gia 

 

III. Nôi dung chính của đề tài

Đề tài gồm 3 phần: 

Phần I: Điều tra khảo sát, đánh giá hiện trạng và dự báo xu thế diễn biến tình hình thiên nhiên và môi trường sinh thái ở các khu đô thị lớn (A/TP. Hà Nội; B/TP. Hải Phòng; C/TP. Đà Nẵng; D/TP. TP.Hồ Chí Minh) 

Phần I được chia ra nghiên cứu từng đô thị lớn như: 

-          Bảo vệ thiên nhiên môi trường sinh thái TP. Hà Nội 

+ Chương I: Hiện trạng thiên nhiên môi trường sinh thái TP. Hà Nội 

+ Chương II: Xu thế diễn biến thiên nhiên và môi trường sinh thái của thành phố Hà Nội đến năm 2020 

-          Bảo vệ thiên nhiên môi trường sinh thái TP. Hải Phòng 

+ Chương I: Hiện trạng thiên nhiên, môi trường sinh thái thành phố Hải Phòng 

+ Chương II: Xu thế diễn biến thiên nhiên và môi trường sinh thái của thành phố Hải Phòng đến năm 2010, 2020 

-          Bảo vệ thiên nhiên môi trường sinh thái TP. Đà Nẵng 

+ Chương I: Hiện trạng thiên nhiên và môi trường sinh thái thành phố Đà Nẵng 

+ Chương II: Xu thế diễn biến thiên nhiên và môi trường sinh thái của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 

+ Chương III: Đề xuất các quy định và hướng dẫn bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái tại thành phố Đà Nẵng 

-          Bảo vệ thiên nhiên môi trường sinh thái TP. Hồ Chí Minh 

+ Chương I: Hiện trạng thiên nhiên và môi trường sinh thái thành phố Hồ Chí Minh 

+ Chương II: Xu thế diễn biến thiên nhiên và môi trường sinh thái của thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, 2020 

Phần II: Rà soát các văn bản pháp lý có liên quan đến các quy định và hướng dẫn bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái các đô thị lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh) 

Phần II được chia ra 

-          Đặt vấn đề 

-          Thực trạng các văn bản pháp quy về bảo vệ thiên nhiên và môi trường sinh thái hiện hành 

-          Tổng quan về công tác bảo vệ môi trường của một số nước trên thế giới 

-          Kiến nghị và đề xuất 

-          Kết luận 

Phần III: Dự thảo biên soạn các quy định và hướng dẫn bảo vệ thiên nhiên và môi trường đô thị. 

Phần III được chia làm 

-          Các vấn đề chung 

-          Các quy định cụ thể 

-          Tổ chức thực hiện

 

 

Ban chủ nhiệm

Chủ nhiệm:     TS. Trương Văn Quảng – Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn

Phó chủ nhiệm: TS. Trần Thị Thanh – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội

               ThS. Trần Thanh Ý – Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn

Tham gia:      ThS. Lê Hồng Thủy – Trung tâm NC QH Môi trường ĐT-NT

               Ths. Nguyễn Minh Hạnh – Trung tâm NC QH Môi trường ĐT-NT

               KS. Nguyễn Quyết Thắng - Trung tâm NC QH Môi trường ĐT-NT

               Ths. Nguyễn Thúy Vân – Vụ Quản lý kiến trúc Quy hoạch

               CN. Vũ Việt Hà - Trung tâm NC QH Môi trường ĐT-NT

               KS. Nguyễn Huy Dũng - Trung tâm NC QH Môi trường ĐT-NT

               CN. Ngô Thanh Vân - Trung tâm NC QH Môi trường ĐT-NT

               CN. Thái Kim Liên - Trung tâm NC QH Môi trường ĐT-NT

               KS. Đặng Quỳnh Trang – Trung tâm NC QH Môi trường ĐT-NT

               CN. Phạm Quốc Dũng - Trung tâm NC QH Môi trường ĐT-NT

 

 

(Nguồn:VIUP)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website