Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp thiết kế cảnh quan hai bên trục đường ven biển, tại các đô thị du lịch vùng Nam Trung Bộ nhằm quản lý và phát triển du lịch bền vững

Chủ nhiệm đề tài: Ths. KTS. Nguyễn Thị Hồng Diệp

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN HAI BÊN TRỤC ĐƯỜNG VEN BIỂN TẠI CÁC ĐÔ THỊ DU LỊCH VÙNG NAM TRUNG BỘ NHẰM QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG................ 6
1.1. Khái quát thực trạng kiến trúc cảnh quan hai bên trục đường ven biển tại các đô
thị du lịch vùng Nam Trung Bộ.......................... 6
1.1.1. Tổng quan về kiến trúc cảnh quan ven biển tại các đô thị du lịch vùng Nam Trung Bộ.....6
1.1.2. Nhận xét chung về thiết kế kiến trúc cảnh quan hai bên trục đường ven biển tại các đô thị du lịch vùng Nam Trung Bộ ........... 8
1.1.3. Quản lý kiến trúc cảnh quan hai bên trục đường ven biển tại các đô thị du lịch vùng Nam Trung Bộ ..................... 22
1.2. Công tác đầu tư xây dựng, quản lý nhà nuớc đối với thiết kế kiến trúc cảnh quan
hai bên trục đường ven biển tại các đô thị du lịch vùng Nam Trung Bộ .......... 31
1.2.1. Công tác đầu tư............ 31
1.2.2. Cơ chế chính sách tạo nguồn vốn quản lý đầu tư xây dựng ................. 32
1.3. Thực trạng tham gia cộng đồng trong việc quản lý thiết kế kiến trúc cảnh quan34
1.4. Kết luận chương I.................. 34
1.4.1. Đánh giá chung ............... 34
1.4.2. Các vấn đề cần nghiên cứu................. 35
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN HAI BÊN TRỤC ĐƯỜNG VEN BIỂN TẠI CÁC ĐÔ THỊ DU LỊCH VÙNG NAM TRUNG BỘ NHẰM QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG............... 37
2.1. Các đặc điểm Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội của đô thị vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ ............... 37
2.1.1. Các đặc điểm tự nhiên, điều kiện địa hình................ 37
2.1.2. Các đặc điểm dân cư, dân tộc............... 38
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội................. 39
2.1.4. Tài nguyên du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ......... 39
2.1.5. Tài nguyên du lịch nhân văn................ 41
2.1.6. Hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch............ 43
2.1.7. Đầu tư, khoa học công nghệ ...... 48
2.2. Cơ sở lý luận về thiết kế kiến trúc cảnh quan tuyến cảnh quan hai bên trục
đường ven biển tại các đô thị du lịch.............. 49
2.2.1. Chức năng và yêu cầu thiết kế kiến trúc cảnh quan tuyến cảnh quan hai bên trục
đường ven biển tại các đô thị du lịch..................... 49
2.2.2. Lý luận về quản lý Nhà nước tại đô thị.............. 50
2.2.3. Lý luận về quy hoạch tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan............ 52
2.2.4. Lý luận về quản lý nhà nước đối với không gian kiến trúc cảnh quan....... 54
2.2.5. Lý luận về phát triển đô thị bền vững............. 55
2.3. Cơ sở pháp lý cho việc đưa ra giải pháp thiết kế kiến trúc cảnh quan tuyến cảnh
quan hai bên trục đường ven biển tại các đô thị du lịch.......... 57
2.3.1. Định hướng quy hoạch các đô thị du lịchven biển miền Nam Trung Bộ....... 57
2.3.2. Các chủ trương, định hướng và chính sách có liên quan ...... 59
2.3.3. Cơ sở thực tế quy hoạch và quản lý kiến trúc cảnh quan tuyến cảnh quan hai bên trục đường ven biển tại các đô thị du lịch............. 62
2.4. Các kinh nghiệm về thiết kế kiến trúccảnh quan tuyến cảnh quan hai bên trục
đường ven biển tại các đô thị du lịch trên thế giới và Việt Nam ......... 64
2.4.1. Xu thế và kinh nghiệm trên thế giới............. 64
2.4.2. Kinh nghiệm tại Việt Nam.............. 80
2.4.3. Các bài học kinh nghiệm có thể rút ra ......... 84
2.5. Kết luận chương II ............ 85
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN HAI BÊN TRỤC ĐƯỜNG VEN BIỂN TẠI CÁC ĐÔ THỊ DU LỊCH VÙNG NAM TRUNG BỘ NHẰM QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG............ 86
3.1. Mục tiêu và nguyên tắc chung cho việc thiết kế kiến trúc cảnh quan hai bên trục đường ven biển tại các đô thị du lịch nhằm quản lý và phát triển bền vững......... 86
3.1.1. Mục tiêu thiết kế cảnh quan............. 86
3.1.2. Nguyên tắc chung ...... 86
3.1.3. Các xu hướng ........... 86
3.2. Phân vùng và bộ tiêu chí thiết kế kiến trúccảnh quan tuyến kiến trúc ven biển . 87
3.2.1. Phân vùng cảnh quan ......... 87
3.2.2. Bộ tiêu chí thiết kế cảnh quan kiến trúc tuyến đường ven biển ...... 99
3.3. Giải pháp thiết kế kiến trúc cảnh quan hai bên trục đường ven biển tại các đô thị du lịch nhằm quản lý và phát triển bền vững ...... 106
3.3.1. Giải pháp thiết kế kiến trúc cảnh quan cho khu vực trung tâm ... 106
Công thức tính hệ số sử dụng đất .............. 113
3.3.2. Giải pháp thiết kế kiến trúc cảnh quan các tuyến đường ven biển ..... 115
3.3.3. Giải pháp thiết kế cho dải cây xanh ven biển ......... 132
3.3.4. Giải pháp về cây xanh đô thị (Tự nhiên hóa hệ thống cây xanh, mặt nước, bảo tồn vùng ben biển…….)........... 136
3.3.5. Đề xuất giải pháp về giao thông ............... 137
3.3.6. Giải pháp vè dịch vụ và/ tiện ích, trang thiết bị đô thị............ 144
3.3.7. Sử dụng vật liệu và công nghệ mới.............. 148
3.3.8. Giảm trừ ô nhiễm môi trường ............... 151
3.4. Giải pháp quản lý kiến trúc cảnh quan hai bên trục đường ven biển tại các đô thị du lịch nhằm quản lý và phát triển bền vững ............. 154
3.4.1. Quản lý kiến trúc cảnh quan............... 154
3.4.2. Đầu tư xây dựng................ 156
3.5. Đề xuất giải pháp tham gia của các bên có liên quan.............. 160
3.5.1. Sự tham gia của cộng đồng dân cư và du khách............. 160
3.5.2. Vai trò của cộng đồng dân cư qua các mô hình đầu tư............... 161
3.6. Đề xuất mẫu thiết kế kiến trúccảnh quan hai bên trục đường ven biển tại đô thị du lịch lựa chọn nhằm quản lý và phát triển bền vững....... 165
CHƯƠNG 4: Kết luận và kiến nghị............ 166
4.1. Kết luận..................... 166
4.2. Kiến nghị....................... 166

I. Sự cần thiết của đề tài

Khu vực miền Trung, đường giao thông chiến lược không phải Quốc lộ 1, mà là đường ven biển. “Đường ven biển mang cả ý nghĩa kinh tế, quốc phòng, hình thành “mặt tiền” của đất nước, kéo theo sự phát triển các khu đô thị, khu du lịch ven biển”. Theo Quy hoạch chi tiết Tuyến đường bộ ven biển Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 18/1/2010 và được điều chỉnh cục bộ hướng tuyến ngày 31/12/2015, tuyến bắt đầu từ Quảng Ninh tới Kiên Giang, đi qua địa phận 28 tỉnh, trong đó có 14 tỉnh, thành phố miền Trung, có tổng chiều dài 1.000 km. Tuyến đường ven biển đã và đang được Nhà nước quan tâm đầu tư, điều đó chắc chắn sẽ mở ra một tương lai tươi sáng cho các tỉnh, thành phố ven biển Việt Nam.

Thực tế đó được minh chứng từ sự phát triển bùng nổ của các dự án du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển dọc các tuyến đường ven biển ở nhiều địa phương miền Trung hiện nay. Việc thiết kế cảnh quan tuyến đường ven biển là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển các đô thị biển. Tuy nhiên, đô thị biển không nên chỉ tập trung cho phát triển về du lịch và dịch vụ thương mại dọc theo tuyến bờ biển, mà còn phải phát triển một cách cân đối hài hòa với các chức năng đô thị khác, cần thiết cho sự phát triển toàn diện của đô thị, tận dụng được các lợi thế của địa phương. Thiết kế cảnh quan khu vực này cẩn trọng, tránh các tiềm ẩn nguy cơ kìm hãm và làm tổn hại cơ hội phát triển trong tương lai của đô thị. Để phát triển một cách bền vững và có bản sắc, không vì phát triển bằng mọi giá mà hy sinh các giá trị bản sắc sinh thái, môi trường của đô thị ven biển.

Giải pháp phát triển đô thị biển phân tán, dàn trải theo diện tích rộng hơn và khoảng cách xa hơn hay tập trung cần phải xét dựa trên các lợi ích về hiệu quả mặt kinh tế, về quản lý bảo vệ môi trường và xử lý chất thải. Xây dựng mô hình phát triển đô thị phù hợp vừa kết nối được các không gian nằm sâu trong đất liền và với các không gian ven bờ biển. Một hướng đi bền vững, sử dụng tối ưu các nguồn lực đặc biệt trong phát triển kiến trúc cảnh quan các trục đường ven biển là vấn đề cần nghiên cứu giải quyết ngay lúc này. Các đô thị biển có thể tạo thành một mạng lưới đô thị ven biển quốc gia đa dạng, kết nối với nhau qua hệ thống đường thủy cũng như tuyến đường bộ ven biển.

Các tuyến đường ven biển này kết hợp với cảnh quan đô thị nói chung tạo nên sự hấp dẫn đa dạng cho cảnh quan ven biển nói chung. Không phải đô thị biển nào cũng nên khuyến khích xây dựng nhà cao tầng, mà cũng nên xem xét khả năng quy hoạch không gian đô thị thấp tầng và gắn kết hơn với thiên nhiên cho một số đô thị biển sinh thái, đô thị di sản, đô thị ngư nghiệp, hoặc đô thị cảng biển. Ví dụ như tại đô thị biển miến trung Nam Bộ, như Nha Trang, Vũng Tàu,… cần phải xây dựng đô thị có tầm nhìn ra biển là di sản thế giới và là vốn quý nhất của đô thị biển, do đó cần có chính sách không cấp phép cho các công trình xây sát biển, đặc biệt là các công trình cao tầng án ngữ tầm nhìn thoáng ra biển hoặc tạo ra cảm giác mất tỷ lệ hài hòa về quy mô, khi so sánh với các không gian khác của Biển. Tránh tình trạng Xu hướng xây dựng “bức tường thành” gồm những nhà cao tầng chạy suốt mặt tiền biển; Xu hướng tư nhân hóa bãi biển; Xu hướng phát triển nhà cao tầng một cách thiếu kiểm soát rối loạn hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Do đó, việc cải tạo và phát triển các đô thị biển tại Việt Nam nói chung, các đô thị vùng Nam Trung Bộ nói riêng cần có sự đánh giá lại hiện trạng và xem xét lại các mục tiêu phát triển, phù hợp với những định hướng chiến lược rõ rệt hơn về quy hoạch nhà cao tầng, quản lý không gian kiến trúc cảnh quan cũng như môi trường đô thị. Cần tránh xu hướng lạm dụng phát triển mặt tiền biển làm tổn hại cơ hội phát triển của khu vực nằm phía sau sâu hơn trong đất liền. Đặc biệt là cần tránh xu hướng phát triển các dự án du lịch nối liền nhau nhiều km, biến bãi biển thành tài sản tư, hạn chế cơ hội tự do tiếp cận bãi biển của cư dân ở các khu đất lân cận nằm sâu hơn trong đất liền. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, để có hình ảnh ấn tượng về một thành phố hay chỉ là một khu phố, một tuyến đường, cần phải có một đồ án quy hoạch không chỉ là đồ án quy hoạch với kết quả là các quy định bằng chính sách, các quy định chung chung có tính khống chế về chiều cao tầng nhà, về mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất mà còn xem xét các ảnh hưởng của dự án khác cũng như bản sắc và giá trị di sản đặc thù của đô thịhài hòa với cảnh quan thiên nhiên.

Nhà cao tầng ở vùng biển có những lợi thế về tạo dựng cảnh quan hiện đại, về quảng bá thương hiệu và hưởng lợi từ các tài nguyên thiên nhiên như nắng gió tầm nhìn, không khí trong lành… Kinh nghiệm như ở một số bãi biển nổi tiếng bởi tổ hợp công trình cao tầng như Marina Bay ở Singapore, Sao Paulo ở Brazil… không gian kiến trúc cảnh quan các công trình cao tầng ở các vùng biển này đều nhằm tới việc tối ưu hóa cảnh quan và không gian du lịch – là linh hồn, đồng thời là chất lượng thương hiệu của địa phương, là lợi thế chính để hấp dẫn du khách.Nhà cao tầng ven biển thường mang chức năng du lịch nghỉ dưỡng là chính, vì vậy đặc điểm quy hoạch và cơ cấu kiến trúc thường gắn chặt với môi trường và không gian biển, công trình là một bộ phận của tổng thể biển với “cơ cấu mở”, khác với tổ hợp cao tầng là “một thành phố trong thành phố”. Không gian kiến trúc cảnh quan các tuyến đường ven biển cần có công cụ quản lý chặt chẽ hướng tới phát triển bền vững, vì cộng đồng là lợi ích xã hội bền lâu.

Cần có một nghiên cứu thiết kế quản lý không gian kiến trúc cảnh quan các tuyến tường ven biển để đảm bảo hiệu quả xây dựng và quản lý quy hoạch, tránh các tác động xấu về kiến trúc cảnh quan và môi trường. Việc hoạch định phát triển khu vực, trục không gian ven biển hiện nay cần có nghiên cứu về mặt phương pháp luận, cần định nghĩa rõ về không gian ven biển là gì, thuộc những đối tượng gì, những yếu tố nào là cốt lõi để phát huy cao nhất hiệu quả của không gian này, đặc biệt hướng tới bài toán vì cộng đồng. Trên thế giới, có rất nhiều đô thị thực hiện khống chế thấp tầng tại khu vực không gian mặt tiền hướng biển của đô thị.Tuy nhiên, cũng không thiếu các đô thị lại lựa chọn việc phát triển xây dựng cao tầng tại các khu vực này. Lựa chọn hướng đi và giải pháp kiến trúc nào cho không gian kiến trúc khu vực mặt tiền ven biển của đô thị cần xuất phát từ chính các điều kiện về tự nhiên xã hội và nhu cầu thực tế đặt ra để góp phần tạo dựng bản sắc kiến trúc, sự thịnh vượng và phát triển cho đô thị cho đô thị ven biển từng khu vực cụ thể. Nếu bám sát theo tiêu chí trên đều sẽ thấy trên thế giới có rất nhiều mô hình phát triển kiến trúc cao tầng ven biển mà ở đó lợi ích kinh tế - bản sắc - cộng đồng được giải quyết hài hòa, các không gian mặt tiền đô thị ven biển trở thành những không gian điểm nhấn, khơi gợi nguồn lực và tạo động lực cho sự phát triển của đô thị và cộng đồng.

Các không gian công cộng tại các vị trí này cũng vì thế được tôn trọng và tạo dựng. Để viễn cảnh các không gian kiến trúc cảnh quan 2 bên tuyến đường ven biển các đô thị du lịch ven biển sinh thái xanh, thông minh - nơi con người được thụ hưởng những lợi thế mà thiên nhiên ban tặng, nơi có các nguồn tài nguyên được quy hoạch sử dụng lâu bền cho cộng đồng cư dân, nơi các giá trị sinh thái nhân văn, lịch sử cần được bảo tồn để phát triển bền vững, rất cần một nghiên cứu đồng bộ. Do vậy đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp thiết kế kiến trúc cảnh quan hai bên trục đường ven biển, tại các đô thị du lịch vùng Nam Trung Bộ nhằm quản lý và phát triển bền vững” là hết sức cần thiết.

II. Mục tiêu nghiên cứu

Đưa ra giải pháp thiết kế cảnh quan cho tuyến cảnh quan ven biển nhằm đáp ứng khả năng khai thác về kinh tế- xã hội, phát triển du lịch cũng như gìn giữ về bản sắc văn hóa địa phương, đảm bảo hình ảnh đô thị văn minh, hiện đại.

Gìn giữ, khai thác hiệu quả và phát huy các thế mạnh của tuyến đường ven biển trong hệ thống du lịch biển của khu vực Nam Trung Bộ, nhằm đem lại lợi ích thiết thực về phát triển kinh tế để nâng cao đời sống của cư dân địa phương, nâng cao giá trị thẩm mỹ, hình ảnh tuyến cảnh quan ven biển của khu du lịch vùng biển Nam Trung Bộ.

Đáp ứng nhu cầu về phát triển đô thị bền vững, công trình công cộng, thương mại, nhu cầu ở mới, tạo nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho khu vực từ khai thác hợp lý quỹ đất hướng tới sự phát triển bền vững.

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.Đối tượng: Giải pháp thiết kế kiến trúc cảnh quan tuyến cảnh quan 2 bên tuyến đường ven biển tại các đô thị du lịch vùng Nam trung Bộ.

3.2.Phạm vi nghiên cứu:

a) Đô thị du lịch vùng Nam Trung Bộ:

Theo định hướng phát triển du lịch vùng của chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 Vùng Nam Trung Bộ bao gồm lãnh thổ 4 tỉnh và thành phố thuộc vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định) ở phía Bắc và 4 tỉnh còn lại ở cực Nam Trung Bộ là Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Đề tài tập trung vào 3 đô thị đặc trưng: Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa), Phan Thiết (Bình Thuận).

b) Tuyến đường: Tuyến cảnh quan ven biển tại một số đô thị du lịch đặc thù ven biển Nam trung Bộ.

Giới hạn các tuyến đường: để có liên kết cảnh quan, đề tài sẽ lấy giới hạn từ 1- 2 lớp đường kể từ phần tiếp giáp với mặt biển.

IV. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin, khảo sát điều tra, tổng hợp, phân tích đánh giá thực trạng.

Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó.

Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Tạo ra kiến thức mới và được chứng minh bởi dữ liệu trực tiếp hoặc gián tiếp.

Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước theo những mẫu câu hỏi được in sẵn sau đó thu thập tổng hợp kết quả để có những câu trả lời thiết thực.

Phương pháp điều tra cộng đồng: Thu thập ý kiến của các đối tượng liên quan, giáo viên, sinh viên, người dân và chính quyền địa phương.

V. Ý nghĩa khoa học

Đưa ra các giải pháp thiết kế cảnh quan dựa trên những cơ sở khoa học về thiết kế kiến trúc cảnh quan đô thị dọc 2 bên trục đường ven biển.

VI. Ý nghĩa thực tiễn

Xây dựng hình ảnh tuyến đường cảnh quan ven biển đáp ứng được về công năng, tiện ích, thẩm mỹ, về phát triển kinh tế và du lịch cho khu đô thị du lịch biển nói chung và đô thị vùng Nam Trung Bộ nói riêng.

Góp phần xây dựng, hoàn thiện các cơ sở khoa học quy hoạch cấu trúc đô thị dựa trên điều kiện địa hình và cảnh quan tự nhiên.

Đề tài là cơ sở tham khảo cho việc nghiên cứu, tư vấn lập quy hoạch dựa trên điều kiện địa hình và cảnh quan tự nhiên.

VII. Cấu trúc đề tài

Chương I: Đánh giá tổng quan về tình hình thiết kế kiến trúc cảnh quan hai bên trục đường ven biển tại các đô thị du lịch vùng nam trung bộ nhằm quản lý và phát triển bền vững.

Chương II: Cơ sở khoa học thiết kế kiến trúc cảnh quan hai bên trục đường ven biển tại các đô thị du lịch vùng nam trung bộ nhằm quản lý và phát triển bền vững.

Chương III: Đề xuất giải pháp thiết kế kiến trúc cảnh quan hai bên trục đường ven biển tại các đô thị du lịch vùng nam trung bộ nhằm quản lý và phát triển bền vững.

VIII. Các khái niệm, thuật ngữ liên quan trong đề tài

1. Đô thị: Là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.[29]

2. Đô thị du lịch (ĐTDL) là ĐT có lợi thế phát triển DL và ngành DL dịch vụ có vai trò quan trọng trong hoạt động của ĐT. ĐTDL đảm bảo cỏc điều kiện: (i) Có tài nguyên du lịch hấp dẫn trong ranh giới đô thị và khu vực liền kề; (ii) có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch; có cơ cấu lao động phự hợp với yêu cầu phát triển du lịch; (iii) ngành du lịch có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, đạt tỷ lệ thu nhập từ du lịch trên tổng thu nhập của các ngành dịch vụ theo quy định của Chính phủ. [29]

3. Cảnh quan: Hiện có hai cách hiểu khác nhau về thuật ngữ “cảnh quan”: Thông thường, cảnh quan là nhận thức thị giác, liên quan đến nhận thức thẩm mỹ. Thứ hai, coi cảnh quan là một không gian địa lý, như định nghĩa trong Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1): “Cảnh quan (địa lý) theo nghĩa rộng là toàn cảnh của một vùng, một khu vực trên bề mặt trái đất có những đặc điểm nhất định về thiên nhiên, phong cảnh, động vật, thực vật, khí hậu thuỷ văn, thổ nhưỡng, môi trường. Hoặc theo các nhà địa lý tự nhiên “cảnh quan là tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ của một cấp bất kỳ, đồng nghĩa với tổng thể tự nhiên - lãnh thổ, địa tổng thể tự nhiên hay địa hệ tự nhiên”. Trong luận văn, thuật ngữ “cảnh quan” được sử dụng theo cách hiểu thứ hai nói trên: cảnh quan là một không gian địa lý bao gồm tất cả các đặc điểm về chức năng – cấu trúc và hình thái.[29]

4. Cảnh quan đô thị: Là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè, đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị.

5. Cảnh quan tự nhiên: Là cảnh quan mà không bị ảnh hưởng bởi hoạt động của con người. Cảnh quan tự nhiên là nguyên vẹn khi tất cả các yếu tố sống và vật không sống được tự do để di chuyển và thay đổi.[30] Cảnh quan tự nhiên có thể kể đến là: ao, hồ, sông suối, biển, đồi núi, đất đai, cây

xanh....[30] Kiến trúc cảnh quan (KTCQ): Là không gian vật thể bao gồm: nhà, công trình kỹ thuật, nghệ thuật, không gian công cộng, cây xanh, biển báo và tiện ích đô thị v.v...

Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan: Là một hoạt động địnhhướng của con người nhằm mục đích tạo dựng, tổ hợp và liên kết các không gian chức năng trên cơ

sở tạo ra sự cân bằng và mối quan hệ tổng hòa của hai nhóm thành phần tự nhiên và nhân tạo của kiến trúc cảnh quan.

6. Phát triển bền vững (PTBV) là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ MT. [25]

7.Quản lý đô thị (QLĐT) là QL nhà nước về ĐT, bao gồm các hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước can thiệp vào nhiều lĩnh vực, nhằm tổ chức khai thác và điều tiết sử dụng tối ưu các nguồn lực với mục tiêu đạt được sự PTBV.

8.QL hành chính nhà nước ở ĐT là quản lý hành chính công, khác với QL hành chính tư của một cơ quan (QL nội bộ). [40]

9.Quản lý hệ thống không gian kiến trúc cảnh quan đô thị là QL Nhà nước về hệ thống KGKTCQ tại ĐT, bao gồm các lĩnh vực: quản lý QH; quản lý đầu tư phát triển và XD; quản lý khai thác và sử dụng hệ thống KGKTCQ


 


 

(Nguồn:VIUP)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website