Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch mạng lưới giao thông đường thủy trong hệ thống giao thông đô thị tại Đồng bằng sông Cửu Long

Chủ Nhiệm: Ths. KTS Cao Sĩ Niêm

MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU.. 11

1. Sự cần thiết phải nghiên cứu. 11

2. Mục tiêu nghiên cứu. 12

3. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu. 12

3.1. Đối tượng nghiên cứu. 12

3.2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu. 12

4. Phương pháp nghiên cứu. 12

4.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích hệ thống. 12

4.2. Các cách thức thu thập dữ liệu. 12

4.3. Phương pháp điều tra và quan sát thực địa. 13

4.4. Phương pháp chuyên gia. 13

4.5. Phương pháp dự báo. 13

5. Cấu trúc của đề tài 13

PHẦN B: NỘI DUNG.. 14

CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY TRONG HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.. 14

1.1. Tổng quan thực trạng mạng lưới giao thông đường thủy đồng bằng sông cửu long. 14

1.1.1. Tổng quan giao thông đường thủy ở Việt Nam.. 14

1.1.2. Vai trò và đặc điểm của hệ thống giao thông đường thủy trong lịch sử phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 15

1.1.3. Thực trạng giao thông đường thủy vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 22

1.1.4. Những ưu điểm và hạn chế về giao thông đường thủy vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 29

1.2. Thực trạng mạng lưới giao thông đường thủy trong hệ thống giao thông đô thị tại đồng bằng sông cửu long. 31

1.2.1. Thực trạng hệ thống đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long. 31

1.2.2. Thực trạng mạng lưới giao thông đường thủy trong hệ thống giao thông đô thị tại đồng bằng sông Cửu Long. 33

1.3. Thực trạng các vấn đề liên quan đến mạng lưới giao thông đường thủy trong đô thị 58

1.3.1. Điều kiện tự nhiên. 58

1.3.2. Hạ tầng đô thị. 59

1.3.3. Môi trường đô thị. 59

1.3.4. Đánh giá quy hoạch giao thông đường thủy trong các đồ án quy hoạch chung đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long. 60

1.4. Đánh giá chung về mạng lưới giao thông đường thủy trong hệ thống giao thông đô thị đồng bằng sông cửu long. 66

1.4.1. Lợi thế và những tác động tích cực của mạng lưới giao thông đường thủy trong hệ thống giao thông đô thị. 66

1.4.2. Những bất cập của mạng lưới giao thông đường thủy trong hệ thống giao thông đô thị. 66

1.5. Những vấn đề cần giải quyết trong quy hoạch mạng lưới giao thông đường thủy trong hệ thống giao thông đô thị đồng bằng sông cửu long. 68

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỐI VỚI QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY TRONG HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ. 69

2.1. Cơ sở pháp lý và văn bản pháp luật. 69

2.1.1. Lĩnh vực giao thông đường thủy. 69

2.1.2. Quy chuẩn, tiêu chuẩn cơ bản của mạng lưới giao thông đường thủy. 69

2.1.3. Lĩnh vực xây dựng và quy hoạch đô thị 70

2.1.4. Lĩnh vực tài nguyên, môi trường. 71

2.1.5. Lĩnh vực có liên quan. 71

2.1.6. Những hạn chế của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến giao thông thuỷ trong và ngoài đô thị 72

2.2. Cơ sở về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, giá trị văn hóa-lịch sử truyền thống. 73

2.2.1. Điều kiện tự nhiên. 73

2.2.2. Đặc thù của hệ thống sông, kênh vùng ĐBSCL.. 80

2.2.3. Đặc điểm kinh tế-xã hội 81

2.2.4. Các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống. 86

2.3. Cơ sở lý luận về quy hoạch mạng lưới giao thông đường thủy trong đô thị 91

2.3.1. Các hình thức quy hoạch mạng lưới giao thông đường thủy trong đô thị 91

2.3.2. Mô hình mạng lưới giao thông đường thủy trong đô thị 92

2.3.3. Xây dựng mô hình phân chia tỷ lệ đảm nhận giữa các phương thức vận tải 94

2.4. Cơ sở lý luận về không gian dọc giao thông thủy trong cấu trúc đô thị 96

2.4.1. Yêu cầu về vai trò các khu chức năng dọc giao thông thủy trong đô thị 96

2.4.2. Mô hình bố trí các khu chức năng đô thị dọc giao thông thủy trong quy hoạch không gian đô thị 97

2.5. Các cơ sở lý thuyết về thiết kế đô thị 98

2.5.1. Những yếu tố tạo cảnh quan. 98

2.5.2. Các yếu tố tạo cảnh quan không gian đô thị nước. 100

2.5.3. Sử dụng không gian xanh trong việc thiết kế đô thị tạo cảnh quan kiến trúc với không gian dọc sông. 102

2.5.4. Hạ tầng kỹ thuật 104

2.6. Cơ sở về kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng. 105

2.6.1. Tóm tắt kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam.. 105

2.6.2. Nguy cơ ngập úng với nước biển dâng cao 100cm.. 107

2.7. Cơ sở thực tiễn về phát triển giao thông đường thủy trong đô thị tại việt nam... 109

2.8. Kinh nghiệm quốc tế về quy hoạch mạng lưới giao thông đường thủy trong đô thị 109

2.8.1. Kinh nghiệm các nước Châu Âu. 109

2.8.2. Kinh nghiệm Châu Á.. 115

2.8.3. Bài học kinh nghiệm.. 123

2.9. Tổng hợp hướng tiếp cận quy hoạch mạng lưới giao thông đường thủy trong hệ thống giao thông đô thị tại đồng bằng sông cửu long. 125

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY TRONG HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. 128

3.1. Quan điểm quy hoạch mạng lưới giao thông đường thủy trong hệ thống giao thông đô thị tại đồng bằng sông cửu long. 128

3.2. Đề xuất hệ thống các tiêu chí quy hoạch mạng lưới đường thủy trong hệ thống giao thông đô thị theo xu hướng phát triển bền vững. 128

3.2.1. Nhóm tiêu chí về kinh tế: 128

3.2.2. Nhóm tiêu chí về xã hội 130

3.2.3. Nhóm tiêu chí môi trường. 132

3.2.4. Nhóm tiêu chí về kỹ thuật 133

3.3. Đề xuất các giải pháp quy hoạch mạng lưới giao thông đường thủy trong hệ thống giao thông đô thị tại đồng bằng sông cửu long. 136

3.3.1. Giải pháp cơ bản quy hoạch mạng lưới giao thông đường thủy liên vùng, liên đô thị 136

3.3.2. Giải pháp quy hoạch mạng lưới giao thông đường thủy trong đô thị 138

3.3.3. Giải pháp vận tải đường thủy trong đô thị 146

3.3.4. Giải pháp về tổ chức các phương tiện giao thông đường thủy trong đô thị. 148

3.3.5. Giải pháp về nạo vét lòng sông, phân luồng lạch giao thông đường thủy (có tính đến yếu tố biến đổi khí hậu). 149

3.3.6. Giải pháp về kết hợp mạng lưới giao thông đường thủy với các khu chức năng đô thị. 152

3.3.7. Giải pháp về kết hợp mạng lưới giao thông đường thủy với thoát nước và bảo vệ nguồn nước đô thị 168

3.3.8. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. 171

3.3.9. Giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học. 172

3.3.10. Tổng hợp các giải pháp. 175

3.4. Đề xuất cơ chế, chính sách phát triển giao thông đường thủy phục vụ hoạt động đô thị tại đồng bằng sông cửu long. 176

3.4.1. Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông đường thủy trong đô thị 176

3.4.2. Quản lý giao thông đường thủy trong hệ thống giao thông đô thị 179

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 183

1. Kết luận. 183

2. Kiến nghị 185

2.1. Về cơ chế chính sách. 185

2.2. Về bổ sung văn bản hướng dẫn quy hoạch đô thị 185

Tài liệu tham khảo. 186

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết phải nghiên cứu

Giao thông đường thủy nội địa là một trong 5 phương thức giao thông chính ở nước ta cũng như trên thế giới có vai trò rất quan trọng. Giao thông đường thủy không những có vai trò trung chuyển khối lượng hàng hóa, hành khách lớn mà còn tạo ra hàng triệu việc làm, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở hạ lưu sông Mê Kông, với hệ thống sông rạch dài hơn 28.500 km, trong đó có khoảng 15.000 km thuận lợi cho giao thông đường thủy nội địa. Toàn vùng hiện có hàng ngàn cảng và bến thủy nội địa phục vụ cho vận tải hàng hóa và hành khách, giúp giảm tải đáng kể cho giao thông đường bộ. Song, do gặp phải các khó khăn, hạn chế mà hoạt động giao thông đường thủy chưa phát triển tương xứng tiềm năng, lợi thế của vùng. Đáng chú ý là nhiều cây cầu bắc ngang các tuyến giao thông đường thủy ở ĐBSCL có khoảng tĩnh không chưa đảm bảo cho các phương tiện qua lại. Hiện nay, nhiều cảng, bến thủy nội địa trong vùng thiếu các thiết bị chuyên dùng hiện đại và công tác quản lý xếp dỡ hàng còn bất cập. Vận tải đường thủy tại nhiều nơi trong vùng đang có xu hướng bị thu hẹp, trong khi tai nạn giao thông đường thủy luôn ở mức cao.

Dù có nhiều lợi thế nhưng nhìn chung giao thông thủy tại ĐBSCL chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của vùng, nhất là khi các cơ sở hạ tầng giao thông chưa đảm bảo và việc đầu tư phát triển cho lĩnh vực này còn hạn chế thời gian qua. Hiện ĐBSCL vẫn còn thiếu các luồng tuyến giao thông thủy có độ sâu ổn định, đảm bảo cho tàu biển trọng tải lớn vào chở hàng hóa cũng như các cảng biển lớn, cảng chuyên dùng có các thiết bị bốc xếp hàng hiện đại để giúp tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển hàng hóa. Tình trạng người dân lấn chiếm sông rạch để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, làm đăng đáy đánh bắt cá… Hệ thống cầu vượt sông tại ĐBSCL có 109/288 cầu có khoảng thông thuyền không đảm bảo, trong đó có khoảng 38 cầu trên các tuyến quy hoạch và tuyến kết nối cần phải phá dỡ hoặc nâng cấp, cải tạo. Hiện 13 tỉnh, thành trong vùng có 3.982 bến thủy nội địa, trong đó có 3.325 bến được cấp phép hoạt động, 657 bến chưa được cấp phép (chiếm 13%). Từ 2005-2015, trên địa bàn các tỉnh, thành trong vùng đã xảy ra 1.206 vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa, chiếm khoảng 60,3% số vụ trên phạm vi toàn quốc. Riêng trong năm 2015 xảy ra 57 vụ, làm chết 45 người, bị thương 15 người, chìm đắm 69 phương tiện thủy gây thiệt hại hơn 7,3 tỉ đồng. Quy mô hệ thống giao thông đường thủy còn manh mún, chưa tạo thành mạng lưới liên kết, phương tiện chủ yếu tư nhân và hộ gia đình nắm giữ (chiếm tới hơn 90%).

Bên cạnh đó, giao thông đường thủy trong đô thị chưa được coi trọng như một hình thức giao thông hữu hiệu của đô thị nhất là đối với các đô thị có tiềm năng về sông nước như đồng bằng sông Cửu Long. Cơ sở hạ tầng giao thông đường thuỷ trong đô thị chủ yếu vẫn lợi dụng điều kiện tự nhiên, chưa có sự gắn kết hữu hiệu với tổng thể không gian đô thị. Cụ thể: Chưa có sự gắn kết giao thông đường thủy với các loại hình giao thông đô thị khác một cách hoàn chỉnh; Thiếu hiệu quả trong việc đóng góp tạo dựng cảnh quan đô thị; Chưa có sự sắp xếp, kết hợp với các khu chức năng đô thị như dân cư, thương mại, du lịch…; Chưa tham gia rõ nét trong kết hợp thoát nước đô thị và tham gia bảo vệ nguồn nước; Chưa được nghiên cứu như một loại hình giao thông để giảm tải cho giao thông đô thị… Đồng thời việc quản lý phát triển giao thông thủy như một loại hình giao thông trong đô thị còn mờ nhạt chưa phát huy được thế mạnh. Để tạo đà cho vùng ĐBSCL phát triển mạng lưới giao thông đường thủy trong các đô thị của vùng, cần nghiên cứu đề xuất các giải pháp quy hoạch mạng lưới giao thông đường thủy trong hệ thống giao thông đô thị để xứng với tiềm năng của vùng. Cần sớm định hướng giao thông đường thủy như một hình thức giao thông hữu hiệu trong quy hoạch giao thông đô thị, kết nối đồng bộ với các khu chức năng, các loại hình giao thông khác trong đô thị và có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp và các nhà đầu tư tham gia.

 Do đó, để phát huy hết lợi thế của giao thông đường thủy tại các đô thị vùng ĐBSCL, đồng thời giảm tải cho đường bộ, việc “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch mạng lưới giao thông đường thủy trong hệ thống giao thông đô thị tại đồng bằng sông Cửu Long” để đề xuất các giải pháp quy hoạch mạng lưới giao thông đường thủy trong các đô thị của vùng ĐBSCL là thực sự cần thiết và cấp bách.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Đề xuất các giải pháp quy hoạch mạng lưới giao thông đường thủy trong hệ thống giao thông đô thị tại đồng bằng sông Cửu Long.

- Nâng cao hiệu quả của quy hoạch đô thị thông qua khớp nối mạng lưới giao thông đường thủy với tổ chức quy hoạch không gian cảnh quan, các khu chức năng đô thị, bảo vệ nguồn nước và thoát nước cho đô thị tại đồng bằng sông Cửu Long.

3. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Mạng lưới giao thông đường thủy trong hệ thống giao thông đô thị tại đồng bằng sông Cửu Long.

3.2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

Nghiên cứu giải pháp quy hoạch giao thông đường thủy trong đô thị gắn với quy hoạch không gian đô thị. Chọn 3 tỉnh, thành phố: TP Cần Thơ, TP Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang), TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) để khảo sát.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích hệ thống

Phương pháp này đã được rất nhiều tác giả sử dụng trong hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học, đặc biệt có hiệu quả trong nghiên cứu xã hội, chính sách, quy hoạch và kiến trúc. Vì vậy trong nghiên cứu đây là phương pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của đề tài. Theo quan điểm hệ thống, đối tượng nghiên cứu của đề tài là một hệ thống bao gồm nhiều phân hệ hay hệ thống con, do đó việc nghiên cứu, phân tích các giải pháp quy hoạch mạng lưới giao thông thủy trong đô thị phải đặt trong các mối tương quan chung (thủy lợi, tài nguyên nước, giao thông đô thị, quy hoạch không gian đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị, phong tục tập quán, giá trị văn hóa truyền thống…), để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững. Phương pháp phân tích tổng hợp được áp dụng trong toàn bộ các nội dung của đề tài.

4.2. Các cách thức thu thập dữ liệu 

Có 2 dạng dữ liệu: sơ cấp và thứ cấp.

4.2.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp

Được thu thập từ các nguồn chính sau:

1. Các văn bản chính sách liên quan của Chính phủ và Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông và vận tải, cùng các Bộ ngành liên quan;

2. Các Quy hoạch, báo cáo, tổng kết của Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, các UBND Thành phố, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, các thành phố/tỉnh trong vùng…

4. Niên giám thống kê: ấn phẩm được Cục Thống kê xuất bản hàng năm, bao gồm các số liệu thống kê cơ bản về tình hình KT-XH của cả nước, từng thành phố, địa phương.

5. Các tài liệu đã xuất bản, lưu hành của các cơ quan Nhà nước khác có liên quan.

Đánh giá độ tin cậy và hạn chế của các tài liệu thứ cấp: Các thông tin trên đều từ các nguồn chính thức và đã được kiểm chứng nên hoàn toàn đáng tin cậy. Tuy nhiên so với yêu cầu của đề tài thì còn thiếu cụ thể, chưa có các số liệu riêng biệt của giao thông đường thủy trong hệ thống giao thông đô thị. 

4.2.2. Các nguồn dữ liệu sơ cấp

Để phục vụ mục tiêu của đề tài, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập thông tin từ các nguồn thứ cấp. Thông tin được thu thập từ các nguồn: (1) Điều tra xã hội học; (2) Phỏng vấn chuyên gia, nhà quản lý; (3) Điều tra hiện trường: chụp ảnh, đo đạc, vẽ ghi, thống kê bổ sung…

4.3. Phương pháp điều tra và quan sát thực địa

Có mục đích cơ bản là thống kê, kiểm tra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu về tình hình phát triển giao thông thủy trong hệ thống giao thông đô thị.  Nhóm đã tiến hành khảo sát thực tế tại đô thị: TP Cần Thơ, TP Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy (tỉnh Hậu Giang), TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) để đánh giá về hiện trạng triển khai, đồng thời bổ sung các thông tin, số liệu liên quan đến thực trạng về kinh tế, xã hội, môi trường... Phương tiện là máy ảnh, phương tiện đo vẽ, quan sát ghi chép… đồng thời đối chiếu với các hồ sơ thứ cấp ban đầu để đánh giá mức độ triển khai, cập nhật các thay đổi.

4.4. Phương pháp chuyên gia

Phỏng vấn chuyên gia những lĩnh vực có liên quan, cụ thể là: Đối tượng quản lý và ra chính sách: Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông và Vận tải, Sở Xây dựng, Sở Giao thông và Vận tải thuộc các Thành phố/Tỉnh; Các nhà đầu tư, các doanh nghiệp; Các nhà nghiên cứu và giảng dạy: từ các Bộ, trường Đại học và Viện nghiên cứu.

4.5. Phương pháp dự báo

Trước tiến trình phát triển thực tế của đối tượng nghiên cứu, đưa ra dự báo về về cơ cấu, mức độ, đối tượng và những xu hướng quy hoạch phát triển giao thông thủy trong hệ thống giao thông đô thị, có so sánh đối chiếu với kinh nghiệm nước ngoài.

5. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận - kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, đề tài được cấu trúc thành 3 chương chính

 

 

(Nguồn:VIUP)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website