Nghiên cứu hướng dẫn thiết kế đô thị các không gian công cộng tại các đô thị lớn ở Việt Nam (Các trung tâm, quảng trường, đại lộ lớn và các khu đô thị)

Đề tài tập trung nghiên cứu lập Hướng dẫn công tác Thiết kế Đô thị trong hệ thống quy hoạch đô thị nhằm cung cấp một công cụ hữu hiệu phục vụ công tác quản lý đô thị đặc biệt là vấn đề tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, thẩm mĩ đô thị và những vấn đề liên quan đến thể chế khác.

Mục tiêu đề tài

Đề tài tập trung nghiên cứu lập Hướng dẫn công tác Thiết kế Đô thị trong hệ thống quy hoạch đô thị nhằm cung cấp một công cụ hữu hiệu phục vụ công tác quản lý đô thị đặc biệt là vấn đề tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, thẩm mĩ đô thị và những vấn đề liên quan đến thể chế khác.

Đề tài thông qua những nghiên cứu cho không gian công cộng như Quảng trường, Đại lộ, Trung tâm và các khu đô thị mới, đặc biệt tập trung vào Quảng trường công cộng để lập hướng dẫn thiết kế đô thị các không gian công cộng nói riêng và cho các khu vực chức năng có hoạt động công cộng khác trong các đô thị. Đề tài này cũng mong muốn được áp dụng bản Hướng dẫn này trong quy trình quy hoạch xây dựng hiện nay để nâng cao công tác kiểm soát phát triển đô thị với mục tiêu xây dựng các đô thị giàu và đẹp.

Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chia làm ba Hợp phần chủ yếu:

Hợp phần I- Lý luận chung về thiết kế đô thị và quảng trường trong không gian công cộng: Hợp phần này tập trung nghiên cứu bổ sung thêm những khái quát cơ bản, yếu tố chính, các vấn đề thể chế có liên quan đến thiết kế đô thị để hoàn chỉnh dần khái niệm này trong lý luận về quy hoạch đô thị

Hợp phần II- Nghiên cứu thí điểm cho 2 khu quảng trường tại TP. HCM- Hồ Con Rùa và Quảng trường trung tâm (kết hợp đại lộ) trong khu đô thị du lịch sinh thái văn hóa Hạ Long, TP. Hạ Long, Quảng Ninh.

Hợp phần III- Dự thảo Khung hướng dẫn Thiết kế Đô thị các quảng trường trong không gian công cộng tại các đô thị lớn ở Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu  

- Tiếp tục bổ sung, cập nhật và cung cấp những nghiên cứu về khái niệm, quy trình, các yếu tố, đặc trưng cho một công cụ quy hoạch mới- Thiết kế đô thị cho công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị, trong đó đặc biệt trực tiếp đóng góp vào công tác xây dựng bản Hướng dẫn về thiết kế đô thị (TKĐT) trong Nghị định về Quy hoạch xây dựng và Thông tư Hướng dẫn

-  Hai đồ án quy hoạch chi tiết Quảng trường ở TP.HCM và Hạ Long theo hướng Thiết kế đô thị.

-  Dự thảo Hướng dẫn về Thiết kế đô thị các không gian công cộng tại các đô thị lớn Việt Nam.

Mục lục

PHẦN MỞ ĐẦU

-  Mục tiêu của đề tài

-  Phạm vi nghiên cứu

-  Kết quả nghiên cứu

Phần 1. Bối cảnh chung về công tác quản lý kiểm soát kiến trúc cảnh quan đô thị hiện nay

Chương 1. Quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị trong luật xây dựng và các văn bản liên quan

1.1.      Các loại đồ án quy hoạch xây dựng trong Luật Xây dựng và các văn bản liên quan.

1.2.      Đánh giá chung

Phần 2. Lý luận về Thiết kế Đô thị (TKĐT)

Chương 2. Những lý luận cơ bản về TKĐT

2.1. Khái niệm và định nghĩa

2.2. Nguồn gốc của TKĐT

- Nguồn gốc

- Các trào lưu TKĐT chính

2.3. Các bối cảnh của hoạt động TKĐT

2.3.1. Bối cảnh khu vực

2.3.2. Bối cảnh toàn cầu

2.3.3. Bối cảnh thị trường

2.3.4. Bối cảnh thể chế

2.4. TKĐT và hai nhóm vấn đề chính

2.4.1. Nhóm vấn đề bản chất

2.4.2. Nhóm vấn đề quy trình

2.5. Các chiều cạnh cơ bản của TKĐT

2.5.1. Hình thái

2.5.2. Cảm thụ

2.5.3. Xã hội

2.5.4. Thị giác

2.5.5. Chức năng

2.5.6. Thời gian

2.6. Các đặc trưng của TKĐT

2.6.1. Đặc trưng về định hướng không gian

2.6.2.  Đặc trưng về định hướng thời gian

2.6.3. Đặc trưng về con người và môi cảnh

2.6.4. Đặc trưng của nhiều chuyên ngành

2.6.5. Đặc trưng mang tính chỉ đạo

Chương 3. Các vấn đề bản chất của TKĐT

3.1. Cấu trúc không gian đô thị và các thành tố cơ bản

3.1.1. Khái niệm

3.1.2. Các thành phần cơ bản của cấu trúc không gian

3.1.3. Các nhóm phân định không gian

3.1.4. Các yếu tố cơ bản

3.1.5. Các yếu tố tạo hình ảnh đô thị

3.2. Các tiêu chí chất lượng

3.2.1. Tiêu chí thước đo

3.2.2. Tiêu chí không đo được

Chương 4. Các vấn đề quy trình của TKĐT

4.1. Vị trí của TKĐT trong quy trình quy hoạch và xây dựng đô thị

4.1.1. Quan hệ giữa TKĐT và qui hoạch

4.1.2.  Quan hệ giữa TKĐT và thiết kế kiến trúc

4.2. Quy trình TKĐT và sản phẩm:

4.2.1. Các loại đồ án TKĐT

4.2.2. Quá trình cơ bản và các bước

4.2.3. Các tiêu chí đánh giá

4.2.4. Sản phẩm

4.3. Thể chế và những vấn đề liên quan

4.3.1. Tổ chức TKĐT

4.3.2. Các công cụ

Phần 3. Quảng trường trong không gian công cộng và những đặc trưng

Chương 5: Phân loại hệ thống quảng trường của Việt Nam và trên thế giới

5.1. Phân loại hệ thống quảng trường trên thế giới

5.2. Phân loại hệ thống quảng trường ở Việt Nam

5.3. TKĐT cho quảng trường và các nguyên tắc thiết kế cơ bản

5.4. Về các cách tiếp cận đến quảng trường

Chương 6: Kết luận và kiến nghị:

6.1. Vai trò của TKĐT trong quy hoạch xây dựng

6.2. Khả năng áp dụng trong quy trình quy hoạch

6.3. Loại hình TKĐT có thể áp dụng ở Việt Nam

6.4. Những kiến nghị ban đầu

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

 

Chủ nhiệm: Th.S KTS. Ngô Trung Hải

Chủ trì các đề tài nhánh: Th.s KTS. Nguyễn Thị Hồng Diệp

                                         Th.s KTS. Đỗ Kim Dung

                                         TS. KTS. Phạm Thúy Loan

 Và các KTS:                    Đinh Nguyệt Ánh

                                          Nguyễn Bảo Ngọc

                                          Trịnh Văn Lập

                                          Nguyễn Long

(Nguồn:VIUP)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website