Chủ nhiệm đề tài: ThS. KTS. Nguyễn Xuân Anh
Thư ký:
ThS. KTS. Nguyễn Thị Hồng Diệp
NCV: ThS. KS. Lê Thanh Bình
NCV: ThS. KTS. Trần Phương Huyền
NCV: ThS. KTS. Chử Đức Trung
NCV: ThS. KTS. Phan Trọng Tuệ
NCV: TS. KS. Nguyễn Thị Thúy Hằng
NCV: ThS. KTS. Nguyễn Thị Hồng Vân
NCV: ThS. KS. Hoàng Đình Giáp
NCV: KS. Hoàng Hưng Minh
NCV: ThS. KTS. Trần Duy Hưng
NCV: KS. Trần Thị Thuy
NCV: KTS. Ngô Thùy Duyên
NCV: KTS. Nguyễn Hữu Hoan
Mục lục 1. CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 11 1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ 11 1.2. Sự cần thiết của nghiên cứu 15 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 16 1.4. Đối tượng nghiên cứu 16 1.5. Phạm vi nghiên cứu 16 1.6. Phương pháp nghiên cứu 16 1.7. Ý nghĩa khoa học của kết quả nghiên cứu 17 2. CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ỨNG DỤNG THIẾT KẾ ĐÔ THỊ VỀ TẦNG CAO 18 2.1. Tổng quan về các vấn đề của phát triển tầng cao đô thị 18 2.1.1. Xây dựng cao tầng và môi trường sinh thái đô thị 18 2.1.2. Xây dựng cao tầng và môi trường văn hoá – xã hội đô thị 18 2.1.3. Xây dựng cao tầng và cảnh quan đô thị 19 2.1.4. Xây dựng cao tầng và cuộc Cách mạng số 20 2.1.5. Xây dựng cao tầng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị 20 2.1.6. Xây dựng cao tầng và quá trình đô thị hoá 20 2.2. Quá trình phát triển không gian cao tầng tại các đô thị trên thế giới 24 2.2.1. Sơ lược về lịch sử xây dựng cao tầng trong đô thị 24 2.2.2. Sự biến đổi của các thành phố đương đại 27 2.2.3. Tầm nhìn về các thành phố cao tầng tương lai 28 2.2.4. Những đột phá công nghệ 30 2.2.5. Những đổi mới về kiến trúc 31 2.3. Quá trình phát triển không gian cao tầng tại các đô thị trong nước 32 2.3.1. Giai đoạn trước Thống nhất (1945-1975) 32 2.3.2. Giai đoạn Kinh tế kế hoạch (1976-1986) 33 2.3.3. Giai đoạn Đổi Mới (1986-2005) 34 2.3.4. Giai đoạn Kinh tế thị trường (2005 đến nay) 37 2.4. Tổng quan về các công cụ pháp lý trong quy hoạch tầng cao đô thị 40 2.4.1. Quản lý trên phạm vi toàn quốc 40 2.4.2. Quản lý tại địa bàn một số thành phố lớn 41 2.4.3. Các vấn đề nổi bật 42 2.5. Tổng quan về phương pháp luận quy hoạch tầng cao đô thị 44 2.5.1. Từ trên xuống: Quy hoạch chung và phân khu 45 2.5.2. Từ dưới lên: Quy hoạch chi tiết và thiết kế dự án 49 2.5.3. Sự phối hợp giữa các tầng bậc quy hoạch 49 2.6. Tổng quan về công tác thiết kế đô thị trong lĩnh vực tầng cao 50 2.6.1. Tổng quan trước tác lý luận Thiết kế đô thị 50 2.6.2. Quy trình, nội dung, sản phẩm Thiết kế đô thị tại Việt Nam 52 2.6.3. Phối hợp liên ngành trong Thiết kế đô thị 55 2.6.4. Ảnh hưởng của các xu hướng xã hội đối với cách tiếp cận Thiết kế đô thị 58 2.6.5. Ứng dụng Thiết kế đô thị trong giải quyết các vấn đề về tầng cao đô thị 59 2.7. Tổng kết Chương 2 65 3. CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ ỨNG DỤNG THIẾT KẾ ĐÔ THỊ TRONG QUY HOẠCH TẦNG CAO CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM 67 3.1. Thực trạng phát triển tầng cao ở các đô thị Việt Nam 67 3.1.1. Tại các trung tâm đô thị lớn (nghiên cứu thực nghiệm tại Khu Nội đô lịch sử thành phố Hà Nội) 67 3.1.2. Tại các trung tâm đô thị quy mô trung bình (nghiên cứu thực nghiệm tại Khu trung tâm TP Vũng Tàu) 73 3.1.3. Tại các khu đô thị có giá trị bảo tồn (nghiên cứu thực nghiệm tại khu đô thị trung tâm phía Nam thành phố Huế) 77 3.2. Thực trạng nội dung tầng cao trong quy hoạch đô thị 81 3.2.1. Trường hợp Hà Nội 81 3.2.2. Trường hợp Vũng Tàu 87 3.2.3. Trường hợp Huế 88 3.3. Thực trạng công tác quản lý phát triển tầng cao đô thị 91 3.3.1. Thành quả 91 3.3.2. Hạn chế 91 3.3.3. Nguyên nhân 92 3.3.4. Các vấn đề cần giải quyết 93 3.4. Tổng kết Chương 3 94 3.4.1. Trường hợp Hà Nội 94 3.4.2. Trường hợp Vũng Tàu 95 3.4.3. Trường hợp Huế 96 4. CHƯƠNG 4. CƠ SỞ KHOA HỌC ỨNG DỤNG THIẾT KẾ ĐÔ THỊ MỞ RỘNG VỀ TẦNG CAO 97 4.1. Quan điểm ứng dụng Thiết kế đô thị mở rộng về tầng cao 97 4.1.1. Tiền đề ứng dụng thiết kế đô thị 97 4.1.2. Tư duy về thế hệ đô thị tiếp theo 98 4.1.3. Vai trò của thiết kế đô thị 100 4.1.4. Thiết kế đô thị cơ bản và mở rộng 101 4.1.5. Các thách thức thường gặp đối với thiết kế đô thị về tầng cao 105 4.2. Một số chủ đề thường gặp trong Thiết kế đô thị về tầng cao 113 4.2.1. Điểm nhìn, điểm nhấn, trường nhìn, tuyến cảnh quan 113 4.2.2. Không gian công cộng (Public space) 114 4.2.3. Không gian nửa công cộng (semi-public/private space, common space) 115 4.2.4. Phân loại công trình xây dựng theo tầng cao 115 4.2.5. Gần gũi với tỉ lệ con người (Human scale) 118 4.2.6. Các chỉ tiêu quy hoạch và thiết kế đô thị 119 4.2.7. Sử dụng hỗn hợp (Mixed-use) 121 4.2.8. Mật độ đô thị (urban density) 122 4.2.9. Ranh giới phát triển đô thị (Urban boundary) 125 4.3. Những bài học từ lịch sử 129 4.3.1. Nghệ thuật cảnh quan trong đô thị truyền thống Việt Nam 129 4.3.2. Thời kỳ Thuộc địa: kiến thiết đô thị theo mô hình Phương Tây 137 4.3.3. Bài học 144 4.4. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế 149 4.4.1. Hướng dẫn thiết kế đô thị đối với nhà cao tầng (trường hợp Burlington - Canada 2017) 149 4.4.2. Kế hoạch phát triển hệ thống Trung tâm hoạt động (trường hợp Melbourne – Australia 2002) 150 4.4.3. Ví dụ về quá tải mật độ ở Cửu Long Trại – Hồng Kông 152 4.4.4. Ví dụ về tích hợp không gian công cộng trên cao 153 4.4.5. Chủ nghĩa đô thị Vancouver (Vancouvenism) 155 4.4.6. Quản lý sử dụng đất ở Nhật Bản 157 4.4.7. Quy chế thành phố Hà Nội 159 4.5. Phương pháp luận ứng dụng Thiết kế đô thị mở rộng về tầng cao 162 4.5.1. Những nguyên tắc dựa trên điều kiện tự nhiên 162 4.5.2. Những nguyên tắc dựa trên trên điều kiện văn hóa – xã hội 163 4.5.3. Những nguyên tắc dựa trên trên điều kiện kinh tế 163 4.5.4. Những nguyên tắc dựa trên trên điều kiện hạ tầng 164 4.6. Các chủ đề ứng dụng Thiết kế đô thị mở rộng về tầng cao 164 4.6.1. Hòa hợp hệ sinh thái 164 4.6.2. Năng lượng tại chỗ 165 4.6.3. Tuần hoàn rác thải 166 4.6.4. Tuần hoàn nước 166 4.6.5. Tiếp nối giá trị bản địa 167 4.6.6. Đặc trưng nơi chốn 167 4.6.7. Hòa hợp cộng đồng 167 4.6.8. Lan tỏa tri thức 168 4.6.9. Tiêu dùng tại chỗ 168 4.6.10. Quản trị tốt 168 4.6.11. Đô thị nén gọn 169 4.6.12. Giao thông xanh 170 4.6.13. Hạ tầng xanh 171 4.6.14. Công trình xanh 171 4.6.15. Vật liệu bền vững 172 4.7. Tổng kết Chương 4 173 5. CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG THIẾT KẾ ĐÔ THỊ MỞ RỘNG VỀ TẦNG CAO 174 5.1. Đề xuất kỹ thuật 174 5.1.1. Phân tích thị trường bất động sản 174 5.1.2. Dự báo và kịch bản phát triển tầng cao đô thị 175 5.1.3. Xây dựng Chiến lược phát triển mạng lưới trung tâm hoạt động 177 5.1.4. Xây dựng Chiến lược phát triển tầng cao đô thị 179 5.1.5. Biện pháp khuyến khích phát triển cao tầng 180 5.1.6. Phương pháp xác định điểm nhìn, điểm nhấn và trường nhìn 183 5.1.7. Phương pháp quản lý tầng cao, chiều cao 185 5.1.8. Phương pháp quản lý mật độ đô thị 186 5.1.9. Hướng dẫn thiết kế đô thị về tầng cao 198 5.1.10. Hướng dẫn phát triển hạ tầng xanh 199 5.1.11. Đánh giá tác động giao thông 200 5.1.12. Ứng dụng phân hạng tầng cao 204 5.1.13. Một số vấn đề về quy chuẩn, tiêu chuẩn và văn bản pháp luật ngành Xây dựng liên quan lĩnh vực tầng cao 205 5.1.14. Áp dụng phân vùng mật độ xây dựng 209 5.1.15. Áp dụng ranh giới phát triển đô thị 209 5.2. Đề xuất chính sách 209 5.2.1. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị 209 5.2.2. Địa phương hóa một số tiêu chuẩn, quy chuẩn 210 5.2.3. Gắn nghĩa vụ với quyền phát triển 210 5.2.4. Chuyển nhượng quyền phát triển (TDR) 211 5.2.5. Phát triển hạ tầng khung 213 5.2.6. Dành ưu tiên nguồn lực cho các khu trung tâm 214 5.2.7. Truyền thông nhân dân 214 5.3. Tổng kết Chương 5 214 6. CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 215 6.1. Kết luận 215 6.2. Kiến nghị 218 7. TÀI LIỆU THAM KHẢO : 219 |
1. CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ
1.2 Sự cần thiết của nghiên cứu
Với tất cả các thành phố lớn trên thế giới, khu vực trung tâm đô thị (lõi đô thị) luôn là một khu vực năng động, tạo ra bản sắc và tính cạnh tranh của mỗi thành phố. Do vậy, việc tìm ra chính sách đúng đắn cũng như quy trình và phương pháp quản lý phát triển Khu trung tâm đô thị, nhất là quản lý khai thác không gian cao tầng, luôn là một thách thức của chính quyền, giới chuyên môn, nhà đầu tư và người dân đô thị.
Tại Việt Nam, định hướng quản lý phát triển khu vực trung tâm đô thị thường được hoạch định trong đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu của đô thị. Trong nhiều trường hợp, các định hướng này thường mờ nhạt, chủ yếu là một số chỉ tiêu và giải pháp quản lý đơn giản về tầng cao nhằm mục đích giảm mật độ dân số của khu vực trung tâm đô thị mà chưa chú ý đến việc tăng cường chất lượng đô thị, phát triển dịch vụ công cộng, cải thiện năng lực hạ tầng và môi trường, tạo ra bản sắc và nâng cao tính hấp dẫn của khu vực này. Chính vì vậy, khi phải đối mặt với nhu cầu phát triển và các hoạt động kinh doanh sôi động của khu vực trung tâm đô thị, các giải pháp quản lý phát triển theo quy hoạch đã bộc lộ nhiều lúng túng, mâu thuẫn, làm kéo dài thời gian chấp thuận đầu tư.
Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt của cải cách và phát triển, cần quản lý tốt quá trình đô thị hóa để đẩy mạnh hiện đại hóa và công nghiệp hóa. Với hiệu ứng kinh tế tích tụ, nếu có được năng lực cạnh tranh cao, các đô thị sẽ làm tăng năng suất, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và đa dạng hóa các hoạt động kinh tế. Hiệu quả quá trình đô thị hóa phụ thuộc nhiều vào việc từng thành phố, nhất là các thành phố loại I và loại đặc biệt, quản lý tốt khu vực trung tâm đô thị.
Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ “Nghiên cứu mở rộng ứng dụng thiết kế đô thị trong đồ án quy hoạch nhằm quản lý khai thác không gian cao tầng, điểm nhìn, điểm nhấn trong đô thị” đã đề cập đến một vấn đề quan trọng hiện nay tại Việt Nam, đó là quản lý phát triển khu trung tâm (lõi đô thị) của các thành phố lớn thông qua viêc tối ưu hoá công cụ thiết kế đô thị để nâng cao năng lực quản lý không gian cao tầng.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng phương pháp luận mở rộng ứng dụng thiết kế đô thị về tầng cao trong công tác quy hoạch đô thị;
- Xây dựng quy trình thiết kế đô thị về tầng cao trong quy hoạch đô thị;
- Xây dựng khung nội dung hướng dẫn thiết kế đô thị về quản lý tầng cao cho một số trường hợp nghiên cứu thí điểm;
- Đề xuất một số cơ chế chính sách nhằm mở rộng ứng dụng thiết kế đô thị về tầng cao trong quy hoạch đô thị.
1.4 Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp luận mở rộng ứng dụng thiết kế đô thị về tầng cao;
- Quy trình thiết kế đô thị về tầng cao;
- Các chủ đề nội dung hướng dẫn thiết kế đô thị về tầng cao;
- Cơ chế chính sách đối với việc mở rộng ứng dụng thiết kế đô thị về tầng cao.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Về tổng thể, nội dung nghiên cứu của đề tài hướng đến có khả năng ứng dụng phổ quát cho các khu vực trung tâm của các đô thị Việt Nam nói chung. Về cụ thể, đề tài rút ra nhận định phổ quát thông qua việc nghiên cứu thực nghiệm, dự kiến tại các thành phố Hà Nội, Huế, và Vũng Tàu:
- Tại thành phố Hà Nội, lựa chọn Khu Đô thị lịch sử làm địa bàn nghiên cứu thực nghiệm. Khu vực này đặc trưng cho sự phát triển đô thị nén tại trung tâm thành phố lớn (là trung tâm vùng, đô thị loại đặc biệt trực thuộc Trung ương). Đây cũng là khu vực có nhiều đặc trưng đô thị qua các thời kỳ.
- Tại thành phố Vũng Tàu, lựa chọn khu trung tâm hiện hữu (Phân khu Nam Vũng Tàu) làm địa bàn nghiên cứu thực nghiệm. Khu vực này đặc trưng cho sự phát triển đô thị nén tại trung tâm thành phố quy mô trung bình, đang có nhiều biến động (đô thị loại I trực thuộc tỉnh).
- Tại thành phố Huế, lựa chọn Khu đô thị trung tâm phía Nam thành phố Huế làm địa bàn nghiên cứu thực nghiệm. Khu vực này đặc trưng cho sự phát triển mật độ cao trong lòng đô thị di sản.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Lộ trình nghiên cứu được thực hiện qua các bước, sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Tìm hiểu các khái niệm liên quan thiết kế đô thị về tầng cao;
- Phương pháp chuyên gia: Nhận diện khả năng ứng dụng thực tế của thiết kế đô thị về tầng cao;
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Thực hành nghiên cứu thí điểm thiết kế đô thị về tầng cao;
- Phương pháp phân tích - tổng kết kinh nghiệm: Từ lý luận và thực tiễn, đúc rút các nguyên tắc mở rộng ứng dụng thiết kế đô thị về tầng cao;
- Phương pháp chuyên gia: Đề xuất giải pháp và các điều kiện liên quan (trong đó có cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn…) để mở rộng ứng dụng thiết kế đô thị về tầng cao;
- Phương pháp thực nghiệm: Chứng minh hiệu quả của các đề xuất thông qua việc hướng dẫn cho một số trường hợp cụ thể để thực nghiệm kết quả nghiên cứu;
- Tổng kết các phát hiện đề tài.
1.7 Ý nghĩa khoa học của kết quả nghiên cứu
- Điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, tiêu chuẩn, quy chuẩn về quản lý tầng cao đô thị.
- Tạo cơ sở khoa học cho việc ứng dụng có hiệu quả của chuyên môn thiết kế đô thị trong lập quy hoạch và quản lý tầng cao đô thị theo quy hoạch.
- Giúp hiểu đúng, vận dụng đúng khoa học thiết kế đô thị, và vận dụng một cách mở rộng, sáng tạo, có hiệu quả,
- Nâng cao năng lực của chính quyền đô thị trong xây dựng chính sách về quản lý phát triển tầng cao đô thị.