Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn lập quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị theo định hướng phát triển bền vững

Chủ nhiệm đề tài: Ths.KS Vũ Tuấn Vinh

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................... 4
DANH MỤC BẢNG ...................................................... 4
DANH MỤC HÌNH .......................................................5
MỞ ĐẦU ..................................................................... 5
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................... 5
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................. 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................... 7
4. Nội dung nghiên cứu........................................................ 7
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................ 7
6. Đóng góp mới của đề tài .................................................. 7
7. Kết cấu của đề tài...................................................... 8
NỘI DUNG .................................................................... 9
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH CAO ĐỘ NỀN VÀ THOÁT NƯỚC MẶT ĐÔ THỊ ....................................... 9
1.1. Tổng quan về công tác quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị ........................... 9
1.1.1. Các công cụ pháp lý trong quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị............ 9
1.1.2. Công tác quản lý cao độ nền trong quy hoạch và phát triển đô thị........................ 11
1.1.3. Công tác quản lý thoát nước mặt trong quy hoạch và phát triển đô thị ................. 14
1.2. Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị tại TP. Hà Nội ..................................... 16
1.2.1. Thực trạng và các vấn đề tồn tại của hệ thống cao độ nền và thoát nước mặt....... 16
1.2.2. Nội dung quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt trong các loại hình quy hoạch đô thị ................................................ 22
1.2.3. Thực trạng quản lý quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt .............. 31
1.3. Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị tại TP. Hồ Chí Minh........ 33
1.3.1. Thực trạng và các vấn đề tồn tại của hệ thống cao độ nền và thoát nước mặt....... 33
1.3.2. Nội dung quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt trong các loại hình quy hoạch đô thị ........................................................... 42
1.3.3. Thực trạng các công cụ quản lý quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt......... 51
1.4. Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị tại TP. Quy Nhơn ........ 52
1.4.1. Thực trạng và các vấn đề tồn tại của hệ thống cao độ nền và thoát nước mặt....... 52
1.4.2. Nội dung quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt trong các loại hình quy hoạch đô thị ......................................................... 62
1.4.3. Thực trạng các công cụ quản lý quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt............ 71
1.5. Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị tại TP. Hòa Bình............. 74
1.5.1. Thực trạng và các vấn đề tồn tại của hệ thống cao độ nền và thoát nước mặt....... 74
1.5.2. Nội dung quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt trong các loại hình quy hoạch đô thị ................................................. 77
1.5.3. Thực trạng các công cụ quản lý quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt............ 86
1.6. Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị tại TP. Long Xuyên......... 89
1.6.1. Thực trạng và các vấn đề tồn tại của hệ thống cao độ nền và thoát nước mặt....... 89
1.6.2. Nội dung quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt trong các loại hình quy hoạch đô thị ...................................... 94
1.6.3. Thực trạng các công cụ quản lý quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt............ 99
1.7. Đánh giá chung và xác định những vấn đề cần nghiên cứu của đề tài .......................... 100
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ.................................. 103
3.1. Cơ sở khoa học về pháp lý ........................ 103
3.1.1. Hệ thống Luật. ...................................... 103
3.1.2. Văn bản dưới luật. ........................... 106
3.1.3. Các định hướng, chiến lược, chương trình quốc gia có liên quan. .... 109
3.2. Cơ sở khoa học về lý luận .................................... 111
3.2.1. Cao độ nền và thoát nước mặt trong quy hoạch và quản lý đô thị.... 111
3.2.2. Nguyên tắc chung của công tác quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị. 119
3.2.3. Mối liên hệ giữa quy hoạch cao độ nền và tiêu thoát nước đô thị theo định hướng thoát nước bền vững (SuDS).................... 122
3.2.4. Tác động của Biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến công tác thiết kế quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị ........................ 142
3.3. Các bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế ................. 145
3.3.1. Bài học kinh nghiệm từ quốc tế ............................ 145
3.3.2. Bài học kinh nghiệm từ công tác quy hoạch và quản lý cao độ xây dựng tại các đô thị Việt Nam (tại các đô thị nghiên cứu điểm) ................... 165
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH CAO ĐỘ NỀN VÀ THOÁT NƯỚC MẶT ĐÔ THỊ ........................................ 173
4.1. Quan điểm và hướng tiếp cận trong công tác quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị ................................................................. 173
4.2. Các nguyên tắc quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị hướng tới phát triển bền vững ............................................ 175
4.2.1. Quy hoạch Cao độ nền và thoát nước mặt đô thị với các định hướng tổ chức không gian đô thị ......................................... 175
4.2.2. Quy hoạch Cao độ nền và thoát nước mặt đô thị với các định hướng sử dụng đất đô thị .......................... 175
4.2.3. Quy hoạch Cao độ nền và thoát nước mặt đô thị với các định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị....................... 176
4.2.4. Lồng ghép định hướng thoát nước bền vững vào quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị................................... 176
4.2.5. Lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng vào quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị.......................... 179
4.3. Đề xuất quy trình, nội dung quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị................ 180
4.3.1. Khái niệm, thuật ngữ và quy trình chung................. 180
4.3.2. Quy hoạch chuyên ngành cao độ nền và thoát nước mặt đô thị........ 185
4.3.3. Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt lông ghép trong quy hoạch đô thị........185
4.4. Đề xuất bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện các văn bản pháp quy......... 205
4.4.1. Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị và các nghị định, thông tư kèm theo ....... 205
4.4.2. Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải ........ 205
4.4.3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch Xây dựng (QCXDVN 01:2008)........ 205
4.4.4. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Hạ tầng kỹ thuật (QCVN 07:2016) ............... 205
4.4.5. Các văn bản có liên quan khác................... 205
4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý theo nội dung quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị.............. 205
4.5.1. Đối với cơ quan trung ương, ...................... 205
4.5.2. Đối với cơ quan cấp tỉnh, cấp đô thị..................... 205
4.5.3. Đối với tổ chức nghề nghiệp, nhà đầu tư…........... 205
4.5.4. Đối với cộng đồng dân cư. ......................... 205
4.6. Tổng kết các đề xuất về công tác quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị ... 205
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ...................... 205
1. Kết luận................................... 205
2. Kiến nghị......................................... 205
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................... 206

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời gian vừa qua, vấn đề quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đã được các nhà khoa học, các nhà quản lý và cộng đồng quan tâm, đã có nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh nội dung quy hoạch, xác định cốt xây dựng khống chế, quản lý, cung cấp thông tin về cao độ nền cũng như việc thay đổi định hướng thoát nước mặt từ thoát nhanh sang thoát chậm với các khu vực lưu chứa nước tạm thời trong lưu vực tiêu nước. Đặc biệt ở các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; việc thay đổi định hướng về cao độ nền, cốt xây dựng khống chế chỉ một vài cm cũng gây ra những tác động to lớn đến nhiều lĩnh vực, cũng như tạo ra những dư luận không tốt trong cộng đồng (Ví dụ như: việc điều chỉnh cốt xây dựng khống chế ở thành phố Hồ Chí Minh từ 2,00m lên 2,05m trong quy hoạch vùng thành phố thành phố Hồ Chí Minh năm 2008).

Trong khi đó tại các đô thị vừa và nhỏ, việc lựa chọn cao độ nền và cốt xây dựng khống chế cũng là một bài toán hóc búa trong việc cân đối giữa yêu cầu về phòng chống ngập lụt, an toàn cho người dân và các hoạt động đô thị với khả năng và điều kiện tài chính của đô thị cũng như của các nhà đầu tư và người dân. Tại các đô thị ven biển, ảnh hưởng của nước biển dâng đến việc quy hoạch cao độ nền và lựa chọn cốt xây dựng khống chế phù hợp cũng là những vấn đề nóng, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quy hoạch và quản lý đô thị. Trong khi đó tại các đô thị miền núi có quỹ đất hạn hẹp, độ đốc và các thềm địa hình có độ chênh lệch cao độ lớn, việc quy hoạch cao độ nền nhằm đảm bảo các yêu cầu về độ dốc, việc kết nối các thềm địa hình khác nhau cũng như việc tận dụng các quỹ đất phù hợp cũng là những vấn đề cần được quan tâm đặc biệt.

Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt là một nội dung bắt buộc và được tính toán, xác định trong các đồ án quy hoạch đô thị (quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết). Mức độ chính xác của công tác lập quy hoạch cao độ nền và xác định cốt xây dựng khống chế cũng như các thông số kỹ thuật của hệ thống thoát nước mặt cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố, có thể ví dụ một số điểm như sau: chất lượng công tác khảo sát đo đạc bản đồ nền địa hình; chất lượng của các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, địa chất, thủy văn; các số liệu thống kê tình hình ngập úng lũ lụt… và cả trình độ, năng lực của cán bộ thiết kế. Trong khi đó, hiện nay chưa có một hướng dẫn kỹ thuật cho công tác thiết kế quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt cho các đồ án quy hoạch quy hoạch đô thị nói chung và quy hoạch chuyên ngành cao độ nền và thoát nước mặt nói riêng . Chính vì vậy, chất lượng của các đồ án quy hoạch không đều ảnh hướng đến công tác quản lý, đầu tư, xây dựng và phát triển đô thị theo hướng đồng bộ, thống nhất và bền vững.

Công tác quản lý cao độ nền và thoát nước mặt ngà càng được quan tâm đúng mức trong công tác quản lý, quy hoạch, xây dựng, phát triển đô thị. Xác định cao độ nền là một trong những thông tin đầu vào không thể thiếu nhằm phục vụ cho cấp phép xây dựng, thiết kế kỹ thuật trong dự án đầu tư xây dựng công trình. Bên cạnh đó, công tác tổ chức hệ thống thoát nước mặt kết hợp với việc sử dụng các khu vực thấp trũng để điều hòa dòng chảy, lưu chứa nước tạm thời kết hợp với việc sử dụng đất tại các khu vực bán ngập và tận dụng yếu tố cảnh quan, môi trường của các khu vực ngập nước cho các công trình công cộng đô thị góp phần vừa cải thiện năng lực tiêu thoát nước vừa hướng tới sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững. Việc xác định cao độ nền, cốt xây dựng khống chế góp phần đảm bảo thoát nước mặt, phòng chống ngập úng cho khu vực thiết kế, tạo sự kết nối hài hòa, hợp lý giữa các công trình đường dây, đường ống bên trong công6 trình và bên ngoài công trình và giữa công trình với với hệ thống đường giao thông… ngoài ra còn góp phần quan trọng trong các giải pháp về không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị.

Các đồ án quy hoạch chung hiện nay việc quy hoạch cao độ nền và xác định cốt xây dựng khống chế còn thiếu cơ sở, trong khi đó trong nhiều bản vẽ quy hoạch chi tiết nội dung quy hoạch cao độ nền được nghiên cứu sơ sài hoặc có khi không thiết kế dẫn đến việc xác định cao độ nền chỉ được thể hiện tại một số điểm khống chế mà không cụ thể và chính xác ở nhiều khu vực. Đối với hệ thống thoát nước mặt, các thông số đầu vào như: chế độ mưa, chế độ thủy, hải văn… có những thay đổi phức tạp do tác động của biến đối khí hậu và nước biển dâng, vì vậy, các hệ số dùng để tính toán đã không còn phù hợp, cần phải có những điều chỉnh cả về phương pháp tính toán cũng như các nguyên tắc khi đưa ra giải pháp thoát nước mặt để hướng tới việc thoát nước bền vững, linh hoạt và thích ứng. Công tác thẩm định quy hoạch phần lớn chỉ quan tâm đến tổ chức, không gian, hướng phát triển đô thị, mạng lưới giao thông, chỉ giới xây dựng, ít khi đặt vấn đề sâu các nội dung hạ tầng kỹ thuật khác trong đó có cao độ nền và thoát nước mặt.

Công tác quản lý cao độ nền và thoát nước mặt trong đô thị hiện nay chủ yếu trên giấy tờ. Việc cấp phép xây dựng tại nhiều địa phương hầu như không quan tâm đến nội dung cốt xây dựng khống chế đã được xác định trong quy hoạch cao độ nền và thoát nước mưa mà chủ yếu chỉ quan tâm đến tầng cao, chiều cao, mật độ xây dựng và các yếu tố về không gian và kiến trúc khác. Chính vì vậy, hệ thống cao độ nền và thoát nước mặt trong đô thị được đầu tư xây dựng đôi khi không còn hoàn toàn tuân theo các nguyên tắc đã xác định trong quy hoạch, ảnh hưởng đến khả năng lưu thông nước mặt trong phạm vi toàn đô thị, gây ngập lụt cục bộ và các vấn đề về giao thông, mỹ quan chung của đô thị.

Qua những phân tích ở trên có thể thấy rằng việc thay đổi cách tiếp cận, quy trình, nội dung công tác quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị để xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật về nội dung này là vấn đề bức thiết đáp ứng yêu cầu của phát triển đô thị. Việc thay đổi phải hướng đến sự phát triển bền vững của đô thị, tạo ra điều kiện tốt nhất cho việc tiêu thoát nước đô thị theo định hướng thoát nước bền vững, cũng như góp phần giảm thiểu, thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên các hoạt động đô thị. Vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn lập quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị theo định hướng phát triển bền vững” là thực sự cần thiết và cấp bách.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Tổng quan thực trạng quy hoạch, xây dựng hệ thống cao độ nền và thoát nước mặt cũng như công tác quản lý tại các đô thị nghiên cứu. Xây dựng cơ sở khoa học để các cơ quan quản lý bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật: Luật, nghị định, thông tư, quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị có tính đến các định hướng phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu – nước biển dâng. Xây dựng các nguyên tắc cho công tác quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị gắn với việc sử dụng hiệu quả quỹ đất thấp trũng trong đô thị phục vụ công tác thoát nước theo hướng sử dụng đa chức năng, giải quyết vấn đề ngập úng trong đô thị có tính đến các định hướng phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu – nước biển dâng.

Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật về quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị nhằm tạo ra công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị nói riêng, cũng như công tác quản lý phát triển đô thị nói chung.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: quy hoạch chuyên ngành cao độ nền và thoát nước mặt đô thị và nội dung cao độ nền và thoát nước mặt trong đồ án quy hoạch đô thị. Không gian nghiên cứu: các đô thị Việt Nam (tập trung vào đô thị đại diện cho các vùng miền đề xuất bao gồm: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hòa Bình, thành phố Quy Nhơn, thành phố Long Xuyên).

4. Nội dung nghiên cứu

Tổng quan về công tác quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt Bài học kinh nghiệm về quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt gắn với định hướng thoát nước bền vững trong nước và quốc tế. Nguyên tắc quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt hướng tới định hướng phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại các đô thị Việt Nam. Chỉnh sửa, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật (Luật, nghị định, thông tư, quy chuẩn, tiêu chuẩn…) có liên quan đến công tác quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt trong các đô thị Việt Nam.

Dự thảo hướng dẫn Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt trong đồ án quy hoạch chuyên ngành cao độ nền và thoát nước mặt đô thị cũng như nội dung cao độ nền và thoát nước mặt trong đồ án quy hoạch đô thị

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Góp phần điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý hiện hành nhằm đáp ứng các yêu cầu về quản lý nhà nước về cao độ nền và thoát nước mặt đô thị. Xây dựng cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị theo định hướng phát triển bền vững và ứng phó tốt với tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, góp phần cải thiện vấn đề thoát nước mặt và ngập úng trong đô thị Góp phần tăng cường chất lượng sống trong đô thị. Bên cạnh đó với việc kết hợp các giải pháp quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị với giải pháp không gian và sử dụng đất để bổ sung các quỹ đất công cộng, các không gian mở và các khu vực cảnh quan, vi khí hậu cho đô thị.

Nâng cao năng lực quản lý quy hoạch và phát triển đô thị của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các đơn vị tư vấn về quy hoạch xây dựng về công tác lập quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị.

6. Đóng góp mới của đề tài

Kết quả nghiên cứu gồm: (1) Báo cáo tổng hợp về tổng quan công tác quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị, các cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý vàkinh nghiệm trong nước, quốc tế trong công tác quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị cũng như các nguyên tắc trong công tác quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị và các đề xuất chỉnh sửa, bổ sung hệ thống văn bản pháp quy về công tác quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị. (2) Hướng dẫn Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị.8 Trong đó, hướng dẫn Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị là các tài liệu tham khảo tốt cho các cơ quan quản lý nhà nước cũng như là tài liệu kỹ thuật cho các đơn vị tư vấn trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch chuyên ngành cao độ nền và thoát nước mặt đô thị cũng như nội dung cao độ nền và thoát nước mặt trong đồ án quy hoạch đô thị. Việc chuyển giao nội dung hướng dẫn quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị bên cạnh việc thông qua việc chuyển giao tài liệu, hoàn toàn có thể được thực hiện qua các khóa đào tạo hàng năm của Viện theo nhiệm vụ thường xuyên do Bộ Xây dựng đặt hàng hoặc qua các khóa đào tạo tại địa phương với sự hỗ trợ của Viện Quy hoạch Đô thị và nông thôn quốc gia.

Bên cạnh đó, báo cáo tổng hợp sẽ là một tài liệu cơ sở để các cơ quan nghiên cứu tiếp tục các đề tài khác đặc biệt các các giải pháp quy hoạch dự trên các nguyên tắc đã được đề xuất trong đề tài, các nghiên cứu tổng quan cũng với các đề xuất về chỉnh sửa, bổ sung các văn bản pháp quy là cơ sở để các Cục, Vụ thuộc Bộ Xây dựng soát xét, chỉnh sửa, bổ sung hệ thống văn bản pháp quy thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ Xây dựng cũng như kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền để chỉnh sửa, bổ sung các văn bản pháp quy khác.

7. Kết cấu của đề tài

Kết cấu của đề tài gồm 01 báo cáo tổng hợp và 01 dự thảo hướng dẫn kỹ thuật. Cụ thể như sau:

Báo cáo tổng hợp gồm 04 chương (không kể phần mở đầu và kết luận).

- Chương 1. Tổng quan công tác quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị bao gồm các nội dung:

- Chương 2. Thực trạng quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt tại một số đô thị

- Chương 3. Cơ sở khoa học về quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị

- Chương 4. Đề xuất về công tác Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị

Hướng dẫn kỹ thuật gồm các phần như sau:

- Phần 1. Các khái niệm, định nghĩa cơ bản

- Phần 2. Quy trình chung của công tác Quy hoạch cao độ nền xây dựng đô thị

- Phần 3. Hướng dẫn kỹ thuật công tác Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt

- Phần 4: Hướng dẫn kỹ thuật công tác Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt

trong các đồ án quy hoạch chung đô thị

- Phần 5: Hướng dẫn kỹ thuật công tác Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt

trong các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đô thị

- Phụ lục: Các ví dụ và minh họa

 

 

(Nguồn:VIUP)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website