Quy hoạch vùng về bãi chôn lấp và khu xử lý chất thải rắn cho 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam

Trong toàn quốc hiện chỉ có 17 trong tổng số 91 bãi chôn lấp hiện có là bãi chôn lấp hợp vệ sinh, còn lại đều là các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh hoặc được xây dựng hợp vệ sinh nhưng hoạt động không có hiệu quả.

I. Sự cần thiết của đề tài

Cùng với sự phát triển công nghiệp và đô thị hoá, lượng chất thải rắn cũng gia tăng nhanh chóng. Nguy cơ ô nhiễm môi trường và tác động tới sức khoẻ cộng đồng do chất thải gây ra đang trở thành một trong những vấn đề cấp bách của công tác bảo vệ môi trường ở nước ta nói chung và tại ba vùng kinh tế trọng điểm nói riêng…

Theo Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004, ước tính mỗi năm có hơn 15 triệu tấn CTR phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau ở Việt Nam, trong đó khoảng 41% là CTR sinh hoạt đô thị, 17% lượng CTR phát sinh từ các cơ sở công nghiệp. Đặc biệt, chất thải công nghiệp chủ yếu tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm (80% tổng lượng CTR công nghiệp phát sinh tập trung tại các trung tâm công nghiệp lớn ở miền Bắc và miền Nam). Tuy nhiên cho đến nay, việc xử lý CTR vấn còn tồn tại nhiều bất cập. Hầu hết các bãi chôn lấp CTR đều chưa hợp vệ sinh, hệ thống xử lý chất thải công nghiệp, đặc biệt là chất thải nguy hại còn chưa đầy đủ, không tập trung và chưa an toàn.

Trong toàn quốc hiện chỉ có 17 trong tổng số 91 bãi chôn lấp hiện có là bãi chôn lấp hợp vệ sinh, còn lại đều là các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh hoặc được xây dựng hợp vệ sinh nhưng hoạt động không có hiệu quả. Trong tổng số 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần xử lý triệt để theo quyết định 64/2003 của Thủ tướng Chính phủ có 52 bãi rác cần cải tạo, xử lý ô nhiễm hoặc di chuyển địa điểm.

Để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển, nhằm đẩy mạnh công tác quản lý CTR, nhiều văn bản pháp quy về quản lý và xử lý chất thải rắn đã được ban hành như: chỉ thị 199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cáp bách trong công tác quản lý CTR ở các đô thị và khu công nghiệp; chiến lược quản lý CTR ở các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999; Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 2/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải nguy hại; gần đây là chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp, trong đó nêu rõ một trong số các mục tiêu phải hoàn thành đến năm 2010 là: Hoàn thành quy hoạch quản lý CTR cho các đô thị và khu công nghiệp theo hướng vùng tỉnh, vùng liên tỉnh, vùng đặc thù, trong đó ưu tiên quy hoạch các bãi chôn lấp chất thải rắn, xây dựng các công trình tái chế chất thải rắn.

Việc quy hoạch các khu xử lý CTR tập trung mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế và môi trường: tiết kiệm quỹ đất, giảm chi phí đầu tư, giảm khả năng phân tán rủi ro môi trường…

Nhằm đáp ứng nhu cầu xử lý CTR tại ba vùng kinh tế trọng điểm trong thời gian tới, cần xây dựng “Quy hoạch vùng về khu xử lý CTR cho ba vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam”.

II. Nội dung của đề tài 

- Điều tra, đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý CTR tại 3 vùng KTTĐ Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam;

- Dự báo khối lượng CTR sinh hoạt và công nghiệp phát sinh

- Xây dựng quy hoạch khu xử lý CTR cho 3 vùng KTTĐ được thực hiện sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác xử lý CTR, cải thiện môi trường sống, đảm bảo phát triển bền vững.

 

Chủ nhiệm:       

PGS.TS Lưu Đức Hải

 

Phó chủ nhiệm:

ThS. Lưu Đức Cường

ThS. Nguyễn Lan Anh

Tham gia:           

ThS. Lê Hồng Thuỷ

ThS. Nguyễn Huy Dũng

ThS. Nguyễn Thuý Hằng

KS. Đặng Quỳnh Trang

KTS. Bùi Việt Hồng

KS. Vũ Việt Hà

CN. Ngô Thanh Vân

CN. Phạm Quốc Dũng

(Nguồn:VIUP)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website