Xây dựng hướng dẫn lồng ghép nội dung biến đổi khí hậu vào quy trình lập quy hoạch xây dựng

Chủ nhiệm: TS. KTS. Lưu Đức Minh

Cán bộ thực hiện: 

  • ThS. Nguyễn Việt Dũng
  • ThS. Nguyễn Bảo Ngọc
  • ThS. Nguyễn Tiến Trung
  • ThS. Phan Trọng Dũng
  • KS. Phạm Văn Quang
  • CN. Vũ Thu Hương
  • CN. Đỗ Thị Thảo
  • CN. Đặng Thị Nhung
  • CN. Trần Bích Phương

MỤC LỤC

1. Tổng quan chung        9

2. Mục tiêu          10

3. Phạm vi           10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG QUY HOẠCH XÂY DỰNG          11

1.1. Tổng quan các loại hình quy hoạch xây dựng ở Việt Nam     11

1.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch xây dựng     11

1.1.2. Các loại hình và nội dung quy hoạch xây dựng          12

1.2. Rà soát các văn bản pháp lý về QHXD có xem xét BĐKH       14

1.3. Các kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam  16

1.3.1. Về nhiệt độ     16

1.3.2. Về lượng mưa            17

1.3.3. Về nước biển dâng     18

1.4. Tổng quan các vấn đề biến đổi khí hậu và quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị                 20

1.4.1. Biến đổi khí hậu và quy hoạch xây dựng vùng           21

1.4.2. Biến đổi khí hậu và quy hoạch đô thị 23

1.5. Vai trò của quy hoạch xây dựng vùng và quy hoạch đô thị trong ứng phó với biến đổi khí hậu      25

1.6. Kinh nghiệm quốc tế về lồng ghép ứng phó BĐKH trong quy hoạch xây dựng .28

1.7. Kinh nghiệm Việt Nam về lồng ghép biến đổi khí hậu trong QHXD  40

1.8. Đánh giá chung           54

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN LỒNG GHÉP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO QUY HOẠCH XÂY DỰNG         57

2.1. Quan điểm, cách tiếp cận và phương thức lồng ghép nội dung BĐKH vào quy hoạch xây dựng vùng và quy hoạch đô thị    57

2.1.1. Quan điểm và nguyên tắc      57

2.1.2. Cách tiếp cận  58

2.1.3. Phương thức và quy trình lồng ghép  59

2.2. Xác định các vấn đề biến đổi khí hậu trọng tâm       60

2.3. Hướng dẫn lồng ghép biến đổi khí hậu trong quy hoạch xây dựng  62

2.3.1. Quy hoạch không gian và sử dụng đất           62

2.3.2. Thiết kế đô thị 82

2.3.3. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật và thoát nước mặt       100

2.3.4. Quy hoạch giao thông 111

2.3.5. Quy hoạch cấp nước   120

2.3.6. Quy hoạch cấp điện và thông tin liên lạc       135

2.3.7. Quy hoạch thoát nước và vệ sinh môi trường           150

2.3.8. Đánh giá môi trường chiến lược        179

2.4. Đề xuất pháp lý hóa    188

2.4.1. Đề xuất khung pháp lý lồng ghép BĐKH vào quy trình lập quy hoạch xây dựng       188

2.4.2. Đề xuất bổ sung và sửa đổi các quy định pháp lý      190

2.4.3. Đề xuất ban hành văn bản pháp quy  195

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ         196

1. Tổng quan chung

Khí hậu thế giới đang có những biến đổi rất nhanh chóng trong những thập kỷ gần đây. Tại các nước phát triển với tiềm lực về tài chính, công nghệ và nhân lực, việc hoạch định các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu là một lĩnh vực đã và đang phát triển rất nhanh chóng và thu hút được sự quan tâm của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, nhằm đưa ra các chiến lược cho quá trình thích ứng với mục tiêu chung là  bảo vệ cuộc sống người dân, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật và xã hội trước các rủi ro của biến đối khí hậu.

Trong khi đó các quốc gia đang phát triển là những nước sẽ phải đối mặt với những tác động lớn và xuất hiện sớm nhất, có tác động tiêu cực tới chất lượng sống, sinh kế và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, với đặc điểm vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của hầu hết các nước đang phát triển nằm ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, khu vực này sẽ phải đối mặt với những dạng biến đổi khí hậu khắc nghiệt nhất, các khu vực phát triển dân cư, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội không đảm bảo hay các quy định tiêu chuẩn xây dựng không đáp ứng được công tác thích ứng trong tương lai. Tại các quốc gia này nhận thức, năng lực và nguồn lực để xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu đang là thách thức rất lớn đặc biệt để đảm bảo phát triển bền vững thông qua các quy hoạch như quy hoạch kinh tế xã hội,  quy hoạch không gian, xây dựng, sử dụng đất và bố trí phát triển dân cư.

Theo kịch bản BĐKH năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam sẽ có khoảng 40 tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp từ BĐKH, đặc biệt là các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu  Long (ĐBSCL). Nếu  mực nước biển dâng 1m sẽ có: khoảng   39% diện tích, 35% dân số vùng ĐBSCL; hơn 10% diện tích, 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh; 2,5% diện tích, 9% dân số các tỉnh ven biển miền trung và khoảng 7% dân số TP Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng trực tiếp. Đồng thời, hơn 4% hệ  thống đường sắt, khoảng 9% hệ thống quốc lộ và khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ của Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012- 2015 theo Quyết định 1183/QĐ-TTg ngày 30/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó đã xác định nhiệm vụ rà soát, xây dựng, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách để đảm bảo mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thực hiện theo Quyết định 2623/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2013-2020” và Quyết định 209/QĐ-BXD ngày 04/3/2014 của Bộ Xây dựng về “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành xây dựng giai đoạn 2014- 2020” đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện hệ thống văn bản liên quan tới quy hoạch, phát triển đô thị có lồng ghép BĐKH.

Các văn bản pháp lý như Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, các Nghị định 37/2010/NĐ-CP; 38/2010/NĐ-CP; 39/2010/NĐ-CP; Nghị định 44/2015/NĐ-CP quy định về quản lý, hướng dẫn quy trình lập quy hoạch xây dựng, kiến trúc cảnh quan, chưa xem xét và đề cập cụ thể các vấn đề BĐKH.

Hiện nay đã có những nghiên cứu và tài trợ của các tổ chức quốc tế có liên quan tới ứng phó với BĐKH và phát triển đô thị, tuy nhiên chưa thể hiện sự toàn diện về BĐKH và QHXD bởi tác động của BĐKH thường mang tính vùng. Mặt khác, các vấn đề trên phạm vi vùng và định hướng quy hoạch vùng có quan hệ mật thiết với quy hoạch đô thị và sẽ có những ảnh hưởng lớn  tới  các  định  hướng  của  QHĐT.  Đồng  thời, những nghiên cứu, dự án hiện nay chưa được tổng hợp, đánh giá toàn diện nhằm luật hóa và làm cơ sở để triển khai trên thực tiễn. Ngoài ra, các tỉnh và một số đô thị đã xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, các địa phương đang gặp phải những khó khăn, thách thức về việc thực hiện, cụ thể hóa các nội dung BĐKH trong công tác QHXD, đặc biệt là QHXDV và QHĐT.

Với những lý do trên nên cần có nghiên cứu và văn bản pháp lý hướng dẫn lồng ghép nội dung ứng phó biến đổi khí hậu trong QHXD.

2. Mục tiêu

Mục tiêu chung của nhiệm vụ là đóng góp cho phát triển vùng và đô thị bền vững thông qua công cụ quy hoạch xây dựng với nội dung của BĐKH được xem xét lồng ghép. Đồng thời, tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH trong quy hoạch xây dựng vùng và quy hoạch đô thị cho các bên liên quan trong quá trình lập quy hoạch.

Mục tiêu cụ thể:

-  Cụ thể hóa nhiệm vụ hoàn thiện hệ thống văn bản liên quan tới quy hoạch, phát triển đô thị có lồng ghép BĐKH theo Quyết định 2623/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2013-2020” và  Quyết định 209/QĐ-BXD ngày 04/3/2014 của Bộ Xây dựng về “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Xây dựng giai đoạn 2014-2020”.

-  Xây dựng hướng dẫn lồng ghép nội dung biến đổi khí hậu vào quy trình lập quy hoạch xây dựng.

3.  Phạm vi

Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu: Quy hoạch xây dựng vùng và quy hoạch đô thị.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nhiệm vụ “Xây dựng hướng dẫn lồng nội dung biến đổi khí hậu vào quy trình lập quy hoạch xây dựng” tập trung vào những khuyến nghị kỹ thuật cho việc lồng ghép thích ứng với BĐKH vào các bước của tám nội dung quy hoạch thành phần trong đồ án quy hoạch xây dựng. Trong nhiều cách tiếp cận lồng ghép, nội dung nhiệm vụ đã lựa chọn phương thức tiếp cận lồng ghép vào từng nội dung của đồ án QHXD dựa trên phương pháp lập đồ án quy hoạch hiện nay, với mục đích không tạo ra một quy trình mới xa lạ với những người làm quy hoạch.

Nhiệm vụ đã tổng quan đƣợc khung pháp lý hiện nay liên quan tới lập QHXD, các mối liên hệ và tác động qua lại giữa quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và các yếu tố biến đổi khí hậu. QHXD có vai trò rất quan trọng trong ứng phó với BĐKH nhưng với những định hướng quy hoạch không hợp lý hoặc chưa nghiên cứu thấu đáo những rủi ro của rủi ro thiên tai, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH thì hậu quả sẽ trầm trọng hơn và lãng phí nguồn lực cho phát triển đô thị và kinh tế - xã hội. Cụ thể, nội dung nghiên cứu đã đưa ra những bài học kinh nghiệm trên thế giới và Việt Nam về quy hoạch, phát triển đô thị ứng phó với BĐKH cũng như những trường hợp quy hoạch chƣa hợp lý làm gia tăng những tác động có liên quan tới BĐKH. Đây là cơ sở để gợi ý cho xây dựng các quan điểm, nguyên tắc và gợi ý giải pháp lồng ghép các yếu tố BĐKH trong quá trình lập quy hoạch xây dựng. Có thể nói, gợi ý quan trọng nhất về ứng phó với BĐKH xuyên suốt nội dung nghiên cứu là cách tiếp cận quy hoạch phải dựa trên quan điểm tổng hợp, đa ngành và cần bảo tồn, năng cao các giá trị, chức năng của sinh thái tự nhiên trong các nội dung quy hoạch từ cấp vùng, đô thị, khu vực tới thiết kế công trình.

Để hướng dẫn này có thể đi vào cuộc sống và áp dụng hiệu quả trong thực tiễn, kiến nghị Bộ Xây dựng

- Ban hành thông tư về hướng dẫn lồng ghép BĐKH trong QHXD.

- Đề nghị Bộ Xây dựng sửa đổi (i) Thông tư số 01/2011/TT-BXD về Đánh giá môi  trường chiến lược trong đồ án QHXD (ii) Thông tư 06/2013/TT-BXD và Thông  tư 2013/TT-BXD hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị theo hướng lồng ghép  BĐKH

- Cho phép Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia ban hành hướng dẫn.

(Nguồn:VIUP)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website