Chủ nhiệm: PGS.TS. Lưu Đức Cường
Mục lục DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết 2. Mục tiêu nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu: 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Sản phẩm nhiệm vụ: CHƯƠNG 1. HIỆN TRẠNG, TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI HỆ THỐNG CẤP,THOÁT NƯỚC CỦA CÁC ĐÔ THỊ NGHIÊN CỨU 1.1. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CẤP, THOÁT NƯỚC CỦA CÁC ĐÔ THỊ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các đô thị thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long 1.1.2. Các đô thị thuộc vùng Duyên hải Miền trung 1.1.3. Các đô thị thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng 1.2. TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH VÀ NBD TỚI HỆ THỐNG CẤP, THOÁT NƯỚC 1.2.1. Tác động tới hệ thống cấp nước 1.2.2. Tác động tới hệ thống thoát nước CHƯƠNG 2. XU THẾ VÀ DỰ BÁO DIỄN BIẾN TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH TỚI HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC CỦA CÁC ĐÔ THỊ NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH VÀ NBD TỚI HỆ THỐNG CẤP, THOÁT NƯỚC 2.2. KỊCH BẢN BĐKH, NBD VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN CỦA CÁC ĐÔ THỊ NGHIÊN CỨU 2.2.1. Kịch bản BĐKH, NBD và định hướng phát triển không gian của các đô thị thuộc vùng đồng bằng Sông Cửu Long 2.2.2. Kịch bản BĐKH, NBD và định hướng phát triển không gian của các đô thị thuộc Duyên hải Miền trung 2.2.3. Kịch bản BĐKH, NBD và định hướng phát triển không gian của các đô thị thuộc đồng bằng sông Hồng 2.3. DỰ BÁO XU THẾ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH TỚI HỆ THỐNG CẤP NƯỚC 2.3.1. Dự báo xu thế tác động của BĐKH tới hệ thống cấp nước của các đô thị thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long 2.3.2. Dự báo xu thế tác động của BĐKH tới hệ thống cấp nước của các đô thị thuộc vùng Duyên hải miền trung 2.3.3. Dự báo xu thế tác động của BĐKH tới hệ thống cấp nước của các đô thị thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng 2.4. DỰ BÁO XU THẾ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH TỚI HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC 2.4.1. Dự báo xu thế tác động của BĐKH tới hệ thống thoát nước của các đô thị thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long 2.4.2. Dự báo xu thế tác động của BĐKH tới hệ thống thoát nước của các đô thị thuộc vùng Duyên hải miền trung 2.4.3. Dự báo xu thế tác động của BĐKH tới hệ thống thoát nước của các đô thị thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH VÀ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC 3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH VÀ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH VÀ NBD TỚI HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC 3.1.1. Cách tiếp cận đề xuất giải pháp ứng phó 3.1.2. Các bước xác định giải pháp ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu 3.2. ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH VÀ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH TỚI HỆ THỐNG CẤP NƯỚC 3.2.1. Các tác động trọng tâm và nhu cầu thích ứng đối với hệ thống cấp nước của ba vùng nghiên cứu 3.2.2. Xác định nhu cầu thích ứng cho 3 đô thị thuộc 3 vùng nghiên cứu 3.2.3. Đề xuất giải pháp ứng phó cho 3 đô thị thuộc 3 vùng nghiên cứu 3.2.4. Kế hoạch ứng phó tác động của BĐKH đến hệ thống cấp nước cho 3 đô thị thuộc 3 vùng nghiên cứu 3.3. ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH VÀ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH TỚI HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC 3.3.1. Các tác động trọng tâm và nhu cầu thích ứng đối với hệ thống thoát nước 3.3.2. Xác định nhu cầu thích ứng cho 3 đô thị thuộc 3 vùng nghiên cứu 3.3.3. Đề xuất giải pháp thích ứng cho 3 đô thị thuộc 3 vùng nghiên cứu 3.3.4. Kế hoạch ứng phó tác động của BĐKH đến hệ thống thoát nước KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC |
1. Sự cần thiết phải thực hiện dự án
Tại Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,7oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam là một trong năm nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của BĐKH và nước biển dâng, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng và sông Đồng bằng Sông Cửu Long bị ngập chìm nặng nhất. Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất đối với GDP lên tới 25%. Như vậy, có thể thấy rằng, BĐKH đang và sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường; mực nước biển dâng cao gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, và gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và kinh tế - xã hội trong tương lai. Các công trình hạ tầng được thiết kế theo các tiêu chuẩn hiện tại sẽ khó đảm bảo được tính an toàn và cung cấp đầy đủ các dịch vụ trong tương lai.
Ba khu vực chịu ảnh hưởng lớn nhất là Vùng Đồng bắng sông Cửu long với 13 tỉnh/thành phố (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau); vùng Đồng bằng Sông Hồng với 10 tỉnh/thành phố (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình) và vùng duyên hải miền Trung với 9 tỉnh/thành phố (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yến, Khánh Hòa). Tính toán cho thấy khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ mất khoảng 38-39% diện tích đất khi nước biển dâng cao 1m ở giữa thế kỷ XXI; vùng duyên hải miền Trung chịu tác động bởi hiện tượng bờ biển bị xâm thực, địa mạo trở nên ngày càng không ổn định, sự đe doạ của các cơn bão, các trận lũ quét đối với hạ tầng cơ sở đô thị, điểm dân cư ven biển (đánh giá của Trung tâm quốc tế về Quản lý môi trường ICEM). Văn phòng quản lý điều tra tài nguyên biển và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) dự báo: ở Việt Nam mực nước biển sẽ dâng cao từ 3 đến 15 cm năm 2010 và từ 15 đến 90 cm vào năm 2070; các vùng ảnh hưởng năng nhất gồm địa bàn khu vực ven biển Đông nam Bộ và đồng bằng sông Long, khu vực ven biển Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng (trong đó có các tỉnh chịu ảnh hưởng nhất như Cà Mau, Kiên Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình).
Mặc dù chỉ chiếm gần 30% dân số cả nước nhưng đô thị đóng góp 70% GDP của cả nước. Đô thị hóa tăng nhanh chính là động lực phát triển kinh tế, tạo ra hạ tầng và điều kiện sinh hoạt văn minh hơn… Tuy nhiên đô thị hóa nhanh làm nảy sinh những bất lợi như: Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, đặc biệt là giao thông, cấp thoát nước và xử lý nước đang bị quá tải. Môi trường đô thị đang diễn biến theo chiều hướng bất lợi, ảnh hưởng đến đời sống người dân đô thị và các vùng lân cận, nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác triệt để tốc độ đô thị hóa tăng nhanh nhưng thiếu sự đầu tư đồng bộ trong xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng thoát nước; sự sụt lún của địa tầng do khai thác nước ngầm quá mức làm cho tình trạng ngập lụt ngày càng trầm trọng hơn ở các đô thị ven sông, ven biển. Hệ thống thoát nước tại các đô thị ở Việt Nam hiện bị xuống cấp nghiêm trọng, chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu thoát nước, tình trạng úng ngập thường xuyên xảy ra trong thời gian dài. Đồng thời, dưới tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa kéo dài cường độ cao, triều cường… đã làm cho tình trạng ngập lụt tại các đô thị trở lên trầm trọng hơn. Các đô thị tại 3 vùng đồng bằng sông Cứu Long, đồng bằng sông Hồng và duyên hải miền Trung chiếm khoảng 50% tổng số đô thị trong toàn quốc cùng không nằm ngoài xu thế trên.
Để ứng phó với các vấn đề của BĐKH, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 158/2008/QĐ–TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Bộ Xây dựng được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, các bộ ngành và địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Xây dựng, bao gồm các nội dung: đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến các lĩnh vực do bộ quản lý; Xác định các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với các lĩnh vực do bộ quản lý; Tích hợp các vấn đề biến đổi khí hậu vào các chiến lược, chương trình, kế hoạch, và quy hoạch của Bộ; và đặc biệt là triển khai thực hiện các phương án điều chỉnh quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, các khu dân cư đô thị theo các kịch bản biến đổi khí hậu; nghiên cứu đề xuất các nội dung cần bổ sung trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật xây dựng để ứng phó với biến đổi khí hậu; thực hiện các dự án thí điểm.
Trong số các nhiệm vụ trên, một nhiệm vụ cần thực hiện sớm là Xây dựng kế hoạch và giải pháp ứng phó tác động của BĐKH đến hệ thống cấp nước, thoát nước cho các đô thị đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền Trung.
2. Mục tiêu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Đảm bảo yêu cầu cấp nước, thoát nước cho các đô thị, có tính đến tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Điều tra, khảo sát và thu thập các số liệu về hiện trạng hệ thống cấp thoát nước tại 3 vùng nghiên cứu, đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng và khả năng thích ứng và ứng phó với BĐKH của hệ thống cấp thoát nước nhằm xây dựng các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
- Xây dựng kế hoạch ứng phó và thích ứng của hệ thống cấp nước, thoát nước với biến đổi khí hậu tại 3 vùng nghiên cứu nhằm đảm bảo yêu cầu cấp nước, thoát nước cho các đô thị.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống cấp nước và thoát nước
- Phạm vi nghiên cứu: Lựa chọn một số đô thị điển hình, đại diện cho 3 vùng Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ưu tiên lựa chọn những đô thị có các giá trị đặc thù cho vùng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đồng thời có vị trí địa lý mà hệ thống cấp nước, thoát nước có khả năng chịu tác động tương đối rõ rệt, trực tiếp từ BĐKH, nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
9 đô thị điển hình được lựa chọn bao gồm:
TT |
Tỉnh/TP |
Đô thị lựa chọn |
Loại ĐT |
I |
Vùng ĐBSH |
|
|
|
Thái Bình |
TT Tiền Hải |
V |
|
Nam Định |
Thành phố Nam Định |
I |
|
Ninh Bình |
TT Phát Diệm, huyện Kim Sơn |
IV |
II |
Duyên hải miền Trung |
|
|
|
Quảng Trị |
TP Đông Hà |
III |
|
Quảng Ngãi |
TP Quảng Ngãi |
III |
|
Bình Định |
TT Tuy Phước, huyện Tuy Phước |
IV |
III |
Đồng bằng sông Cửu Long |
|
|
|
Long An |
TP Tân An |
III |
|
Tiền Giang |
TX Gò Công |
IV |
|
Cà Mau |
TT Cái Nước, huyện Cái Nước |
IV |
4. Hiệu quả của dự án
Kết quả nghiên cứu là cơ sở xây dựng kế hoạch ứng phó và thích ứng của hệ thống cấp nước, thoát nước với biến đổi khí hậu tại 3 vùng nghiên cứu nhằm đảm bảo yêu cầu cấp nước, thoát nước cho các đô thị.
Sản phẩm của dự án là cơ sở để các địa phương trong 3 vùng nghiên cứu triển khai các hoạt động xây dựng và phát triển hệ thống cấp nước, thoát nước đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu.