Giải pháp thiết kế quy hoạch không gian công cộng ven biển cho các đô thị du lịch nhằm tăng cường khả năng tiếp cận thích ứng với biến đổi khí hậu

Chủ nhiệm đề tài: TS.KTS Trương Văn Quảng

Thư ký: TS.KTS Nguyễn Trung Dũng

MỤC LỤC

Phần 1: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG VEN BIỂN TẠI CÁC ĐÔ THỊ DU LỊCH (6 chuyên đề)

1. Tổng quan về hệ thống đô thị du lịch ven biển Việt Nam

Nghiên cứu 02 Chuyên đề:

Chuyên đề 1: Tổng quan về hệ thống đô thị ven biển Việt Nam

Chuyên đề 2: Tổng quan tình hình phát triển du lịch các đô thị ven biển

2. Tổng quan về quy hoạch, quản lý khai thác không gian công cộng ven biển

Nghiên cứu 02 Chuyên đề:

Chuyên đề 1: Tổng quan về quy hoạch hệ thống không gian công cộng ven biển

Chuyên đề 2: Tổng quan về quản lý, khai thác, sử dụng không gian công cộng ven biển

3. Khái quát một số vấn đề về BĐKH có liên quan đến KGCC ven biển

Nghiên cứu 02 Chuyên đề:

Chuyên đề 1: Các kịch bản BĐKH và nước biển dâng và sự ảnh hưởng đến hệ thống đô thị ven biển Việt Nam

Chuyên đề 2: Tác động của BĐKH đến hạ tầng, đất đai, cảnh quan, văn hóa-xã hội KGCC ven biển

4. Kết luận phần 1

II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH HỆ THỐNG KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG VEN BIỂN TẠI CÁC ĐÔ THỊ DU LỊCH (08 chuyên đề)

1. Đánh giá thực trạng công tác quy hoạch, quản lý, kiểm soát phát triển KGCC ven biển tại các đô thị du lịch đại diện theo vùng miền

Nghiên cứu 03 chuyên đề:

Chuyên đề 1: Đánh giá thực trạng công tác quy hoạch, quản lý, khai thác sử dụng không gian công cộng ven biển của đô thị du lịch duyên hải Bắc Bộ

Chuyên đề 2: Đánh giá thực trạng công tác quy hoạch, quản lý, khai thác sử dụng không gian công cộng ven biển của đô thị du lịch duyên hải Trung Bộ

Chuyên đề 3: Đánh giá thực trạng công tác quy hoạch, quản lý, khai thác sử dụng không gian công cộng ven biển của đô thị du lịch duyên hải Nam Bộ

2. Đánh giá thực trạng tiếp cận, sử dụng không gian công cộng đô thị ven biển đối với cộng đồng tại một số đô thị du lịch ven biển

Nghiên cứu 03 chuyên đề:

Chuyên đề 1: Đánh giá thực trạng tiếp cận, sử dụng không gian công cộng ven biển đối với cộng đồng tại một số đô thị du lịch duyên hải Bắc Bộ

Chuyên đề 2: Đánh giá thực trạng tiếp cận, sử dụng không gian công cộng ven biển đối với cộng đồng tại một số đô thị du lịch duyên hải Trung Bộ

Chuyên đề 3: Đánh giá thực trạng tiếp cận, sử dụng không gian công cộng ven biển đối với cộng đồng tại một số đô thị du lịch duyên hải Nam Bộ

3. Khảo sát, phân tích đánh giá các tác động của BĐKH đến hệ thống KGCC ven biển tại các đô thị du lịch lựa chọn

Nghiên cứu 02 Chuyên đề:

Chuyên đề 1: Khảo sát, phân tích đánh giá các tác động của thiên tai (bão, lũ, sóng biển, triều cường, xâm thực bờ biển…) đối với hệ thống không gian công cộng ven biển

Chuyên đề 2: Khảo sát, đánh giá thực trạng áp dụng các giải pháp ứng phó với BĐKH tại các đô thị du lịch ven biển

4. Kết luận phần 2

III. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG VEN BIỂN TẠI CÁC ĐÔ THỊ DU LỊCH (17 chuyên đề)

1. Cơ sở pháp lý

Nghiên cứu 01 chuyên đề:

Chuyên đề 01: Cơ sở pháp lý cho công tác quy hoạch và quản lý khai thác sử dụng không gian công cộng ven biển

2. Cơ sở lý luận

Nghiên cứu 03 chuyên đề:

Chuyên đề 1: Lý thuyết chung về quy hoạch KGCC đô thị du lịch ven biển

Chuyên đề 2: Yêu cầu lồng ghép yếu tố BĐKH trong công tác quy hoạch KGCC ven biển

Chuyên đề 3: Lý thuyết về quản lý và kiểm soát phát triển KGCC ven biển

3. Cơ sở thực tiễn

Nghiên cứu 05 chuyên đề:

Chuyên đề 1:  Các yêu cầu về tổ chức không gian chức năng trong không gian công cộng ven biển

Chuyên đề 2: Các yêu cầu về tiếp cận sử dụng đối với quy hoạch khai thác sử dụng KGCC

Chuyên đề 3: Các yêu cầu về quản lý sử dụng đất đai, hạ tầng, bảo vệ tài nguyên môi trường, BĐKH

Chuyên đề 4: Các yêu cầu về bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống địa phương

Chuyên đề 5: Các yêu cầu về hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan (chính quyền, người dân, nhà đầu tư…)

4. Kinh nghiệm quốc tế về quy hoạch và quản lý khai thác KGCC ven biển

Nghiên cứu 04 chuyên đề:

Chuyên đề 1: Kinh nghiệm quốc tế về không gian công cộng ven biển đảm bảo tiếp cận

Chuyên đề 2: Kinh nghiệm quốc tế về lồng ghép vấn đề BĐKH trong quy hoạch không gian công cộng ven biển

Chuyên đề 3: Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng thể chế, chính sách quy hoạch và quản lý không gian công cộng ven biển

Chuyên đề 4: Khả năng áp dụng của các kinh nghiệm quốc tế vào quy hoạch không gian công cộng ven biển cho đô thị Việt Nam

5. Các cơ sở để xây dựng tiêu chí đánh giá hệ thống KGCC ven biển

Nghiên cứu 03 chuyên đề:

Chuyên đề 1: Điều kiện tự nhiên, môi trường đối với hệ thống KGCC ven biển

Chuyên đề 2:  Yếu tố kinh tế - xã hội đối với hệ thống KGCC ven biển

Chuyên đề 3: Quy hoạch - phát triển đô thị và sự tác động đối với hệ thống KGCC ven biển

A. Mục tiêu:

1) Đánh giá được thực trạng quy hoạch, quản lý, khai thác sử dụng không gian công cộng ven biển tại các đô thị du lịch Việt Nam;

2) Đề xuất được các giải pháp về quy hoạch, thiết kế đô thị không gian công cộng (KGCC) ven biển, đảm bảo tăng cường khả năng tiếp cận và thích ứng với BĐKH; Cải thiện và tăng cường chất lượng  không gian công cộng;

3) Học tập, chia sẻ kinh nghiệm đối với cả hai phía Việt Nam và Cuba về lĩnh vực thiết kế quy hoạch không gian công cộng ven biển; thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và ứng phó với biến đổi khí hậu;

4) Góp phần hỗ trợ cho công tác quy hoạch và quản lý phát triển đô thị du lịch ven biển. 

B. Phạm vi:

Nhiệm vụ giới hạn phạm vi nghiên cứu vào không gian công cộng ven biển của các đô thị du lịch từ loại II trở lên.

Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Tình trạng nhiệm vụ:   Mới          

Kế tiếp nhiệm vụ đã kết thúc giai đoạn trước

C. Nêu và đánh giá về những khó khăn đang gặp phải trong quá trình nghiên cứu về lĩnh vực nghiên cứu của Nhiệm vụ ở trong nước:

Việt Nam là một quốc gia đặc biệt dễ bị tổn thương do bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu. Theo báo cáo mới đây của Ngân hàng Thế giới, trong số 84 quốc gia đang phát triển ven biển được điều tra về mực nước biển dâng, Việt Nam xếp thứ nhất về ảnh hưởng lên người dân, GDP, các khu đất đô thị mở rộng và đất ngập nước. ảnh hưởng do mực nước biển dâng do sự nóng lên toàn cầu có thể là thảm hoạ cho Việt Nam; có tới 16% diện tích, 35% dân số và 35% GDP sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp khi mực nước biển tăng lên 5m. Nghiên cứu này cũng dự báo cứ mỗi 1m nước biển dâng tại Việt Nam sẽ đẩy 17 triệu người vào tình trạng ngập lụt và gây thiệt hại tới 17 tỷ đô la, với những ảnh hưởng lớn xâm nhập vào đất liền và khu vực ven biển. Theo nhiều kịch bản khác nhau, mực nước biển dâng trung bình khỏang 30cm-50cm vào năm 2100. Những vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất là ĐBSCL (90%) và khu vực ĐB.Bắc Bộ (8%).

Việc khai thác quá mức đất đai và cảnh quan tại các đô thị ven biển dẫn đến sự xuống cấp, biến đổi hệ cân bằng sinh thái khu vực ven biển. Trong tương lai gần, các đô thị ven biển sẽ phải hứng chịu hậu quả khó lường của hiện tượng nước biển dâng.

Tình trạng chồng chéo trong khai thác và sử dụng tài nguyên sinh thái; công tác quản lý quy hoạch xây dựng và quy hoạch phát triển ngành; sự tản mạn trong hệ thống luật pháp và cơ chế, chính sách quản lý phát triển dẫn đến tình trạng thiếu các quy định pháp luật, cơ chế, chính sách phù hợp với đặc thù phát triển của các đô thị ven biển.

Quy hoạch đô thị ven biển đến năm 2020 đã được lập và phê duyệt song chưa dự báo và có giải pháp ứng phó với các biến đổi khí hậu.

Nguyên nhân của các tình trạng trên là do do sự hạn chế về phương pháp luận, những phân tích tổng quan cũng như các cơ sở lý luận để đưa đến các kiến nghị hiện nay thường không hoàn hảo và gặp nhiều vướng mắc, xung đột trên thực tế

Vì thế, hợp tác với một cơ sở nghiên cứu của một nước có bề dày trong công tác nghiên cứu và quy hoạch như Cu Ba sẽ đem lại hiệu quả cao.

• Luận giải về việc đặt ra mục tiêu và những nội dung cần nghiên cứu của đề tài:

Một trong những yếu tố quan trọng nhằm thu hút khách du lịch cũng như tạo hình ảnh tốt cho đô thị đó là việc thiết kế, quy hoạch quản lý tổng hợp không gian công cộng ven biển – một không gian tiếp cận giữa tự nhiên và con người. Những định hướng phát triển quy hoạch không gian đô thị ven biển được đề xuất, nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được xây mới hiện đại hơn. Quy hoạch xây dựng đô thị cũng khoanh vùng và đề xuất nhiều địa điểm xây dựng các khu du lịch, điểm du lịch, và thiết kế đô thị các không gian công cộng ven biển cũng đã được áp dụng trong quy hoạch xây dựng đáp ứng được một phần nhu cầu xây dựng và thưởng ngoạn của đô thị. Nhiều mô hình phát triển không gian công cộng ven biển đa dạng hơn, đầu tư phát triển du lịch do tư nhân trong nước và quốc tế ngày một gia tăng, để có thể quản lý pháp triển không gian công cộng ven biển được đồng bộ, cần có sự lồng ghép giữa quy hoạch, quản lý nhằm tăng khả năng tiếp cận và thích ứng với BĐKH nâng cao chất lượng đô thị, thu hut khách du lịch.

Nhưng trên thực tế công tác QHXD ĐT chưa đưa ra được các giải pháp tiếp cập một cách khôn ngoan những không gian này, đặc biệt chưa có sự nghiên cứu lồng ghép các tiêu chí về BĐKH dẫn đến những tổn thất về môi trường đô thị và giảm giá trị thực sự của các không gian công cộng ven biển. Điều đó dẫn tới giảm tiềm năng phát triển du lịch cho các đô thị ven biển.

Phát triển du lịch, đặc biệt du lịch đối với các đô thị ven biển đang ngày càng trở thành công cụ hữu hiệu trong chính sách làm giàu đô thị.Điều này đang ngày càng đi sâu vào tiềm thức suy nghĩ của chính quyền địa phương và nhà quản lý đô thị và phát triển du lịch. Về mong muốn người làm công tác quản lý QHXD muốn kết hợp hài hoà các mục tiêu khai thác phát triển du lịch và  thích ứng với BĐKH,  thiết kế quy hoạch không gian công cộng cho các đô thị du lịch ven biển, đáp ứng nhu cầu sử dụng của du khách du lịch trong ngoài nước, các nhà đầu tư cũng như chính quyền địa phương một cách hữu hiệu nhất;

1-   Đề tài tập trung nghiên cứu về thiết kế quy hoạch không gian công cộng các đô thị du lịch ven biển của Việt Nam

2-   Khái quát các con số hiện trạng về:

- Số lượng, chất lượng các không gian công cộng

+ Thực trạng quy hoạch, thiết kế đô thị, quỹ đất, môi trường, thích ứng BĐKH, xã hội, hạ tầng kỹ thuật

+ Tình hình chung về quản lý, khai thác sử dụng, hiệu quả thu hút khác du lịch

 3- Những vấn đề bức xúc từ thực tiễn đặt ra:

Về tổ chức các không gian kiến trúc cảnh quan:

Thiếu không gian dành cho Quảng trường công cộng

Thiếu không gian dành cho dịch vụ công cộng và giao thông tĩnh

Thiếu không gian cho cây xanh, công viên, gian đi bộ tiếp giáp ven biển

Thiếu sự kết nối giữa các không gian cộng cộng ven biển và không gian cộng khác trong đô thị

Không gian ven biển đang bị chia cắt và bị tư nhân hóa

Về quản lý tổng hợp

+ Các không gian các điểm di sản văn hoá vật thể nhiều nơi bị lấn chiếm, diện tích bị thu hẹp ảnh hưởng tới cảnh quan của khu vực

+ Trong công tác quản lý chưa có sự đồng bộ, thiếu cái nhìn tổng quan

4- Từ thực tiễn như trên đề tài đặt ra những vấn đề chính cần giải quyết :

Về thiết kế quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan:

+ Áp dụng thiết kế đô thị một cách triệt để trong việc thiết kế quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan các không gian công cộng ven biển

+ Thiết kế hạ tầng kỹ thuật đồng bộ

Về quản lý không gian

+ Nghiên cứu, đưa ra biện pháp, quy chế quản lý tổng hợp không gian công cộng ven biển nhằm ăng cường khả năng tiếp cận và thích ứng với BĐKH

5- Đề tài thực hiện thành công sẽ giải quyết được những mặt về thực tiễn, lý luận như:

+ Nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ không gian công cộng ven biển

+ Tạo cơ sở để cho các nhà quản lý thi hành công tác quản lý, bảo vệ khai thác không gian công cộng ven biển đạt hiệu quả cao và phát triển bền vững.

+ Xây dựng được khung cơ chế chính sách, giúp cho các nhà quản lý hoạch định được các nhiệm vụ trong việc định hướng phát triển không gian các không gian công cộng ven biển

Vì vậy viêc nghiên cứu đề tài hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ theo nghị định thư trong lĩnh vực đưa ra: Giải pháp thiết kế quy hoạch không gian công cộng ven biển cho các đô thị du lịch nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và thích ứng với BĐKH là hết sức cần thiết, nhằm giúp các nhà quản lý quy hoạch đô thị cũng như các nhà đầu tư, người dân có cái nhìn tổng quan về tình hình phát triển không gian công cộng của đô thị du lịch ven biển.

(Nguồn:VIUP)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website