Họp góp ý đồ án “Điều chỉnh QHC xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến năm 2040”

Ngày 15/10/2020, Hội đồng KHKT Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia đã họp góp ý đồ án “Điều chỉnh QHC xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến năm 2040”. Hội đồng do PGS.TS.KTS Lưu Đức Cường - Viện trưởng làm chủ tịch.

Quang cảnh chung

Mục tiêu đồ án nhằm xây dựng KKT cửa khẩu Móng Cái trở thành một cực tăng trưởng kinh tế năng động bền vững của tỉnh Quảng Ninh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; phù hợp với chiến lược phát triển biển Việt Nam, Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Ninh, Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội KKT cửa khẩu Móng Cái và các định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh.

Ths.KTS Lê Hoàng Phương - Giám đốc TTQHHN báo cáo nội dung đồ án

- Xây dựng thành phố Móng Cái và thị trấn Quảng Hà trở thành đô thị hiện đại gắn với xây dựng khu công nghiệp cảng biển Hải Hà; Là trung tâm du lịch quốc gia, quốc tế, trung tâm dịch vụ cửa khẩu và hậu cần cảng biển, trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ biên giới, thể thao; có hẹ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, có mạng lưới dịch vụ hoàn thiện; hấp dẫn đầu tư, thu hút lực lượng lao động, đảm bảo môi trường xanh, sạch dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường;

- Đảm bảo quốc phòng – an ninh, là phòng tuyến vững chắc bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia

- Làm cơ sở pháp lý để triển khai các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu chức năng và các dự án đầu tư xây dựng thuộc Khu kinh tế

Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch:
Móng Cái (Quyết định số 19/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ): bao gồm thành phố Móng Cái (17 đơn vị hành chính trực thuộc; huyện Hải Hà gồm Thị trấn Quảng Hà (thị trấn, Phú Hải, Quảng Trung và Quảng Điền) và các xã Quảng Minh (Quảng Minh và Quảng Thắng), Quảng Thành, Cái Chiên và Quảng Phong. Quy mô lập quy hoạch: Diện tích tự nhiên khoảng 121.197 ha (trong đó diện tích đất liền là 69.399ha và diện tích mặt biển là 51.798ha).

Phạm vi quy hoạch mở rộng bao gồm phần diện tích còn lại của huyện Hải Hà gồm các xã Quảng Đức, Quảng Sơn, Đường Hoa, Quảng Chính, Quảng Thịnh và Quảng Long. Diện tích đất tự nhiên 37.755ha.

Quy mô dân số đến năm 2040: khoảng 470.000-500.000 người. Quy mô khách du lịch đến năm 2040 khoảng 6,0 triệu lượt khách và tầm nhìn đến 2050 khoảng 9,0 triệu lượt khách.

Đồ án kế thừa mô hình cấu trúc phát triển QHC2015 và điều chỉnh theo hướng 03 hành lang (gồm hành lang đô thị, dịch vụ dọc quốc lộ 19, hành lang du lịch, nông nghiệp và dịch vụ cảng; hành lang sinh thái và biên giới), 02 vùng phát triển động lực là KKT cửa khẩu Móng Cái và Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà.

Định hướng không gian các khu vực: (1) Khu A: Đô thị Móng Cái gồm các khu: Khu trung tâm hiện trạng cải tạo, khu đô thị phát triển mở rộng, khu hợp tác kinh tế, khu dịch vụ du lịch Hải Xuân – Trà Cổ - Bình Ngọc; Khu dịch vụ công cộng và cảng biển Vạn Ninh. Diện tích đất tự nhiên khoảng 13.760ha, trong đó đất xây dựng các khu chức năng khoảng 7.400ha.

Định hướng phát triển: Tiếp tục phát triển theo cấu trúc vành đai và hướng tâm, trong đó phát triển đô thị, dịch vụ tập trung phía Bắc đường ven biển, khu vực phía Nam ưu tiên bảo vệ hệ sinh thái ven biển, đảo kết hợp phát triển dịch vụ du lịch cao cấp

(2) Khu B – Khu vực Hải Hà: gồm các phân khu chức năng: Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà (khu B1); Khu đô thị Quảng Hà mở rộng. Diện tích đất tự nhiên khoảng 11.890ha. Trong đó đất xây dựng các khu chức năng khoảng 8.300ha.

Tiếp tục phát triển khu công nghiệp cảng biển Hải Hà theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường tạo động lực phát triển cho khu kinh tế và huyện Hải Hà.

Đô thị Quảng Hà được phát triển mở rộng theo hướng Tây gắn với bổ trợ hạ tầng xã hội cho khu công nghiệp, phát triển phía Đông để khai thác lợi thế dịch vụ và hành lang kết nối với Móng Cái và phát triển về phía Bắc.

Phát triển hệ thống các khu đô thị đồng bộ hiện đại với mạng lưới hạ tầng mạch lạc, khắc phục các phát triển tự phát, manh mún và dàn trải hiện nay. Từng bước nắn chỉnh các tuyến đường tránh quốc lộ 18 qua trung tâm đô thị về phía Bắc và mở rộng không gian đô thị ra các xã lân cận, đưa sông Hà Cối, Tài Chi trở thành trung tâm không gian cảnh quan đô thị trong tương lai.

(3) Khu C – Khu đô thị dịch vụ tích hợp

Chức năng: Khu công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ logistics và các dịch vụ công cộng chất lượng cao. Diện tích đất tự nhiên khoảng 5.830ha. Trong đó đất xây dựng các khu chức năng 1.800 ha.

Điều chỉnh định hướng phát triển của khu C theo hướng kết hợp với trung tâm Móng Cái trở thành trục phát triển về dịch vụ logistics, sản xuất công nghệ cao và thu hút các hoạt động sản xuất tiên tiến, ứng dụng chuyển giao công nghệ mới.

(4) Khu D – Khu vực du lịch biển đảo

Chức năng: Khu du lịch đảo Vĩnh Trung – Vĩnh Thực (Khu D1): diện tích đất tự nhiên khoảng 4.610ha. Trong đó đất xây dựng các khu chức năng khoảng 750ha; khu du lịch đảo Cái Chiên (Khu D2): diện tích đất tự nhiên khoảng 2.570ha. Trong đó đất xây dựng các khu chức năng khoảng 400-500ha.

Hình thành hành lang du lịch biển đảo tầm cỡ khu vực và quốc tế trên cơ sở kết nối quần thể du lịch ven biển Quảng Ninh (từ đảo Hoàng Tân – Tuần Châu – Hạ Long – Bái Tử Long – Vân Đồn – Móng Cái – Trà Cổ)

Khu vực đảo Vĩnh Trung – Vĩnh Thực tiến hành xây dựng khu du lịch dịch vụ chất lượng cao; xây dựng tuyến cáp treo từ Trà Cổ - Bình Ngọc ra đảo Vĩnh Trung – Vĩnh Thực phục vụ nhu cầu tham quan du lịch biển đảo; xây dựng cảng Vạn Gia là cảng hành khách quốc tế, tiếp nhận khách du lịch trong và ngoài nước.

Khu vực đảo Cái Chiên tập trung phát triển các loại hình du lịch cao cấp, tại khu vực phía Đông kết hợp hoạt động du lịch gắn với việc xây dựng bến cảng nước sâu đa năng, phục vụ phát triển dịch vụ cảng biển.

(5) Khu E – Dịch vụ thương mại vùng biên: diện tích đất tự nhiên khoảng 23.280ha. Trong đó đất xây dựng các khu chức năng khoảng 1.150ha

Khu vực phát triển kinh tế - xã hội vùng biên gắn với đảm bảo quốc phòng – an ninh có quy mô diện tích khoảng 230ha. Hình thành các trung tâm thương mại – dịch vụ, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đồng thời tăng cường ổn định kinh tế cho khu vực vùng biên.

Khu vực phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng 5 hồ có quy mô diện tích khoảng 1.600ha. Phát triển các khu du lịch sinh thái gắn với 5 hồ kết hợp với cảnh quan đồi núi, xây dựng khu nghỉ dưỡng cao cấp thân thiện với cảnh quan thiên nhiên, gắn phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng – an ninh.

Các khu vực còn lại tập trung phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới gắn liền với bảo vệ quốc phòng, an ninh. Xây dựng và hoàn thiện mô hình nông thôn mới tại các xã trên địa bàn khu kinh tế.

(6) Khu F – Khu vực mở rộng: gồm các xã Quảng Chính, Quảng Thịnh, Quảng Long, Đường Hoa, Quảng Đức và Quảng Sơn thuộc huyện Hải Hà.

Định hướng phát triển:

Khu vực phía Nam đường cao tốc được định hướng nằm trong phạm vi đô thị hóa mở rộng của thị trấn Quảng Hà, hình thành đô thị dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp công nghệ cao tại khu vực.

Khu vực giáp thị trấn Quảng Hà được tổ chức thành không gian đô thị dịch vụ, tạo nên lõi đô thị hóa tập trung, chuyển đổi hoạt động sản xuất nông nghiệp, nông thôn sang dịch vụ đô thị.

Khu vực dọc đường cao tốc, tuyến đường nối cao tốc và cảng biển Hải Hà bố trí công nghiệp, công nghệ cao và logistics.

Khu vực phía Bắc đường cao tốc được phát triển hoạt động nông lâm nghiệp kết hợp với dịch vụ du lịch sinh thái.

Viện trưởng Lưu Đức Cường góp ý thêm cho nội dung đồ án

Góp ý tại cuộc họp, Viện trưởng Lưu Đức Cường việc đề xuất ranh giới mở rộng so với nhiệm vụ đã phê duyệt cần đưa ra lý do, sự cần thiết; Đề nghị nhóm nghiên cứu thêm về khu du lịch quốc gia Trà Cổ, có phân tích sâu hơn về tính chất và mức độ ảnh hưởng của khu du lịch này tới khu kinh tế; Làm rõ diện tích và vị trí lấn biển; Xác định ranh giới rừng ngập mặn đề xuất bảo tồn…

Phó viện trưởng Nguyễn Thành Hưng kết luận cuộc họp

Kết luận cuộc họp, Phó Viện trưởng Nguyễn Thành Hưng đánh giá cao nỗ lực của nhóm nghiên cứu, khuyến khích thực hiện đồ án theo hướng tích hợp. Việc đưa ra chức năng khu du lịch cấp quốc gia, đô thị sinh thái, đô thị xanh thì cần có giải pháp phát triển không gian, đặc biệt liên quan đến vấn đề rừng và biển. Ông đề nghị bổ sung bản vẽ thiết kế đô thị cho hấp dẫn, chuẩn bị thêm bản đồ phân vùng những khu vực bãi bồi, rừng ngập mặn; Có thể lồng ghép thêm chiến lược đón hoặc tận dụng cơ hội giao thương với Trung Quốc và một số ý kiến khác.

Thành viên phản biện và hội đồng góp ý cho đồ án

 

(Nguồn:VIUP)
Tin cũ hơn

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website