VIUP tổ chức Hội đồng KHKT cấp Viện góp ý đồ án “Điều chỉnh QHC thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2040”

Ngày 19/5/2022, Hội đồng KHKT VIUP đã họp góp ý đồ án “Điều chỉnh QHC thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2040”. Hội đồng do PGS.TS.KTS Lưu Đức Cường, Viện trưởng làm Chủ tịch.

ThS.KS Phạm Thị Huệ Linh báo cáo nội dung đồ án

ThS.KS Phạm Thị Huệ Linh, Giám đốc Trung tâm QHXD4, thay mặt nhóm nghiên cứu báo cáo tóm tắt nội dung đồ án. Theo đó, phạm vi lập quy hoạch là 27 .502 ha. Bao gồm : Tp. Nha Trang hiện nay với tổng diện tích tự nhiên 25.422,5 ha và 1.200 ha diện tích bảo tồn sinh cảnh và phát triển đô thị , dịch vụ trên mặt biển. Và khoảng 880 ha thuộc 3 xã Diên An, Diên Toàn, Suối Hiệp và thị trấn Diên Khánh của Huyện Diên Khánh.

Tầm nhìn – Mục tiêu phát triển thành phố Nha Trang: Đóng góp tích cực vào việc hiện thực hóa tầm nhìn phát triển chung của Tỉnh Khánh Hòa: “trở thành một tiêu chuẩn mới về chất lượng sống, làm việc và du lịch”; Một đô thị Xanh, Sạch và phát triển bền vững, có dịch vụ đa dạng, du lịch đẳng cấp gắn với những giá trị cảnh quan thiên nhiên và văn hóa đặc sắc; Là trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khỏe vầ điều dưỡng ứng dụng công nghệ cao tầm cỡ quốc gia và quốc tế; Là một trung tâm nghiên cứu sáng tạo gắn với môi trường sống thân thiện, trong lành, giàu giá trị văn hóa, nhân văn của cả nước và khu vực.

Nhóm nghiên cứu đưa ra 5 chiến lược phát triển, gồm: Chiến lược bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản thiên nhiên; Chiến lược phát triển văn hóa – xã hội; Chiến lược phát triển du lịch – ngành kinh tế chính của thành phố; Chiến lược đa dạng hóa hoạt động kinh tế, phát triển kinh tế bền vững; Chiến lược phát triển thành phố thông minh. Đồ án đã đề xuất định hướng phát triển không gian đô thị tổng thể nhằm nâng cao chất lượng và giá trị các không gian đô thị hiện có như: Phát triển mở rộng không gian đô thị về phía Bắc, Tây Bắc, phía Tây, phía Nam và phía Đông (ra biển và trên các đảo, nhưng phải đảm bảo bảo tôn tạo và phát huy được các giá trị cảnh quan đặc trưng). Xây dựng và tổ chức hệ thống hạ tầng xanh, không gian mở; Tổ chức không gian đô thị phù hợp với quy luật kinh tế, trong đó các quỹ đất giá trị cao được sử dụng với hệ số sử dụng đất cao hơn; Tổ chức đô thị đa trung tâm, với trung tâm chính là dải đô thị ven biển và các khu trung tâm khác; Phát triển các khu dịch vụ, du lịch sinh thái núi và tiếp tục triển khai các khu đô thị du lịch sinh thái núi đã được hoạch định trước đây, để khai thác các giá trị cảnh quan đặc sắc của thành phố… Bên cạnh đó, đồ án đưa ra định hướng phát triển và điều chỉnh quy hoạch đối với các phân khu vực đô thị; Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật; Các dự án ưu tiên kêu gọi và thu hút vốn đầu tư và các giải pháp kiểm soát và bảo vệ môi trường.

Các thành viên hội đồng đã góp ý một số nội dung về điểm nhấn cảnh quan, khoảng lùi, giải pháp phát triển đô thị thông minh…

Viện trưởng Lưu Đức Cường chủ tịch hội đồng

Kết luận cuộc họp, Viện trưởng Lưu Đức Cường đánh giá đồ án được nghiên cứu kỹ lưỡng, công phu. Tuy nhiên, ông đề nghị nhóm nghiên cứu bổ sung vào đồ án ranh giới bảo tồn, xem lại cơ chế thưởng vì chưa có cơ sở pháp lý, bổ sung bảng phân loại sử dụng đất. Ông lưu ý nhóm nghiên cứu tiếp thu ý kiến của hội đồng, chỉnh sửa hoàn thiện đồ án.

Quang cảnh chung

(Nguồn:VIUP)
Tin cũ hơn

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website