VIUP tổ chức họp góp ý đồ án

Ngày 22/5/2019, Hội đồng KHKT do Viện trưởng Lưu Đức Cường làm chủ tịch đã họp góp ý đồ án QHC đô thị Hà Giang tỉnh Hà Giang đến năm 2035.

Quang cảnh chung

Theo chủ trì đồ án, ThS. Nguyễn Hoàng Long, đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Hà Giang giai đoạn 2007 - 2025 (QHC 2008) được UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt tại Quyết định số 4611/QĐ-UBND ngày 31/12/2008. Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển Thành phố Hà Giang đã đạt được nhiều thành tựu to lớn nhưng cũng nảy sinh nhiều bất cập: về quỹ đất phát triển đô thị, đã có nhiều thay đổi, nhiều chủ trương, định hướng phát triển mới. Do đó,Quy hoạch chung  Đô thị Hà Giang với tầm nhìn dài hạn, đáp ứng định hướng phát triển thành phố Hà Giang lên đô thị loại II với sự mở rộng không gian đô thị, cải tạo, nâng cấp các khu vực đã xây dựng, hỗ trợ các vùng khác trong tỉnh Hà Giang phát triển cũng như đảm nhiệm vai trò Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là cần thiết và cấp bách.

ThS. Nguyễn Hoàng Long báo cáo nội dung đồ án

Phạm vi, ranh giới: Phía Bắc: giáp xã Thuận Hòa, Tùng Bá huyện Vị Xuyên. Phía Đông: giáp xã Yên Định, huyện Bắc Mê. Phía Tây: giáp xã Phương Tiến, Cao Bồ, Đạo Đức huyện Vị Xuyên. Phía Nam: giáp xã Đạo Đức, Phú Linh, Kim Thạch huyện Vị Xuyên.

Thành phố Hà Giang hiện hữu và Khu vực mở rộng, bao gồm: xã Phong Quang, thôn Tân Đức (xã Đạo Đức); thôn Lắp 1 (xã Phú Linh); thôn Chang, thôn bản Thẳm (xã Kim Thạch)

Tổng quy mô diện tích : 17.926,20 ha.

Tổng quy mô dân số : Hiện khoảng 56.702 người. Dự báo:  Đến năm 2035: 190.000 - 200.000 người,

Về định hướng phát triển không gian: Phát triển theo 4 khu

1.  Khu trung tâm đô thị hiện hữu

Quy mô: Khoảng 740 ha

Phạm vi ranh giới: Phát triển ở 2 bên bờ sông Lô.

Tính chất:

- Khu trung tâm hành chính, văn hóa-xã hội, TDTT, y tế, giáo dục tỉnh Hà Giang.

- Khu trung tâm hành chính, văn hóa-xã hội, TDTT, y tế, giáo dục thành phố Hà Giang.

- Trung tâm thương mại và dịch vụ.

2.  Khu vực phía Đông

Quy mô: Khoảng 450 ha

Phạm vi ranh giới: bao gồm khu đô thị mới 3-2 và khu đô thị mới Ngọc Hà, phát triển 2 bên bờ sông Miện.

Tính chất:

- Khu đô thị xanh thông minh, không gian kiến trúc cảnh quan hiện đại, môi trường, tiện tích đô thị chất lượng cao, hấp dẫn.

- Trung tâm dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch chất lượng cao, đáp ứng đa dạng nhu cầu của du khách trong nước và quốc tế.

Hình thành Khu đô thị sinh thái Ngọc Hà tại khu vực phía Đông thành phố Hà Giang, mở ra những cơ hội lớn để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và quảng bá hình ảnh cho khu vực và Thành phố, tạo điều kiện phát triển KTXH gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng:

-  Khu vực trọng điểm - Núi Mỏ Neo: Xây dựng 05 Phân khu tại 05 độ cao trên núi Mỏ Neo

Xây dựng tổ hợp điểm nhấn không gian: Tượng Phật - Quảng trường đại cảnh; Khu Du lịch Văn hóa Tâm linh - Tổ hợp chùa tam cấp; Tổ hợp Khách sạn - Resort - Vui chơi giải trí; Tổ hợp Công viên với các sản phẩm vui chơi, thể dục thể thao; Khu biệt thự sinh thái:

3.  Khu vực phía Bắc

Quy mô: Khoảng 1.256,54 ha

Phạm vi ranh giới: thuộc khu trung tâm xã Phong Quang

Tính chất:

- Khu đô thị tri thức xanh kiểu mẫu có môi trường sinh thái chất lượng cao.

- Các khu ở sinh thái kiểu mẫu; Khu công viên công nghệ cao.

- Khu trung tâm dịch vụ, thương mại, trung tâm giáo dục tỉnh Hà Giang.

- Khu trung tâm hành chính hỗ trợ, trung tâm TDTT, vui chơi giải trí.

4. Khu vực phía Tây

Quy mô: Khoảng 1.160 ha

Phạm vi ranh giới: quỹ đất phát triển thuộc xã Phương Độ, thôn Tiến Thắng, thông Châng. Phát triển dọc theo quốc lộ 2 và đường cầu mè Hà Phương.

Tính chất:

- Cửa ngõ của thành phố, có mối quan hệ tương hỗ với KKT cửa khẩu Thanh Thủy.

- Khu đô thị mới kết hợp khu ở sinh thái.

- Khu du lịch văn hóa làng bản.

Tại cuộc họp các thành viên đã đóng góp ý kiến cho nhóm nghiên cứu.

Viện trưởng Lưu Đức Cường chủ trì hội đồng

Kết luận cuộc họp, Viện trưởng Lưu Đức Cường đề nghị nhóm nghiên cứu tính toán kỹ về dân số dựa trên phân tích động lực tạo thị; đánh giá kỹ về QH2008, mức độ thực hiện triển khai, xác định những tồn tại; Đánh giá các dự án đầu tư có ảnh hưởng lớn đến cấu trúc đô thị đã được đầu tư xây dựng và các dự án đang đề xuất; Đánh giá kỹ hơn về điều kiện tự nhiên, về tài nguyên môi trường, về tài nguyên du lịch, văn hóa, hạ tầng phục vụ du lịch, hạ tầng xã hội. Ông lưu ý thêm về cách thể hiện bản vẽ giao thông, cao độ nền, thoát nước. Ngoài ra cần làm rõ những đề xuất mới của mình so với quy hoạch trước đây.

(Nguồn:VIUP)
Tin cũ hơn

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website