Con số “giật mình” về đầu tư mới hạ tầng văn hóa trên toàn cầu

Theo một báo cáo mới đây, năm ngoái, có tới 107 cơ sở văn hóa mới được mở ra trên toàn thế giới, nhiều thêm 6 cơ sở so với với năm 2016. Tổng chi phí để những bảo tàng, trung tâm biểu diễn nghệ thuật, trung tâm văn hóa này đi vào hoạt động, lên tới 9,9 tỷ USD, tăng 1,45 tỷ so với năm trước đó.

Bảng thống kê Hạ tầng Văn hóa thường niên theo dõi mức độ đầu tư vào các cơ sở hạ tầng văn hóa trên toàn cầu bao gồm các tòa nhà mới xây, mở rộng, cải tiến… có mức ngân sách tối thiểu là 10 triệu USD.

Adrian Ellis, nhà sáng lập AEA Consulting, cũng chính là công ty thực hiện báo cáo trên cho biết, “nhiều cơ sở mới đã mở rộng định nghĩa về một trung tâm văn hóa – từ nghệ thuật tới giải trí và hơn nữa là trải nghiệm”. Nhiều địa điểm văn hóa mới “giờ đây liên quan tới các các chiến lược đồ ăn thức uống, thư giãn và nghỉ ngơi…”

Ví dụ, một số trung tâm như Zeitz MOCAA tại Cape Town (Nam Phi), Trung tâm nghệ thuật Guardian tại Bắc Kinh (Trung Quốc)… còn tích hợp cả khách sạn, không gian sự kiện và những tiện ích khác. Điều này chứng minh, các cơ sở hạ tầng nghệ thuật “đang giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế trải nghiệm”.

 Bảo tàng Louvre Abu Dhabi có số tiền đầu tư lên tới 1,26 tỷ USD.

Trang artnet nhận định, xu thế trên đang đặt hạ tầng văn hóa vào một ngã tư: Liệu tương lai nằm ở hình mẫu như Bảo tàng Kem, nơi các công ty tư nhân trả tiền cho các cơ sở văn hóa mang tính giải trí cao nhưng tính giáo dục thấp? Hay những gì chờ đợi sẽ là “hình mẫu Alserkal Avenue” – một tổ hợp các phòng tranh và khu định cư dành cho giới nghệ sỹ ở Dubai?

Bắc Mỹ vẫn là nơi có cơ sở hạ tầng tốt nhất cho văn hóa (43 dự án hoàn thành và 57 dự án công bố), tiếp đó là châu Âu (33 hoàn thành, 40 công bố) và châu Á (21 hoàn thành và 17 công bố). Trung Đông là nơi có công trình nghệ thuật đắt giá nhất hoàn thiện trong năm 2017: bảo tàng Louvre Abu Dhabi với số tiền đầu tư lên tới 1,26 tỷ USD.

Bản báo cáo cũng đánh giá, các địa điểm đầu tư văn hóa đang ngày càng trở nên đa dạng: các dự án ở top 75 thành phố phát triển nhất thế giới chỉ chiếm 31% tổng số các dự án. Ngoài ra, bên cạnh các dự án đã hoàn thành trị giá 9,9 tỷ USD, chỉ riêng trong năm 2017 có tới 123 dự án mới được công bố, với tổng số tiền đầu tư vào khoảng 7,6 tỷ USD.

Đáng chú ý, hơn một nửa các nhà tài trợ là phi lợi nhuận, 40% là các thực thể công và 8% là thương mại. Theo bản báo cáo, trong vòng 25 năm qua, đã có nhiều nguồn đầu tư lớn vào các công trình văn hóa, nghệ thuật, “thông thường để phục vụ cho tái phát triển đô thị, thu hút đầu tư và du lịch… cho dù bên tiếp nhận tài trợ là các thực thể tư nhân, hoặc phi lợi nhuận.

“Chúng ta đang chứng kiến khu vực tư nhân ngày càng thực hiện các chiến lược đầu tiên dựa vào các cơ sở hạ tầng văn hóa, đồng thời đảm nhận một vai trò chủ động hơn trong lĩnh vực này”, ông Ellis nói.

(Nguồn:cinet.vn)
Tin cũ hơn

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website