Sáng chế gạch sinh thái kè biển – Giảm ô nhiễm nhựa

Công ty Volvo đã xây dựng một bờ kè biển thân thiện với môi trường dọc theo bờ biển cảng Sydney. Công trình nhằm cải thiện đa dạng sinh học và chất lượng nước của khu vực.

Được đặt tên là Living Seawall, bờ kè sinh học bao gồm 50 mảnh gạch lục giác có hình dạng mô phỏng cấu trúc rễ cây ngập mặn – môi trường sống phổ biến của động vật hoang dã biển. Những viên gạch này sẽ thu hút động vật biển tới cư ngụ.

Mỗi viên gạch được làm từ bê tông chống ăn mòn trong môi trường biển, được gia cố bằng sợi nhựa tái chế.

Được phát triển bởi Viện Khoa học Hàng hải Sydney, hợp tác với Phòng thí nghiệm thiết kế Rạn san hô, dự án là giải pháp thay thế cho các tuyến đê biển truyền thống.

Các tấm gạch sinh học mới được gắn vào bề mặt kè biển cũ. Chúng được thiết kế với hình dạng không đều để thu hút động vật hoang dã như hàu và động vật thân mềm.

“Thiết kế mô phỏng cấu trúc rễ của cây ngập mặn bản địa, Living Seawall cung cấp môi trường sống cho sinh vật biển, hỗ trợ đa dạng sinh học và chính các sinh vật này sẽ lọc chất ô nhiễm – như hạt nhựa và kim loại nặng – giữ cho nước sạch. Chúng ta càng có nhiều sinh vật, nước càng sạch”, Volvo giải thích.

Các nhà nghiên cứu sẽ theo dõi Living Seawall trong 20 năm tới để xem ảnh hưởng của nó đến đa dạng sinh học và chất lượng nước trong khu vực như thế nào.

Volvo đã nghiên cứu phát triển loại gạch sinh thái biển này sau khi phát hiện ra mỗi phút sẽ có một xe tải rác nhựa đổ vào đại dương và bao phủ hơn một nửa bờ biển của Sydney là kè biển nhân tạo.

“Môi trường biển phong phú và sôi động đã được thay thế bằng các bờ kè và xuống cấp do ô nhiễm nhựa. Bằng cách thêm các viên gạch vào bờ kè hiện có, dự án nhằm biến cấu trúc nhân tạo thành môi trường sống biển tiềm năng. Nó cũng mang đến cơ hội đặc biệt để nghiên cứu những thiết kế và hình dáng hỗ trợ tốt nhất cho hệ sinh thái trong đại dương của chúng ta,” Volvo nói thêm.

(Nguồn:kienviet.net)
Tin cũ hơn

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website