Thành phố Huế: Quy hoạch khu chức năng rộng hơn 244ha

Khu trung tâm phía Đông thành phố Huế (nay quận Thuận Hoá, thành phố Huế) được UBND thành phố quy hoạch rộng khoảng 244,6ha để phát triển các chức năng hành chính, văn hóa, công cộng, dịch vụ thương mại…

Quy hoạch khu trung tâm phía Đông thành phố Huế (nay là quận Thuận Hoá, thành phố Huế) có diện tích khoảng 244,6ha.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2000) khu trung tâm phía Đông thành phố Huế (nay quận Thuận Hoá, thành phố Huế). Phạm vi quy hoạch thuộc một phần phạm vi hành chính của các phường: Xuân Phú, An Cựu, An Đông và Phú Hội, với diện tích khoảng 244,6ha, quy mô dân số khoảng 31.815 người. Dân số quy hoạch đến năm 2045, khoảng 34.000 người.

Tính chất là khu vực phát triển các chức năng hành chính, văn hóa, công cộng, dịch vụ thương mại, gắn kết với khu trung tâm phía Nam thành phố và khu đô thị mới An Vân Dương. Khu vực chỉnh trang và nâng cấp đô thị, rà soát bổ sung hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ.

Phân khu chức năng, không gian kiến trúc cảnh quan và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, đáp ứng các tiêu chí về cảnh quan môi trường phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế xã hội; tạo sự đồng bộ, khớp nối với các khu vực lân cận nhằm đáp ứng cầu về phát triển đô thị; làm cơ sở pháp lý cho việc lập quy hoạch chi tiết, lập các dự án đầu tư và quản lý xây dựng theo quy hoạch.

Xây dựng phát triển không gian đô thị khu vực Quy hoạch phân khu khu trung tâm phía Đông thành phố Huế theo hướng kiến tạo không gian đô thị chỉnh trang, công trình thấp tầng hạn chế áp lực lên hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Khai thác tối đa yếu tố cây xanh các tuyến phố và các khu vực công viên tập trung lớn trong đô thị như công viên dọc tuyến đường Tố Hữu, các dải xanh dọc sông An Cựu, sông Như Ý, sống Phát Lát, hồ Kiểm Huệ... tạo nên không gian sống giá trị, đặc trưng riêng cho đô thị. Tăng cường, hoàn thiện các kết nổi về giao thông, hạ tầng đô thị thiết yếu

Trên cơ sở cấu trúc đô thị, tiềm năng phát triển của từng khu vực, đồ án quy hoạch được chia thành 3 phân khu chức năng. Phân khu số 1, có quy mô khoảng 80ha là khu vực trung tâm dịch vụ công cộng, phát triển các chức năng trung tâm hành chính quận, khu quảng trường văn hóa, trung tâm thể dục thể thao gắn liền trục cảnh quan đường Tố Hữu. Phát triển các khu nhà ở kết hợp dịch vụ thương mại và khu dân cư chỉnh trang hiện hữu khu vực xung quanh các trục đường Dương Văn An, Nguyễn Lộ Trạch, gắn với cải tạo cảnh quan khu vực dọc bờ sông Như Ý, sông Phát Lát để khai thác cảnh quan đặc trưng của khu vực.

Phân khu số 2, quy mô khoảng 124ha là khu vực đô thị cải tạo, chinh trang kết hợp phát triển các chức năng dịch vụ thương mại dọc tuyến đường Hùng Vương, An Dương Vương (Quốc lộ 1 hiện hữu), khai thác các không gian mở, các công viên dọc hai bờ sông An Cựu phục vụ cộng đồng.

Phân khu số 3, quy mô khoảng 40,6ha khu vực đô thị phát triển lấp đầy, được đầu tư xây dựng đồng bộ, đóng vai trò là khu vực chuyển tiếp, kết nối Quốc lộ 1 hiện hữu với đô thị mới An Vân Dương.

Khu vực quảng trường văn hóa Huế sẽ cải tạo, chỉnh trang không gian xung quanh khu vực nhà thi đấu Bà Triệu trở thành quảng trường văn hóa Huế, là một trong các điểm nhấn về kiến trúc cảnh quan của khu vực đô thị trung tâm. Bổ sung một phần không gian ngầm bên dưới quảng trường để tăng cường diện tích bãi đỗ xe, phục vụ các dịp sự kiện lễ hội cũng như nhu cầu của người dân khu vực lân cận.

Khu vực bảo tồn các công trình kiến trúc có giá trị và di tích như Lăng Vạn Vạn, đình làng An Cựu. Kiểm soát chiều cao, khối tích, màu sắc các công trình kiến trúc xung quanh các khu vực di tích, đảm bảo hải hòa với cảnh quan di tích. Khu vực bảo vệ cảnh quan dọc các sông An Cựu, Như Ý, Phát Lát và xung quanh hồ Kiểm Huệ được chỉnh trang hệ thống cây xanh, đồng thời nghiên cứu thiết kế đô thị, bổ sung các công viên, điểm xanh nhằm tạo hình ảnh đặc trưng khu đô thị. Chỉnh trang khu vực dân cư hiện trạng, hình thành tuyến đi bộ và xe đạp ven sông, mở rộng các trục đường vuông góc kết nối với bờ sông.

Công trình nhà ở dọc các tuyến phố chính như: Bà Triệu, Hùng Vương, An Dương Vương... khuyến khích kết hợp khai thác dịch vụ thương mại, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Nhà ở trong lõi các ô phố hiện hữu được kiểm soát mật độ xây dựng, chiều cao để giảm áp lực hạ tầng đô thị, đảm bảo phòng cháy chữa cháy. Hình thức kiến trúc hiện đại, phù hợp điều kiện khí hậu địa phương. Nhà ở khu vực ven sông Như Ý khuyến khích phát triển dịch vụ du lịch, gắn liền với các mô hình kinh doanh như nhà hàng, cà phê, homestay… Khu vực ven sông An Cựu chỉnh trang dân cư gắn liền với các công trình di tích, tôn giáo, tín ngưỡng và các công trình mang giá trị nghệ thuật kiến trúc... Kiểm soát kiến trúc theo hướng nhà có mái ngói, xây dựng thấp tầng, khuyến khích mật độ xây dựng thấp để tăng cường cây xanh, cảnh quan.

Chuyển đổi chức năng một số khu đất dịch vụ công cộng (di dời chợ Cống, chỉnh trang quảng trường văn hóa, nâng cấp bến xe phía Nam...). Trong đó, ưu tiên chức năng phát triển văn hóa, dịch vụ, du lịch, bổ sung hạ tầng cây xanh bãi đỗ xe... Kiến trúc xanh, sinh thái hiện đại, khai thác các giải pháp phù hợp khí hậu địa phương.

Quyết định giao Sở Xây dựng và các Sở, ban, ngành liên quan thực hiện chức năng quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng công trình theo phân công, phân cấp. Việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trong phạm vi ranh giới phải đảm bảo tuân thủ quy hoạch và quy định quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch phân khu ban hành kèm theo quyết định này. Nghiêm cấm việc thay đổi đồ án quy hoạch đã được phê duyệt. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định hồ sơ đồ án quy hoạch đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.

(Nguồn:baoxaydung.com.vn)
Tin cũ hơn

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website