Điều tra khảo sát, đánh giá tác động của BĐKH với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị (giai đoạn 2-2011)

Chủ nhiệm: Viện Quy hoạch môi trường, HTKT đô thị và nông thôn

MỤC LỤC

1. Sự cần thiết của đề tài........... 9

2. Mục tiêu của đề tài............ 10

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....... 11

4. Phương pháp nghiên cứu............... 12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ .............13

1.1. Biến đổi khí hậu trên thế giới và những bài học kinh nghiệm.. ..13

1.2. Các kịch bản và xu hướng biến đổi khí hậu tại Việt Nam..... 25

1.3. Các hậu quả và các hiện tượng thời tiết do biến đổi khí hậu Việt Nam.. ............26

1.4. Các chương trình dự án về BĐKH đã và đang triển khai có liên quan tới HTKT......... 33

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ .........45

2.1. Thành phố Cẩm Phả......... 45

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội .......45

2.1.2. Nền xây dựng đô thị ......51

2.1.3. Hệ thống giao thông................ 54

2.1.4. Hệ thống cấp nước............. 62

2.1.5. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải........ 68

2.1.6. Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn........... 73

2.1.7. Đánh giá chung và các vấn đề BĐKH cần quan tâm............. 75

2.2. Thị trấn Diêm Điền............ 77

2.2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội............. 77

2.2.2. Nền xây dựng đô thị ..............81

2.2.3.  Hệ thống giao thông. .............81

2.2.5. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải......87

2.2.6. Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn.............. 89

2.2.7. Đánh giá chung và các vấn đề BĐKH cần quan tâm........... 90

2.3. Thị xã Cửa Lò....... 90

2.3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ............90

2.3.2. Nền xây dựng đô thị........... 94

2.3.3. Hệ thống giao thông........ 97

2.3.4. Hệ thống cấp nước.............. 100

2.3.5. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải............ 103

2.3.6. Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn.......... 107

2.3.7. Đánh giá chung và các vấn đề BĐKH cần quan tâm............ 108

2.4. Thị trấn Phan Rí Cửa......... 109

2.4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội............. 109

2.4.2. Nền xây dựng đô thị ............114

2.4.3. Hệ thống giao thông............... 115

2.4.4. Hệ thống cấp nước............... 119

2.4.5. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải........... 122

2.4.6. Hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn......... 125

2.5. Thành phố Bạc Liêu............ 127

2.5.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội .............127

2.5.2. Nền xây dựng đô thị............ 133

2.5.3. Hệ thống giao thông.. ..........135

2.5.4. Hệ thống cấp nước............ 139

2.5.5. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải............ 141

2.5.6. Hệ thống thu gom  và xử lý chất thải.......... 145

2.5.7. Đánh giá chung và các vấn đề BĐKH cần quan tâm......... 147

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT CỦA CÁC ĐÔ THỊ NGHIÊN CỨU..... 149

3.1. Cơ sở đánh giá tác động........... 149

3.1.1. Phân vùng đánh giá......... 149

3.1.2 Đánh giá khả năng xảy ra biến cố và mức độ tác động của biến đổi khí hậu............ 155

3.1.3. Đánh giá mức độ rủi ro do biến đổi khí hậu.......... 157

3.1.4. Đánh giá khả năng ứng phó của hệ thống  hạ tầng kỹ thuật ...162

3.1.5. Đánh giá tổng hợp mức độ tác động hay khả năng tổn thương.....162

3.1.6. Tính không chắc chắn của đánh giá...... 163

3.2. Nhận dạng các xu hướng biến đổi khí hậu đặc trưng của các đô thị nghiên cứu....... 164

3.3. Nhận dạng và đánh giá tác động...... 167

3.3.1. Nền xây dựng đô thị ......167

3.3.2. Hạ tầng kỹ thuật cấp nước...... 195

3.3.3. Hạ tầng kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải...... 234

3.3.4. Hạ tầng kỹ thuật giao thông...... 268

3.3.5. Hạ tầng thu gom và xử lý chất thải rắn...... 307

CHƯƠNG IV. GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI HỆ THỐNG HTKT ĐÔ THỊ..... 337

4.1. Giải pháp ứng phó cho nền xây dựng...... 337

4.1.1. Nguyên tắc chung...... 337

4.1.2. Giải pháp ứng phó cho các đô thị thí điểm nghiên cứu...... 339

4.1.3. Giải pháp ứng phó cho các đô thị theo vùng miền...... 343

4.2. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho hệ thống hạ tầng kĩ thuật cấp nước..... 345

4.2.1. Nguyên tắc chung..... 345

4.2.2. Giải pháp ứng phó cho các đô thị thí điểm nghiên cứu...... 346

4.2.3. Giải pháp ứng phó cho các đô thị theo vùng miền..... 349

4.3. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho hệ thống hạ tầng kĩ thuật thoát nước và xử lý nước thải..... 355

4.3.1. Nguyên tắc chung..... 355

4.3.2. Giải pháp ứng phó cho các đô thị thí điểm nghiên cứu.... 356

4.3.3. Giải pháp ứng phó cho các đô thị theo vùng miền..... 362

4.4. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho hệ thống hạ tầng kĩ thuật giao thông..... 367

4.4.1. Nguyên tắc chung..... 367

4.4.2. Giải pháp ứng phó cho các đô thị thí điểm nghiên cứu...... 368

4.4.3. Giải pháp ứng phó cho các đô thị theo vùng miền..... 372

4.5. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho hệ thống hạ tầng thu gom và xử lý CTR đô thị.... 375

4.5.1. Nguyên tắc chung.. ....375

4.5.2. Giải pháp ứng phó cho các đô thị thí điểm nghiên cứu.... 376

4.5.3. Giải pháp ứng phó cho các đô thị theo vùng miền..... 381

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..... 383

5.1. Kết luận..... 383

5.2. Kiến nghị .....387

I. Sự cần thiết của đề tài

Hiện nay, đô thị hóa là một trong các yếu tố làm thay đổi sử dụng đất, phát triển hệ thống hạ tầng đô thị mạnh mẽ nhất ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Phát triển đô thị nhanh chóng gây ra những ảnh hưởng tới đa dạng sinh học, môi trường và cả khí hậu. Trái lại, BĐKH và nước biển dâng cũng có những tác động tới sử dụng đất, định cư, xây dựng, vận hành hệ thống hạ tầng. Ví dụ, cơ sở vật chất sẽ đối mặt với những rủi ro nếu được định hướng quy hoạch trên các khu vực vùng trũng, vùng thoát lũ hay tại khu vực có nguy cơ sạt lở. Vì vậy, cần có những đánh giá, nhận dạng những tác động của BĐKH tới hệ thống hạ tầng đô thị nhằm xác định các khu vực có rủi ro cao cũng như giảm thiểu những rủi ro trước thách thức của BĐKH và nước biển dâng.

Tại Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,7oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam là một trong năm nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của BĐKH và nước biển dâng, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng và sông MêKông bị ngập chìm nặng nhất. Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất đối với GDP lên tới 25%. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của đất nước.

Đối với nước biển dâng, một số nghiên cứu gần đây cho rằng mực nước biển toàn cầu có thể tăng 50-140cm vào năm 2100. Riêng các kịch bản cho Việt Nam tính rằng “vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm khoảng 28-33cm và đến cuối thế kỷ mực nước biển có thể dâng thêm 65-100cm so với thời kỳ 1980-1999. Trong tương lai gần, dự báo đến năm 2020 mực nước biển ở nước ta có thể dâng cao thêm 11-12cm và đạt mức tăng 28-33cm vào năm 2050”...

Dựa trên các kịch bản nước biển dâng, một ví dụ điển hình là bộ Tài nguyên và Môi trường đã bước đầu xây dựng bản đồ ngập cho khu vực TP.HCM và ĐBSCL. Theo đó, khi nước biển dâng 65cm (mức thấp), diện tích ngập ở ĐBSCL là 5.144km2 (12,8%), và ở mức 100cm (cao) thì ngập sẽ trải rộng trên 15.116km2, tương đương 37,8% diện tích toàn vùng. Riêng khu vực TP.HCM, theo dự báo với mực nước biển tăng 65cm, diện tích ngập rộng khoảng 128km2 (6,3%) và nhấn chìm 473km2 (23%) nếu dâng mức 100cm.

Có thể thấy rằng, biến đổi khí hậu đang và sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường; mực nước biển dâng cao gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, và gây rủi ro lớn tới kinh tế - xã hội cũng như hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật (làm xuống cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội; làm tăng các chi phí sửa chữa, bảo trì; gián đoạn cung cấp các dịch vụ hạ tầng như cấp điện, cấp nước, giao thông, thông tin liên lạc…). Thêm vào đó, hệ thống các công trình hạ tầng được thiết kế theo các tiêu chuẩn hiện tại sẽ khó đảm bảo được tính an toàn và cung cấp đầy đủ các dịch vụ trong tương lai. Vì vậy cần phải có nhận thức và quan tâm đúng mức cũng như các kế hoạch hành động cụ thể đối phó với các vấn đề liên quan tới biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng, trên các phương diện như quy hoạch không gian, quy hoạch các điểm định cư, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật, sử dụng đất…

Để ứng phó với các vấn đề của BĐKH, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 158/2008/QĐ–TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Bộ Xây dựng được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, các bộ ngành và địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ Xây dựng, bao gồm các nội dung: đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến các lĩnh vực do bộ quản lý; Xác định các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với các lĩnh vực do bộ quản lý; Tích hợp các vấn đề biến đổi khí hậu vào các chiến lược, chương trình, kế hoạch, và quy hoạch của Bộ; và đặc biệt là triển khai thực hiện các phương án điều chỉnh quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, các khu dân cư đô thị theo các kịch bản biến đổi khí hậu; nghiên cứu đề xuất các nội dung cần bổ sung trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật xây dựng để ứng phó với biến đổi khí hậu; thực hiện các dự án thí điểm.

Để thực hiện nhiệm vụ này, từ năm 2010 bộ Xây dựng cũng đã thực hiện một số nghiên cứu điều tra, rà soát hiện trạng hạ tầng kỹ thuật tại một số đô thị làm cơ sở để đánh giá sơ bộ những tác động của BĐKH và nước biển dâng tới hệ thống quan trọng này của đô thị. Đồng thời, đây cũng cơ sở nhằm đề xuất những giải pháp, kiến nghị xây dựng kế hoạch của ngành xây dựng trong công tác ứng phó với BĐKH. Theo các nghiên cứu điều tra, khảo sát và đánh giá tác động của BĐKH tới HTKT đô thị năm 2010 đã cho thấy mức độ tác động, đặc điểm của tác động đối với những đô thị có những nét chung và đặc điểm điển hình riêng (do tính chất đô thị, đặc điểm vị trí, điều kiện tự nhiên, điều kiện hạ tầng…) Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, khảo sát thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2010 cho thấy số liệu hiện trạng, quy hoạch về hạ tầng tại một số đô thị thí điểm còn chưa được đầy đủ để phục vụ đánh giá do quy hoạch chung đô thị đã cũ và hiện đang được nghiên cứu điều chỉnh. Đặc biệt, yếu tố đầu vào cho công tác đánh giá là cơ sở dữ liệu về khí tượng thủy văn, xu thế thay đổi khí hậu tại từng đô thị lại chưa được quản lý thống nhất, không đầy đủ giữa các đô thị. Vì vậy, để xây dựng cơ sở dữ liệu tốt hơn nhằm nhận dạng, đánh giá những tác động của BĐKH tới hạ tầng kỹ thuật đô thị, cần phải tiến hành những nghiên cứu điều tra, khảo sát tiếp theo để có một bức tranh tổng thể hơn đầy đủ hơn về hạ tầng kỹ thuật đô thị, các xu hướng thay đổi khí hậu cũng như tác động tiềm tàng của BĐKH nhằm phục vụ công tác xây dựng kế hoạch hành động của ngành.

II. Mục tiêu của đề tài

- Mục tiêu tổng quát:

Đánh giá tác động của biến đối khí hậu tới hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị từ đó đề xuất các giải pháp ứng phó làm cơ sở để xây dựng kế hoạch hành động ứng phó trong xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Rà soát, đánh giá hiện trạng hạ tầng kỹ thuật đô thị;

+ Nhận dạng và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị theo kịch bản biến đối khí hậu và nước biển dâng của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ Đề xuất các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị;

+ Đóng góp trong công tác xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị

III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1  Đối tượng nghiên cứu:

- Nền xây dựng đô thị;

- Hệ thống hạ tầng cấp nước đô thị;

- Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị;

- Hệ thống hạ tầng giao thông đô thị.

- Hệ thống thu gom và xử lý CTR

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Đánh giá những tác động do biến đổi khí hậu theo kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng trung bình của Bộ tài nguyên và Môi trường  không tính đến những biến đổi của địa chất hay những yếu tố khác.

Trong các nội dung quan trọng của nghiên cứu về biến đổi khí hậu thường tập trung vào hai vấn đề đặc biệt quan trọng là giảm thiểu (cắt giảm khí nhà kính phát sinh) và thích ứng (đối phó với các tác động không thể tránh khỏi của biến đổi khí hậu). Tuy nhiên, trong nghiên cứu về tác động của BĐKH tới hạ tầng đô thị (phạm vi nghiên cứu) cũng như đặc điểm về biến đổi khí hậu tại Việt Nam do nhiều tổ chức quốc tế công bố thì Việt Nam sẽ tập trung chủ yếu vào các biện pháp thích ứng. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ tập trung vào các biện pháp thích ứng.

Các đô thị được lựa chọn nghiên cứu thí điểm của nghiên cứu dựa trên (1) có cao độ thấp, nằm trong vùng ảnh hưởng nặng theo kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng của Việt Nam; (2) thuộc vùng ven biển, cửa sông, đồng bằng ngập lũ; (3) có tính đại diện cho các cấp đô thị và điều kiện hạ tầng kỹ thuật đặc trưng; (4) có tính đại diện cho điều kiện tự nhiên của các vùng miền; và (5) nằm trong vùng có tính nhạy cảm về môi trường. Vì vậy các đô thị sau đã được lựa chọn:

- Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, đô thị loại 3, vùng Đông Bắc Bộ

- Thị trấn Diêm Điền, tỉnh Thái Bình, đô thị loại 5, vùng Đồng bằng sông Hồng

- Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An đô thị loại 4, vùng Bắc Trung Bộ

- Thị trấn Phan Rí Cửa: đô thị loại 5, tỉnh Bình Thuận, vùng duyên hải Nam Trung Bộ

- Thành Phố Bạc Liêu: Đô thị loại 3, tỉnh Bạc Liêu, vùng Đồng Bằng sông Cửu Long.

IV. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tiếp cận hệ thống;

- Phương pháp đánh giá nhanh lấy ý kiến cán bộ quản lý nhà nước liên quan tại địa phương, cộng đồng (khảo sát thực địa, phỏng vấn…)

- Phương pháp kế thừa, thu thập tài liệu, số liệu đã có của các đề tài, dự án, chương trình đã và đang thực hiện;

- Phương pháp đánh giá, tổng hợp (đánh giá, tổng hợp nguồn tài liệu, số liệu liên quan, đánh giá cơ sở hạ tầng của địa phương…);

- Phương pháp chuyên gia (hội thảo, họp nhóm chuyên gia để lấy ý kiến);

- Phương pháp xây dựng bản đồ.

 

(Nguồn:VIUP)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website