I. Sự cần thiết của đề tài
1.1 Sử dụng năng lượng – vấn đề quốc tế
Thông điệp mạnh mẽ nhất của các Hội nghị Quốc tế bàn về vấn đề Biến đổi khí hậu là toàn thể xã hội con người phải có những thay đổi trong cách sống và cách tiêu thụ năng lượng sao cho không xâm phạm đến môi trường. Mục tiêu để nhiệt độ toàn cầu không tăng thêm qua 20C, Liên hợp quốc kêu gọi thế giới vào năm 2050 phải giảm lượng khí phát thải và đồng thời vẫn đảm bảo được lợi ích phát triển, vậy lời giải hiệu quả là cần phải phát triển năng lượng sạch và xem xét phương cách sử dụng năng lượng.
Nhu cầu về năng lượng mặt trời, gió và các năng lượng tái sinh khác sẽ tăng mạnh vào năm 2050, góp phần cải thiện tình trạng trái đất ấm lên. Các nguồn năng lượng có thể phục hồi như năng lượng địa nhiệt, nhiên liệu sinh học, năng lượng thủy triều… và các loại năng lượng tái sinh sẽ dần thay thế nhiên liệu hóa thạch.
Như vậy, năng lượng được coi là một trọng tâm của phát triển bền vững và giảm thiểu biến đổi khí hậu, thông qua các mục tiêu tiết kiệm năng lượng và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.
1.2 Sử dụng năng lượng – vấn đề quốc gia
Việt Nam cũng đang chịu những tác động của sự biến đổi khí hậu như lụt lội, nóng lạnh bất thường… và những cảnh báo về sự thiếu hụt năng lượng, ô nhiễm môi trường… Vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được đặt ra, đặc biệt bức thiết trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng và đô thị hóa cao. Để phát triển đô thị, nguồn năng lượng là một yêu cầu không thể thiếu được trong mọi hoạt động của một cơ thể đô thị, nhất là một đô thị hiện đại hướng tới sự phát triển chất lượng sống cao.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Quốc gia đã đề cập đến vấn đề tiết kiệm, chống lãng phí, thể hiện qua Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí (số 48/2005/QH11 ngày 29/11/2005), trong đó có yêu cầu tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và việc sử dụng năng lượng. Hiện nay dự thảo Luật tiết kiệm năng lượng cũng đang được hoàn chỉnh để sớm đi vào cuộc sống.
Để đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng TKkimtuocamp;HQ, đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng ngày một cao của nền kinh tế quốc dân, đồng thời bảo vệ tốt môi trường, khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên năng lượng của quốc gia, thực hiện phát triển kinh tế - xã hội bền vững, Nghị định của Chính phủ số 102/2003/NĐ/CP ngày 3/9/2003 về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, trong đó qui định việc sử dụng năng lượng TKkimtuocamp;HQ trong sản xuất công nghiệp, trong các tòa nhà, đối với các thiết bị, phương tiện sử dụng năng lượng và trong sinh hoạt của nhân dân.
Chương trình mục tiêu Quốc gia về sử dụng năng lượng TKkimtuocamp;HQ trên tiến hành thực hiện có sự tham gia của nhiều Bộ Ngành, với 6 nội dung chính như Chương trình tiết kiệm điện của Bộ Công nghiệp, chiến lược quốc gia về tài nguyên nước của Bộ tài nguyên và môi trường…
Bộ Xây dựng cũng đã lập và triển khai Chương trình sử dụng, tài nguyên tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động xây dựng (Quyết định số 377/QĐ-BXD ngày 14/3/2008).
Các nhóm nội dung đề xuất trong chương trình gồm:
(1) Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiêu quả trong các tòa nhà cao tầng và thương mại
(2) Nghiên cứu, xây dựng các hướng dẫn qui hoạch, thiết kế kiến trúc nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
(3) Tái chế, tái sử dụng phế thải, khí thải;
(4) Chương trình tiết kiệm nước.
1.3 Vấn đề năng lượng trong qui hoạch đô thị và sự cần thiết của đề tài
Vấn đề qui hoạch xây dựng với mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng đã được đặt ra trong chương trình quan trọng trên
Thực tiễn cho thấy, công tác qui hoạch xây dựng các đô thị Việt Nam hiện nay tuy đã đáp ứng được nhiều yêu cầu phát triển song đồng thời cũng bộc lộ nhiều hạn chế, trong đó có việc lựa chọn các giải pháp qui hoạch còn thiếu chuẩn xác, tổ chức không gian đô thị ít nhiều tác động hạn chế đến sinh thái tự nhiên, chưa sử dụng hiệu quả những ưu thế điều kiện địa lí, cảnh quan tự nhiên…
Nếu như trong lĩnh vực kiến trúc công trình đã có nhiều nghiên cứu, qui chuẩn qui phạm và văn bản hướng dẫn công tác thiết kế thì việc xem xét đến vấn đề đô thị sử dụng năng lượng trong lĩnh vực qui hoạch đô thị hiện chưa được nhìn nhận rõ nét. Các văn bản hướng dẫn công tác lập qui hoạch xây dựng còn ít đề cập đến như một yêu cầu quan trọng để tuân thủ cũng như đánh giá thế nào là một đô thị sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn năng lượng.
Công tác lập qui hoạch đô thị cũng như quản lí kiểm soát xây dựng đô thị cần có thêm những hướng dẫn để thực hiện được yêu cầu tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng trong đô thị.
Vì vậy, việc tổng hợp các kinh nghiệm, mô hình, tiêu chí phát triển của các đô thị nước ngoài, đánh giá các đặc điểm và bối cảnh của đô thị Việt Nam và đưa ra những khuyến nghị, giải pháp bước đầu hướng tới mô hình qui hoạch đô thị sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là những nội dung được mục tiêu của đề tài đặt ra.
II. Mục tiêu và phạm vi của đề tài
2.1 Mục tiêu của đề tài
Đề tài dự kiến đề xuất gợi ý hướng dẫn giải pháp qui hoạch xây dựng đô thị theo hướng đô thị vừa đủ điều kiện phát triển đạt chất lượng sống đô thị cao vừa sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
Thông qua đó nhằm chuẩn xác khái niệm về đô thị tiết kiệm năng lượng để qui hoạch đô thị có thể có vai trò được xem là nòng cốt đóng góp vào các chiến lược và chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
2.2 Phạm vi nghiên cứu và phương pháp thực hiện.
Yêu cầu về năng lượng cho đô thị, đặc điểm sử dụng năng lượng của đô thị thể hiện thông qua qui hoạch đô thị. Các nghiên cứu liên quan đến vấn đề năng lượng đô thị không chỉ là hạn hẹp trong việc xem xét việc sử dụng nguồn tài nguyên, giải pháp tạo các nguồn năng lượng cung cấp cho đô thị, hoặc chỉ là các giải pháp thiết kế kiến trúc công trình, sử dụng các công nghệ…
Đề tài dự kiến giới hạn nội dung nghiên cứu trong phạm vi khuyến nghị giải pháp qui hoạch chung xây dựng đô thị.
Phương pháp thực hiện.
(1) Tập hợp, phân tích các nội dung như một số khái niệm mới về phát triển đô thị của thế giới; một số kinh nghiệm của quốc tế trong lĩnh vực liên quan; xem xét một số đồ án qui hoạch đô thị; một số văn bản hướng dẫn qui hoạch xây dựng đô thị hiện hành; các nghiên cứu chuyên ngành có liên quan;
(2) Tổ chức hội thảo, ý kiến chuyên gia
Lập cơ sở đề xuất là phần nội dung chủ yếu của nghiên cứu này nhằm tạo lập các luận cứ khoa học chuyên ngành qui hoạch xây dựng, làm cơ sở để đưa ra các mô hình và giải pháp qui hoạch đô thị sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm. Dựa trên các yêu cầu chính của một đô thị, hệ thống các cơ sở khoa học của đề tài dự kiến gồm các phần chính yếu là:
§ Tìm hiểu các qui hoạch đô thị
Kinh nghiệm trong phát triển đô thị của nước ngoài, đặc biệt là các nước tương đồng về bối cảnh địa lý – kinh tế với Việt Nam; Những nhận dạng và đánh giá về tình hình qui hoạch xây dựng đô thị khi sử dụng các qui chuẩn và tiêu chuẩn lập qui hoạch với yêu cầu sử dụng năng lượng;
§ Xây dựng các tiêu chí qui hoạch hướng tới sử dụng năng lượng hiệu quả để đề xuất các giải pháp chính.
Nghiên cứu tổng hợp kinh nghiệm từ thực trạng phát triển và các giải pháp qui hoạch xây dựng đã áp dụng tại các đô thị Việt Nam và tham khảo nước ngoài nhằm đề xuất ban đầu một số các định nghĩa, khái niệm như thế nào là một đô thị sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Căn cứ tiêu chí, chỉ số và những bài học kinh nghiệm về đô thị tiết kiệm năng lượng để nghiên cứu đề xuất các giải pháp chính có thể vận dụng khi lập qui hoạch đô thị theo hướng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
III. Thông tin về cơ sở pháp lí của đề tài
- Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí (số 48/2005/QH11 ngày 29/11/2005)
- Nghị định của Chính phủ số 102/2003/NĐ-CP ngày 3/9/2003 về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng TKkimtuocamp;HQ giai đoạn 2006-2015 (quyết định số 79/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006).
- Chương trình sử dụng, tài nguyên tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động xây dựng – Bộ Xây dựng (Quyết định số 377/QĐ-BXD ngày 14/3/2008).
IV. Mục lục
PHẦN I. MỞ ĐẦU
PHẦN II. ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRONG ĐÔ THỊ
1. Tổng quan về vấn đề năng lượng và sự phát triển đô thị
2. Tập hợp một số kinh nghiệm quốc tế
3. Điều tra khảo sát tình hình sử dụng năng lượng của đô thị trong nước
4. Tóm lược phần II
PHẦN III. CƠ SỞ QUI HOẠCH ĐÔ THỊ THEO HƯỚNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM – HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC TIÊU CHÍ QUI HOẠCH
1. Phân tích mối quan hệ giữa QHĐT và tiêu thụ năng lượng của đô thị
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến giải pháp qui hoạch đô thị TKNL
3. Đề xuất tiêu chí nhận dạng đô thị TKNL
4. Cơ sở qui hoạch đô thị sử dụng năng lượng tiết kiệm kimtuocamp; hiệu quả
PHẦN IV. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUI HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ NHẰM SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
1. Giải pháp tích hợp không gian đô thị và tự nhiên trong tổng thể đô thị TKNL
2. Giải pháp liên kết giao thông với không gian đô thị và đất đai, tổ chức mạng lưới hạ tầng kĩ thuật
3. Giải pháp mật độ đô thị hợp lí trong sử dụng đất đô thị TKNL
4. Ví dụ trường hợp thành phố Hà Nội
5. Tóm lược phần IV
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CỦA ĐỀ TÀI
Nhóm thực hiện đề tài:
KTS. Nguyễn Thị Xuân Hoa (Chủ trì)
KS. Dương Hồng Thúy (Thư ký đề tài)
ThS. KTS. Lê Kiều Thanh
TS. KTS. Nguyễn Trúc Anh
KS. Phạm Trung Nghị