Chủ nhiệm đề tài: ThS. KS. Nguyễn Anh Tuấn
Thư ký đề tài: KS. Võ Huy Hoàng
Tham gia nghiên cứu:
KS. Nguyễn Tuấn Anh
KS. Nguyễn Đức Linh
KS. Hoàng Mạnh Bằng
KS. Trần Trung Đức
PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do, sự cần thiết nghiên cứu
Trên thế giới việc đánh giá tác động (ĐGTĐ) đến hệ thống giao thông của các dự án đầu tư xây dựng (ĐTXD) không phải mới. Thuật ngữ TIA Transport Impact Assessement rất thịnh hành tại nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển (Mỹ, Úc, Nhật, Singapore, Philipines,...). Tại nhiều thành phố, đánh ĐGTĐ của dự án ĐTXD đến hệ thống giao thông là một nội dung bắt buộc đối với chủ đầu tư, được trình bày thành một báo cáo riêng đi kèm với bộ hồ sơ dự án do chủ đầu tư trình cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt cấp phép dự án. ĐGTĐ của dự án ĐTXD đến hệ thống giao thông đã được luật hóa tại nhiều quốc gia và được xây dựng thành các quy trình và sổ tay hướng dẫn, quy định cụ thể (như quy định về quy mô dự án phát triển đô thị bắt buộc thực hiện đánh giá tác động, điều kiện năng lực của đơn vị/ cá nhân thực hiện, thẩm định báo cáo
đánh giá tác động, nội dung báo cáo đánh giá tác động...). Nói cách khác, đánh giá tác động đến hệ thống giao thông của dự án ĐTXD chính là một công cụ để cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định phê duyệt và cấp phép dự án, giúp dự báo các tác động tích cực/tiêu cực của dự án đến hệ thống giao thông khu vực lân cận trong cả giai đoạn triển khai và khai thác dự án, và đưa ra các giải pháp giảm thiểu thích hợp nhằm giảm nhẹ các tác động tiêu cực như ùn tắc giao thông.
Viện Kỹ thuật Giao thông Mỹ (ITE) đã đưa ra phương pháp đánh giá tác động giao thông và được hầu hết các quốc gia tham khảo áp dụng. Các bước cơ bản để đánh giá
tác động giao thông như sau:
Phân tích tình hình giao thông hiện tại trong khu vực nghiên cứu trên cơ sở lưu lượng giao thông và mức độ phục vụ trên các tuyến đường và các nút giao thông quanh khu vực dự án vào giờ cao điểm.
Tính toán, dự báo nhu cầu giao thông phát sinh từ khu vực dự án vào giờ cao điểm và giờ bình thường.
Phân bổ nhu cầu giao thông phát sinh từ dự án lên mạng lưới đường bằng phương
pháp mô phỏng.
6
Phân tích mức độ phục vụ của các tuyến đường và các nút giao thông đã được lựa chọn trong khu vực nghiên cứu để đánh giá trạng thái tương lai của dòng giao thông khi dự án hoàn thành, từ đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động
giao thông.
• Đề xuất các giải pháp điều chỉnh mạng lưới đường và nút giao thông (bao gồm cả phương án tổ chức giao thông), các lối ra vào dự án để tạo điều kiện dòng giao thông thông suốt và an toàn.
Tính toán, đề xuất phương án tổ chức giao thông nội bộ trong khu vực dự án để đảm bảo ảnh hưởng ít nhất đến dòng giao thông bên ngoài.
Dựa trên kết quả phân tích đánh giá tác động giao thông, các cơ quan quản lý sẽ
ra quyết định cấp phép xây dựng công trình với quy mô phù hợp.
Đối với Việt Nam, cho đến nay, gần như chưa có nghiên cứu chính thức nào đưa ra khái niệm, quy định và các nguyên tắc liên quan đến đánh giá tác động đến hệ thống giao thông và cấp thoát nước (CTN) của dự án ĐTXD, tuy nhiên hiện nay một số nhà đầu tư đã và đang quan tâm, chủ động thực hiện nội dung này. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Sở GTVT đã đề xuất một số văn bản có liên quan về thí điểm công tác đánh giá tác động đến hệ thống giao thông, tuy nhiên nội dung này vẫn đang được tiếp tục hoàn thiện và xin ý kiến.
Về hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác, cụ thể là hệ thống cấp thoát nước, hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam chưa có các nội dung nghiên cứu cụ thể đánh tác động của các dự án đầu tư xây dựng đến khả năng đáp ứng của hệ thống này. Hầu hết đều chỉ tập trung về các khuyến cáo, đề xuất các giải pháp chung, lồng ghép trong các chiến lược, kế hoạch phát triển bền vững cho loại hình HTKT.
Trong 20 năm gần đây tốc độ đô thị hóa ở nước ta có các chuyển biến tích cực với mức tăng trưởng bình quân hơn 3%/năm. Song hành với việc phát triển đô thị thì ùn tắc giao thông, vấn đề cấp nước sạch, xủ lý và thoát nước thải đã trở thành vấn đề nan giải tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ùn tắc giao thông đô thị ngày càng nghiêm trọng vì tốc độ tăng trưởng nhu cầu giao thông cao hơn tốc độ phát triển năng lực hạ tầng giao thông trong khi vấn đề đầu tư vào hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị nói chung và hệ thống cấp thoát nước đô thị nói riêng còn nhiều hạn chế. Nhiều
7
tỉnh, thành phố quy hoạch hạ tầng không đồng bộ, không theo kịp sự phát triển của đô thị. Nhiều nguyên nhân có thể liệt kê như: bất cập trong quy hoạch; sự manh mún, thiếu đồng bộ trong đầu tư cải thiện năng lực hạ tầng GTVT... Một nguyên nhân khác là do công tác quản lý thực hiện xây dựng, cải tạo các dự án và khu đô thị mới còn nhiều bất cập. Tại Hà Nội từ vành đai 3 trở vào, các dự án phát triển đô thị như cải tạo, thay thế các nhà tập thể cũ thấp tầng bằng các nhà cao tầng, xây dựng các khu đô thị cao tầng mới, văn phòng, chung cư, trung tâm thương mại trên mặt bằng các nhà máy cũ... làm phát sinh-thu hút thêm một lượng đáng kể nhu cầu giao thông, làm gia tăng áp lực giao thông lên mạng lưới đường đô thị vốn đã quá tải trong điều kiện hiện trạng. Ngoài vấn đề về giao thông, việc gia tăng các công trình xây dựng với quy mô lớn trong khu vực nội đô còn có các tác động tiêu cực tới hệ thống HTKT khác như hệ thống cấp nước và hệ thống thoát nước thải. Một vấn đề thời sự đặt ra cho các cơ quan quản lý đô thị là trước khi phê duyệt một dự án ĐTXD phải có đầy đủ thông tin về tác động của dự án đến hệ thống HTKT, đặc biệt là hệ thống giao thông, cấp nước và thoát nước thải của khu vực, từ đó cân nhắc quy mô hợp lý của dự án và đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến hệ thống HTKT, đặc biệt là giao thông, cấp nước và
thoát nước thải.
Với thực trạng quá tải về hạ tầng hiện nay tại các đô thị ở Việt Nam, việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động đến HTKT (giao thông, cấp thoát nước) của các dự án đầu tư xây dựng” là rất cần thiết, mang tính thời sự cao, góp phần cung cấp cơ sở khoa học lý luận và đề xuất các giải pháp thực tiễn, đó nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với vấn đề quy hoạch đô thị nói chung và quy hoạch HTKT đô thị nói riêng.
qua
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thu thập tài liệu, số liệu về thực trạng hạ tầng kỹ thuật (HTKT) đô thị, tập trung vào vấn đề giao thông, cấp nước và thoát nước thải.
Cơ sở khoa học, các yêu cầu kỹ thuật phục vụ công tác đánh giá HTKT đô thị (tập trung vào giao thông, cấp nước và thoát nước thải)
Xây dựng dự thảo Hướng dẫn đánh giá tác động đến HTKT (tập trung giao thông, cấp nước và thoát nước thải) của các dự án đầu tư xây dựng.
8
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Phạm vi: Các dự án ĐTXD tại hai đô thị đặc biệt (thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) có chức năng, quy mô, các chỉ tiêu thay đổi so với quy hoạch
được duyệt.
• Hệ thống HTKT đô thị, tập trung vào đánh giá tác động đến hệ thống giao thông, ngoài ra nghiên cứu thêm tác động đến hệ thống cấp nước và thoát nước thải.
4. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp kế thừa: thu thập tài liệu, số liệu đã có của các đề tài, dự án, chương trình đã và đang thực hiện; dịch các tài liệu về hệ thống quy hoạch HTKT, đánh giá tác động đến HTKT của một số nước trên thế giới.
•
Phương pháp chuyên gia (hội thảo, họp nhóm chuyên gia để lấy ý kiến) Phương pháp tổng hợp, so sánh
5. Giới thiệu khái niệm, thuật ngữ
a.
Khái niệm về đô thị
Theo Luật quy hoạch đô thị (số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009)
Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.
Đô thị mới là đô thị dự kiến hình thành trong tương lai theo định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, được đầu tư xây dựng từng bước đạt các
tiêu chí của đô thị theo quy định của pháp luật.
Khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở.
Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD
Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
9
—
của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.
Khu vực phát triển đô thị là khu vực được xác định để đầu tư phát triển đô thị trong một giai đoạn nhất định. Khu vực phát triển đô thị bao gồm: Khu vực phát triển đô thị mới, khu vực phát triển đô thị mở rộng, khu vực cải tạo, khu vực bảo
tồn, khu vực tái thiết đô thị, khu vực có chức năng chuyên biệt.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm:
+ Hệ thống giao thông;
+ Hệ thống cung cấp năng lượng (cấp điện, xăng dầu, khí đốt...);
+ Hệ thống chiếu sáng công cộng;
+ Hệ thống thông tin liên lạc (hạ tầng kỹ thuật viễn thông);
+ Hệ thống cấp nước;
+ Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải (XLNT);
+ Hệ thống quản lý chất thải rắn (CTR);
+ Hệ thống vệ sinh công cộng;
+ Hệ thống nhà tang lễ, nghĩa trang và cơ sở hỏa táng;
+ Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác.
b. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng
quan
Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và Luật Xây dựng sửa đổi số 62/2020/QH14:
Dự án đầu tư xây dựng (ĐTXD) là tập hợp các đề xuất có liên
đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu thình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của việc đầu tư xây dựng, làm cơ sở quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng.
10
C.
Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế cơ sở được lựa chọn, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu
tư xây dựng.
Khái niệm về hệ thống giao thông, cấp thoát nước đô thị
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình giao
thông (QCVN 07-4:2016/BXD):
Đường đô thị là đường nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội
thi.
Lưu lượng xe chạy (hay lưu lượng giao thông) là số lượng xe chạy qua một mặt cắt ngang đường trong một đơn vị thời gian. Đơn vị tính là xe/ng.đ hoặc
xe/h, ký hiệu: Nxe/ng.đ, Nxe/h.
Lưu lượng xe thiết kế là số xe con được quy đổi từ các loại xe khác chạy trên đường, thông qua một mặt cắt trong một đơn vị thời gian (một ngày đêm hoặc
một giờ), tính cho năm tương lai.
Khả năng thông hành (hay khả năng thông xe) là lưu lượng xe lớn nhất có thể
thông qua trên một làn xe đảm bảo an toàn, có thứ nguyên là xcqđ/h-làn. Khả năng thông hành dùng để tính số làn xe cần thiết của mặt cắt ngang đường, đánh giá chất lượng dòng xe, tổ chức giao thông.
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình cấp nước
(QCVN 07-1:2016/BXD):
-
Hệ thống cấp nước là tập hợp các công trình khai thác, xử lý nước, điều hòa, vận chuyển và phân phối nước tới các đối tượng dùng nước.
Mạng lưới cấp nước là mạng lưới đường ống dẫn nước và các công trình trên mạng lưới để cấp nước tới nơi sử dụng.
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật - Công trình thoát
nước (QCVN 07-1:2016/BXD):
—
Hệ thống thoát nước là một tổ hợp các thiết bị, công trình kỹ thuật, mạng lưới
thu gom nước thải từ nơi phát sinh đến các công trình xử lý và xả nước thải ra nguồn tiếp nhận.
11
Mạng lưới thoát nước là hệ thống đường ống, cống rãnh hoặc kênh mương thoát nước và các công trình trên đó để thu và thoát nước thải, nước mưa cho một khu vực nhất định.
d. Khái niệm về đánh giá tác động đến hệ thống giao thông, cấp thoát nước đô thị
Đánh giá tác động đến hệ thống giao thông (hoặc phân tích tác động giao thông) là nghiên cứu đánh giá những tác động của dự án ĐTXD đến hệ thống
giao thông hiện có.
Đánh giá tác động đến hệ thống cấp thoát nước: Tương tự như đối với hệ thống giao thông, việc đánh giá tác động đến hệ thống CTN của dự án ĐTXD là việc xem xét các tác động tiềm năng đến hệ thống CTN.