Chủ nhiệm đồ án: Ths. KTS Lê Anh Dũng
Cán bộ nghiên cứu:
- Kiến trúc: KTS Dương Thị Nga
KTS Hoàng Lê Trung
KTS Phùng Mai Trang
KTS Trương Thị Thanh Diễm
KTS Nguyễn Hằng Nga
- Giao thông: TS. KS Ngô Huy Thanh
- Chuẩn bị kỹ thuật: KS Nguyễn Văn Hùng
- Cấp nước: Ths. KS Bùi Quý Hải
KS Lê Đông Hưng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.. 1
1. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. 2
3. Đối tượng nghiên cứu. 2
4. Phạm vi nghiên cứu. 2
5. Phương pháp nghiên cứu. 2
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2
7. Khái niệm về KKT.. 3
8. Từ và cụm từ viết tắt. 4
1 CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH XÂY DỰNG KKT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000/2010 - 2020. 5
1.1 Tổng quan về phát triển KTT trên thế giới 5
1.1.1 Kết quả & thành tựu đạt được:. 5
1.1.2 Lộ trình xây dựng & phát triển KKT:. 6
1.1.3 Xu hướng phát triển trong giai đoạn hiện nay:. 7
1.2 Tổng quan về phát triển các KKT của Việt Nam.. 7
1.2.1 Khái quát quá trình hình thành & phát triển:. 7
1.2.2 Kết quả & thành tựu đạt được:. 9
1.3 Tổng quan thực trạng công tác QHXD KKT tại Việt Nam.. 11
1.3.1 Các loại hình quy hoạch có liên quan & cấp độ quy hoạch xây dựng KKT:. 11
1.3.2 Công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch:. 14
1.3.3 Đánh giá chung về công tác quy hoạch xây dựng KKT:. 17
1.3.4 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các chính sách chủ yếu đến QHXD KKT. 19
1.4 Những trọng tâm liên quan đến tiêu chuẩn QHXD KKT cần nghiên cứu. 22
1.4.1 So sánh nội dung giữa quy hoạch KKT và quy hoạch đô thị:. 22
1.4.2 Các vần đề trọng tâm khi xây dựng tiêu chuẩn cần giải quyết:. 24
2 CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA “ QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU KINH TẾ - YÊU CẦU THIẾT KẾ” 26
2.1 Cơ sở lý luận về quy hoạch xây dựng KKT trên thế giới 26
2.1.1 Mục tiêu xây dựng & phát triển KKT:. 26
2.1.2 Các đặc trưng phát triển:. 26
2.1.3 Mô hình phát triển KKT:. 28
2.1.4 Cấu trúc không gian KKT:. 31
2.1.5 Mô hình quản lý KKT:. 33
2.1.6 Sự cần thiết xây dựng & phát triển các KKT:. 33
2.2 Cơ sở pháp lý & thực tiễn xây dựng phát triển KKT tại Việt Nam.. 34
2.2.1 Cơ sở pháp lý:. 34
2.2.2 Một số định hướng chiến lược của Quốc gia có liên quan đến KKT:. 35
2.2.3 Mô hình phát triển KKT tại Việt Nam:. 39
2.2.4 Mô hình quản lý KKT tại Việt Nam:. 43
2.2.5 Cấu trúc không gian KKT tại Việt Nam:. 44
2.3 Bài học kinh nghiệm về QHXD KKT ở Việt Nam và trên thế giới 48
2.3.1 Bài học kinh nghiệm từ các KKT trên thế giới:. 48
2.3.2 Bài học kinh nghiệm từ một số KKT ở Việt Nam:. 51
2.4 Những mục tiêu cụ thể mà nội dung tiêu chuẩn cần hướng đến. 53
2.4.1 Khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác lập & hướng dẫn lập QHXD:. 53
2.4.2 Giải quyết những vấn đề để thỏa mãn các điều kiện cần & đủ để xây dựng & phát triển thành công KKT:. 54
3 CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT TIÊU CHUẨN QUỐC GIA “QUY HOẠCH XÂY DỰNG KKT - YÊU CẦU THIẾT KẾ”. 55
3.1 Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập QHXD KKT.. 55
3.1.1 Quan điểm QHXD KKT:. 55
3.1.2 Mục tiêu lập QHXD KKT:. 55
3.1.3 Nguyên tắc lập quy hoạch:. 55
3.2 Quy định chung. 56
3.2.1 Phạm vi áp dụng:. 56
3.2.2 Đối tượng áp dụng:. 56
3.2.3 Tài liệu viện dẫn:. 56
3.2.4 Giải thích từ ngữ:. 57
3.3 Phân loại KKT.. 59
3.4 Các quy định cụ thể. 60
3.4.1 Công tác chuẩn bị quy hoạch:. 60
3.4.2 Dự báo quy hoạch:. 61
3.4.3 Đánh giá tổng hợp nguồn lực & lựa chọn địa điểm xây dựng KKT:. 63
3.4.4 Chiến lược phát triển KKT. 77
3.4.5 Cấu trúc không gian tổng thể toàn khu kinh tế:. 81
3.5 Các tiêu chuẩn QHXD đối với từng khu chức năng trong KKT.. 86
3.5.1 Quy hoạch khu phi thuế quan/ khu vực cửa khẩu:. 86
3.5.2 Quy hoạch các khu chức năng ngoài khu phi thuế quan:. 89
3.5.3 Quy hoạch khu ở, hệ thống công trình HTXH, tiện ích công cộng & cây xanh:. 97
3.5.4 Quy hoạch hệ thống trung tâm KKT:. 100
3.5.5 Thiết lập chỉ tiêu quản lý xây dựng theo các cấp độ quy hoạch:. 101
3.5.6 Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:. 108
3.5.7 Thiết kế kiến trúc - cảnh quan. 123
3.6 Yêu cầu kết nối, ghép cặp KKT.. 124
3.6.1 Mục tiêu:. 124
3.6.2 Yêu cầu:. 124
4 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. 125
4.1 Kết luận. 125
4.2 Kiến nghị 125
5 PHỤ LỤC.. 127
5.1 Tài liệu tham khảo: 127
5.2 Thông tin chung về các KKTVB: 128
5.3 Thông tin chung về các KKTCK: 150
Mục lục bảng
Bảng 1: Quá trình phát triển các mô hình khu kinh tế ở Việt Nam. 8
Bảng 2: Danh mục các KKTVB của Việt Nam đến năm 2020. 15
Bảng 3: Danh mục các KKTCK của Việt Nam đến năm 2020. 16
Bảng 4: So sánh nội dung quy hoạch KKT & quy hoạch đô thị tại Việt Nam. 22
Bảng 5: Đặc điểm mô hình các KKT truyền thống. 29
Bảng 6: Đặc điểm mô hình các KKT theo ngành nghề. 30
Bảng 7: Danh mục cảng hàng không quốc tế của Việt Nam đến năm 2030. 36
Bảng 8: Danh mục cảng biển loại đặc biệt & loại I của Việt Nam đến năm 2030. 36
Bảng 9: Các vùng động lực, hành lang kinh tế của Việt Nam đến năm 2030. 36
Bảng 10: Mô hình quản lý 3 cấp đối với KKT ở Việt Nam. 44
Bảng 11: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của KKT. 49
Bảng 12: Tiêu chí đánh giá, lựa chọn địa điểm xây dựng KKT. 64
Bảng 13: Tiêu chí đánh giá mức độ thuận lợi xây dựng công trình trong KKT. 68
Bảng 14: Tiêu chí đánh giá lựa chọn đất xây dựng KKT. 69
Bảng 15: Tiêu chí đánh giá khả năng phát triển hệ thống công trình đầu mối HTKT của bản thân KKT. 71
Bảng 16: Tiêu chí đánh giá khả năng phát triển hệ thống công trình HTXH của bản thân KKT. 72
Bảng 17: Tiêu chí đánh giá khả năng bảo vệ môi trường và thích ứng với BĐKH của KKT. 73
Bảng 18: Tiêu chí đánh giá cơ chế, chính sách, mô hình tổ chức quản lý phát triển KKT. 74
Bảng 19: Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch. 75
Bảng 20: Tổng hợp các tiêu chí đánh giá. 76
Bảng 21: Quy định việc xác định tính chất theo loại hình KKT. 78
Bảng 22: Quy định về chỉ tiêu lao động theo một số ngành công nghiệp. 79
Bảng 23: Lựa chọn các mục tiêu để xây dựng chiến lược phát triển KKT. 80
Bảng 24: Chỉ tiêu sử dụng đất công nghiệp, kho tàng. 83
Bảng 25: Quy định về chỉ tiêu sử dụng đất phát triển du lịch. 84
Bảng 26: Quy định về chỉ tiêu sử dụng dân dụng, đất đơn vị ở đô thị, đất ở nông thôn. 84
Bảng 27: Quy định về các thành phần chức năng chính trong KKT. 84
Bảng 28: Quy định về tỷ trọng các thành phần đất của KKT. 85
Bảng 18: Quy mô diện tích khu phi thuế quan ứng với năng lực công trình đầu mối giao thông của quốc gia. 87
Bảng 19: Quy định về tỷ lệ diện tích tối thiểu của một số thành phần đất trong khu phi thuế quan. 87
Bảng 20: Quy định về tầng cao tối đa (tầng). 88
Bảng 32: Phân loại KCN theo quy mô. 90
Bảng 33: Quy định về thành phần cơ cấu các bộ phận chức năng trong KCN. 91
Bảng 34: Quy định về thành phần cơ cấu các bộ phận chức năng trong khu du lịch. 93
Bảng 35: Quy định về thành phần cơ cấu các bộ phận chức năng trong khu thương mại, dịch vụ. 95
Bảng 36: Quy định về tỷ lệ đất cây xanh tối thiểu trong các khu chức năng của KKT. 100
Bảng 37: Quy định về mối quan hệ giữa phân khu quy hoạch, khu chức năng & loại chức năng sử dụng đất trong đồ án QHCXD. 103
Bảng 38: Quy định về công trình xây dựng trong các khu chức năng. 106
Bảng 39: Quy định về số lượt xe trong ngày làm việc của các khu chức năng trong KKT. 109
Bảng 40: Quy định về tỷ lệ đất đường giao thông trong KKT. 109
Bảng 41: Quy định về mật độ đường giao thông chính của các khu chức năng trong KKT. 109
Bảng 42: Quy định về số chỗ đỗ xe. 110
Bảng 43: Chu kỳ lặp lại mực nước ngập tính toán (năm) đối với khu chức năng. 112
Mục lục hình
Hình 1: Sơ đồ quy trình quy hoạch xây dựng KKT. 13
Hình 2: Sơ đồ mối tương quan vị trí giữa KKT & đô thị. 24
Hình 3: Sơ đồ mô hình đường thẳng. 31
Hình 4: Sơ đồ mô hình nan quạt. 32
Hình 5: Sơ đồ mô hình lan toả. 32
Hình 6: Sơ đồ mô hình dạng dải KKTVB. 45
Hình 7: Sơ đồ mô hình dạng dải KKTCK. 46
Hình 8: Sơ đồ mô hình dạng cụm - phân đoạn. 46
Hình 9: Sơ đồ mô hình dạng chuỗi điểm KKTCK. 47
Hình 10: Sơ đồ mô hình dạng hỗn hợp. 47
Hình 11: Mô hình quy hoạch KCN kiểu ô cờ. 92
Hình 12: Mô hình quy hoạch KCN kiểu linh hoạt. 92
Hình 13: Các mô hình tổ chức không gian trong khu du lịch. 94
MỞ ĐẦU
1. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch
Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ thay thế cho Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế (KKT) đã định nghĩa KKT là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng an ninh. KKT quy định tại Nghị định này bao gồm KKTVB (là KKT được thành lập ở khu vực ven biển và địa bàn lân cận khu vực ven biển); KKTCK (được thành lập ở khu vực biên giới đất liền và địa bàn lân cận khu vực biên giới đất liền) & KKT chuyên biệt (là KKT được thành lập ở vùng kinh tế trọng điểm, hành lang phát triển, khu vực động lực phát triển hoặc khu vực có vai trò tương tự được xác định trong quy hoạch vùng).
Thực tế hiện nay quá trình lập Quy hoạch KKT và vận dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các tính toán tăng trưởng trước đây thường áp dụng theo kinh nghiệm từ các trường hợp quy hoạch đô thị thông thường. Do vậy có thể nói công tác Quy hoạch xây dựng KKT vừa giống vừa khác quy hoạch đô thị. Các khác biệt trong công tác vận dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các hướng dẫn trong quy hoạch KKT và quy hoạch đô thị như xác định quy mô đất đai, quy mô dân số, tính chất, chức năng, chỉ tiêu hạ tầng, cấu trúc không gian và đặc biệt là công tác dự báo các vấn đề liên quan đến hình thành & phát triển KKT. Do vậy, việc nghiên cứu lập Quy hoạch xây dựng KKT và Quy hoạch đô thị hiện nay mới giống nhau về sản phẩm (bản vẽ, thuyết minh) còn cách tiếp cận nghiên cứu là có sự khác biệt.
Cùng với đó, việc nghiên cứu lập quy hoạch xây dựng các KKT chưa có các tiêu chuẩn riêng nên việc hình thành thêm các KKT thiếu tiềm năng và có sức cạnh tranh kém là rất dễ xảy ra, hiện tượng rất nhiều KKT gần sát nhau phát triển cùng loại hình hay quy mô đất đai công nghiệp trong các KKT là quá lớn có thể dẫn đến việc dư thừa quỹ đất công nghiệp, gây lãng phí tài nguyên đất đai hay phát triển dàn trải làm phân tán nguồn lực phát triển.
Mục tiêu xây dựng KKT là để thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư, công nghệ cao và quản lý tiên tiến từ bên ngoài, đồng thời tạo các liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp nội địa; phát huy thế mạnh, vai trò của Nhà nước và tư nhân trong quá trình hoạt động và phát triển của KKT, nhất là giao cho nhà đầu tư có uy tín, tiềm lực để đầu tư và quản lý, khai thác hạ tầng và thu hút đầu tư phát triển, để KKT trở thành các cực tăng trưởng và là động lực phát triển mới của quốc gia, góp phần thúc đẩy nhanh tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế; từ thực tiễn phát triển của các KKT có thể nhân rộng những cơ chế chính sách và mô hình quản lý phù hợp trong cả nước.
Đến thời điểm hiện tại, chưa có đề tài nào nghiên cứu liên quan đến việc quy hoạch xây dựng các KKT, ngoại trừ dự án Điều tra khảo sát thực trạng công tác thực hiện quy hoạch chung xây dựng các KKT.
Vì vậy cần có một bộ tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng KKT để hướng dẫn, quy định, yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để thực hiện công tác Quy hoạch xây dựng KKT nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quy hoạch xây dựng các KKT, cũng như hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của hệ thống các KKT của Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở khoa học & thực tiễn về quy hoạch xây dựng KKT.
- Nghiên cứu thực trạng quy hoạch xây dựng KKT ở Việt Nam giai đoạn 2000 đến nay.
- Nghiên cứu, lược khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về việc quy hoạch, xây dựng & phát triển KKT.
- Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về quy hoạch xây dựng KKT - các yêu cầu thiết kế.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Các quy định hiện hành có liên quan về quy hoạch xây dựng (quy hoạch chung xây dựng) KKT.
- Các yêu cầu về thiết kế quy hoạch xây dựng KKT.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu, đề xuất tiêu chuẩn quốc gia “Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế - yêu cầu thiết kế” gồm: Nguyên tắc, yêu cầu; quy định chung về tính chất, phân loại KKT; quy định cụ thể: Vị trí, sử dụng đất đai, phân vùng chức năng/khu chức năng, hình thái không gian/tổ chức không gian, phát triển hạ tầng cho các KKT được quy định tại Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phiếu điều tra, khảo sát và một số kênh thông tin chuyên môn để thu thập thông tin làm cơ sở thực hiện phân tích, đánh giá từ thực tế các nội dung theo mục tiêu nghiên cứu của nhiệm vụ này.
- Vận dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng, phương pháp phân tích - tổng hợp và phương pháp hệ thống.
- Phương pháp thống kê: Nghiên cứu mặt “định lượng” trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt “chất” của các hiện tượng và quá trình, đối chiếu biến động, phát triển trong vấn đề KKT.
- Phương pháp dự báo: Trước tiến trình phát triển thực tế, đưa ra dự báo về những xu hướng phát triển KKT.
- Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn chuyên gia những lĩnh vực có liên quan.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Tiêu chuẩn được xây dựng dùng để hướng dẫn cho quy hoạch xây dựng mới KKT (bao gồm KKTVB; KKTCK; KKT chuyên biệt), điều chỉnh quy hoạch xây dựng các KKT hiện có.
- Tiêu chuẩn được xây dựng bao gồm các quy định phục vụ cho công tác thiết kế quy hoạch KKT, nhằm đảm bảo hiệu quả thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng an ninh.
- Tiêu chuẩn được xây dựng phục vụ cho việc quy hoạch một KKT gồm những hạng mục các khu chức năng cần có đáp ứng yêu cầu phát triển của KKT, quy mô & yêu cầu phát triển của các khu chức năng. Trong mỗi khu chức năng, việc xây dựng công trình trong khu chức năng được áp dụng theo các TCVN hiện hành hoặc được trình bày trong các tiêu chuẩn riêng, không thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này.
7. Khái niệm về KKT
a. Khái niệm về KKT của thế giới:
Có một số khái niệm về KKT được các chuyên gia, nhà khoa học trên thế giới xác định trong các nghiên cứu của mình & được chấp nhận rộng rãi, như:
- KKT là một khu vực địa lý xác định mà các hoạt động kinh tế trong đó không phải áp dụng những quy định điều tiết và thuế của chính phủ như đang áp dụng chung cho toàn nền kinh tế quốc dân [1].
- KKT được giới hạn là vùng công nghiệp được hưởng một số chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm sản xuất hướng ra xuất khẩu [2].
- KKT là KCN khép kín, chuyên sản xuất để xuất khẩu và tạo cho các công ty ở đây những điều kiện về tự do thương mại và môi trường pháp lý tự do [3].
Tóm lại, KKT được hiểu là một khu vực kinh tế - xã hội, được phân định ranh giới địa lý rõ ràng, cách biệt, thuộc phạm vi chủ quyền của một quốc gia; có quyền tự do, tự chủ cao và có cơ chế quản lý hành chính và kinh tế đặc thù nhằm tạo ra những ưu đãi vượt trội so với bên ngoài.
Nhìn dưới góc độ ảnh hưởng thì KKT được phân chia hành 4 dạng, cụ thể là: “địa phương”, “cấp vùng”, “quốc gia”, và “liên biên giới”. Phân chia KKT theo địa bàn lãnh thổ thì KKT có thể ở vùng ven biển hay trong đất liền, ở thành thị - nông thôn, hoặc ở một vùng cửa khẩu giữa hai hay nhiều quốc gia. Đặc biệt, KKT cũng có thể là các cảng biển hay các thành phố. Các KKT có thể phát triển từ KKT trong nước đến KKT xuyên biên giới và đạt đến liên kết kinh tế khu vực xuyên quốc gia [4].
b. Khái niệm về KKT trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam:
Khái niệm KKT đã được xác định tại Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản lý KCN & KKT, theo đó:
- KKT là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh.
- Quy mô diện tích và địa điểm dự kiến của KKT trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Địa điểm dự kiến thành lập KKT thuộc khu vực có tiềm năng, lợi thế đặc biệt quan trọng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội so với các khu vực khác trên địa bàn cả nước để thu hút nguồn nhân lực, huy động các nguồn lực và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, sản xuất, kinh doanh; gắn với cảng hàng không quốc tế hoặc cảng biển loại I trở lên trong trường hợp dự kiến thành lập KKTVB; có cửa khẩu quốc tế theo quy định của pháp luật về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền trong trường hợp dự kiến thành lập KKTCK; có khả năng kết nối thuận lợi với các trục hành lang kinh tế khu vực và quốc tế, tiếp cận dễ dàng với các thị trường quốc tế, phát triển thành trung tâm công nghiệp - đô thị - dịch vụ, đổi mới sáng tạo quy mô lớn, thúc đẩy tiềm năng đặc biệt của vùng trong trường hợp dự kiến thành lập khu kinh tế chuyên biệt;
+ Có quy mô diện tích từ 10.000 ha trở lên đối với KKTVB và KKTCK, từ 5.000 ha trở lên đối với KKT chuyên biệt và đáp ứng yêu cầu phát triển tổng hợp của KKT;
+ Có khả năng thu hút dự án, công trình đầu tư với quy mô lớn, đặc biệt quan trọng và có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng;
+ Không tác động tiêu cực đến di tích lịch sử - văn hóa, di sản thiên nhiên; phù hợp với bố trí quốc phòng và bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền, lãnh thổ; có điều kiện đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phòng, chống thiên tai, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.
8. Từ và cụm từ viết tắt
BXD Bộ Xây dựng
CP Chính Phủ
KKT Khu kinh tế
ĐKKT Đặc khu kinh tế (KKT đặc biệt)
KKTCK Khu kinh tế cửa khẩu
KKTVB Khu kinh tế ven biển
KKTCB Khu kinh tế chuyên biệt
KCX Khu chế xuất
KCNC Khu công nghệ cao
NĐ Nghị định
QĐ Quyết định
SXD Sở xây dựng
QCXDVN Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TP Thành phố
TT Thông tư
UBND Ủy ban nhân dân
CSHT Cơ sở hạ tầng
HTKT Hạ tầng kỹ thuật
CNH Công nghiệp hóa
KTMTD Khu thương mại tự do
QPPL Quy phạm pháp luật
NĐT Nhà đầu tư
QHCXD Quy hoạch chung xây dựng
QHPKXD Quy hoạch phân khu xây dựng
QHCTXD Quy hoạch chi tiết xây dựng