Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp lập quy hoạch và quản lý hoạt động xây dựng các khu nông nghiệp ưng dụng công nghệ cao

Chủ nhiệm đề tài: Ths.KTS. Lê Hoàng Phương

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Kiến trúc, Quy hoạch Hà Nội

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ.. 7

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ.. 8

I. PHẦN MỞ ĐẦU.. 9

1. Sự cần thiết của đề tài 9

2. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu. 10

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 10

4. Phương pháp nghiên cứu. 10

5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: 11

II. PHẦN NỘI DUNG.. 12

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO.. 12

1.1. Khái niệm về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 12

1.1.1. Các khái niệm.. 12

1.1.2. Các lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện nay. 15

1.2. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 18

1.2.1. Điều kiện tự nhiên. 19

1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 22

1.3. Xu hướng phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên thế giới và các mô hình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong và ngoài nước. 30

1.3.1. Xu hướng phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên thế giới 30

1.3.2. Các mô hình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong và ngoài nước  33

1.4. Thực trạng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong những năm qua – bài học kinh nghiệm.. 42

1.4.1. Thống kê số lượng và quy mô các khu NNUDCNC.. 42

1.4.2. Thực trạng quy hoạch sử dụng đất và kiến trúc cảnh quan. 45

1.4.3.Thực trạng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và kiểm soát môi trường. 46

1.5. Các vấn đề đặt ra trong quy hoạch và quản lý hoạt động xây dựng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 47

1.5.1. Các vấn đề đặt ra đối với quy hoạch sử dụng đất và kiến trúc cảnh quan. 47

1.5.2. Các vấn đề đặt ra đối với quy hoạch hạ tầng kỹ thuật 48

1.5.3. Các vấn đề đặt ra đối với  quản lý hoạt động xây dựng khu NNUDCNC.. 50

Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CÁC KHU NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO.. 54

2.1.Cơ sở pháp lý. 54

2.2. Bài học kinh nghiệm quốc tế. 54

2.2.1. Phương pháp quy hoạch đa hướng trong quy hoạch khu nông nghiệp Trịnh Châu (Hà Bắc, Trung Quốc) 54

2.2.2. Dự án xây dựng Khu trình diễn công nghiệp thực phẩm an toàn và nông nghiệp thông minh châu Á-Thái Bình Dương (khu phát triển mới Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc) với vai trò động lực cho toàn vùng. 56

2.2.3. Quản lý quy hoạch nông nghiệp đô thị ở Trung Quốc và trường hợp Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đặc biệt cho nông nghiệp đô thị ở Bắc Kinh. 60

2.3. Bài học kinh nghiệm trong nước. 67

2.3.1. Kinh nghiệm quy hoạch chung. 67

2.3.2. Kinh nghiệm quy hoạch phân khu. 67

2.3.3. Kinh nghiệm quy hoạch chi tiết 68

2.4. Cơ sở quy hoạch. 68

2.4.1. Cơ sở lập quy hoạch sử dụng đất và kiến trúc cảnh quan. 68

2.4.2. Cơ sở lập quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và đánh giá môi trường chiến lược trong các đồ án quy hoạch khu NNUDCNC.. 68

2.5. Cơ sở lựa chọn địa điểm khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 71

2.5.1. Điều kiện tự nhiên. 71

2.5.2. Điều kiện văn hoá - xã hội 71

2.5.3. Điều kiện đầu tư. 71

2.6. Nội dung và phương pháp lập quy hoạch xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 71

2.6.1. Quy hoạch chung xây dựng khu NNUDCNC.. 71

2.6.2. Quy hoạch phân khu xây dựng khu NNUDCNC.. 71

2.6.3. Quy hoạch chi tiết xây dựng khu NNUDCNC.. 71

2.7. Cơ sở quản lý xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 72

Chương 3: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH VÀ HƯỚNG DẪN LẬP QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CÁC KHU NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO.. 73

3.1. Đề xuất mô hình quy hoạch cho khu nông nghiệp công nghệ cao. 73

3.1.1. Mô hình cấp tỉnh. 73

3.1.2. Mô hình cấp huyện. 74

3.1.3.Mô hình doanh nghiệp. 74

3.2.Đề xuất các nhóm giải pháp lập quy hoạch xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 74

3.2.1.Giải pháp về quy hoạch sử dụng đất và kiến trúc cảnh quan. 74

3.2.2.Giải pháp về hạ tầng kỹ thuật 74

3.3.Đề xuất các nhóm giải pháp quản lý hoạt động xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 77

3.3.1. Về quan điểm và mục tiêu. 77

3.3.2. Giai đoạn tiền quy hoạch. 77

3.3.3. Giai đoạn thiết kế. 77

3.3.4. Giai đoạn thực hiện. 78

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 79

1. KẾT LUẬN.. 79

2. KIẾN NGHỊ. 80

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài

Phát triển sản xuất nông nghiệp (bao gồm nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản) ứng dụng công nghệ cao được hiểu là việc ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến mới vào các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả, an toàn thực phẩm và có khả năng cạnh tranh cao hơn so với sản xuất truyền thống. Đây là là xu hướng tất yếu nhằm tạo bước đột phá để nâng cao sức cạnh tranh của nền sản xuất nông nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế và là bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới.

Nội dung của phát triển NNUDCNC rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực như: nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất, ứng dụng vật liệu mới, công nghệ thông tin và công nghệ quản lý sản xuất vào các lĩnh vực sản xuất nông sản hàng hóa; xây dựng các vùng sản xuất NNUDCNC và các khu NNUDCNC; đào tạo nguồn nhân lực CNC; ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp CNC; xúc tiến thương mại CNC; phát triển dịch vụ NNUDCNC, kể cả dịch vụ du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí trong các khu NNUDCNC và trong các vùng sản xuất NNUDCNC.

Đối với nước ta, sau khi Quốc hội ban hành Luật Công nghệ cao (2008), Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển NNUDCNC và Chương trình phát triển NNUDCNC cả nước; Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng và hoàn thiện Quy hoạch tổng thể phát triển khu, vùng NNUDCNC cả nước và được Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 575/QĐ-TTg); nhiều địa phương cũng đã xây dựng và triển khai thực hiện đề án phát triển NNUDCNC, một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh như Lâm Đồng, Hậu Giang, Phú Yên... đã tiến hành triển khai đầu tư xây dựng khu NNUDCNC với những hình thức, quy mô, hoạt động và đã đạt được một số kết quả bước đầu. Bên cạnh đó, đã xuất hiện nhiều mô hình trang trại, doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm NNUDCNC như: sản xuất bằng giống nuôi cấy mô, trồng rau và hoa CNC trong nhà lưới như ở TP. HCM, Hà Nội, Lâm Đồng; nuôi heo và gà công nghiệp trong chuồng kín ở Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh..., bước đầu đã đem lại hiệu quả lớn và đang từng bước nhân ra diện rộng.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (năm 2015), rất nhiều địa phương đã quy hoạch phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và lựa chọn các sản phẩm ưu tiên phát triển. Tính đến tháng 11 năm 2018, theo Bộ NN&PTNT thống kê, hiện nay trên cả nước đã có 5 vùng NN UDCNC thâm canh và 35 khu NN UDCNC do Thủ tướng Chính phủ và UBND các tỉnh thành lập – đã và đang lập quy hoạch; nhưng nhìn chung đến nay chỉ có 03 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đi vào hoạt động là Thành phố Hồ Chí Minh (nghiên cứu, sản xuất, đào tạo, chuyển giao giống rau, hoa, cá kiểng); Thành phố Hà Nội (nghiên cứu, sản xuất giống rau, hoa; đào tạo chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống, quy trình sản xuất); Khánh Hòa (nghiên cứu sản xuất và chuyển giao giống bắp, rau, hoa, mía, điều, xoài, heo, cá); trong đó Khu nông nghiệp công nghệ cao Tp.HCM là hoạt động có hiệu quả nhất. Còn lại các Khu Nông nghiệp công nghệ cao khác đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đầu tư hoàn chỉnh. Mặc dù đây là loại hình cần đảm bảo đồng bộ liên hoàn từ khâu nghiên cứu đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, kiểm soát được tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa, nhưng do nguồn vốn đầu tư lớn và không thích hợp cho một số đối tượng cây, con cần diện tích sử dụng đất lớn nên các doanh nghiệp có vốn đầu tư thấp rất khó tham gia thực hiện.

Các nghiên cứu trước đây về khu NNUDCNC tập trung vào xác định mô hình, lựa chọn loại hình sản xuất, lựa chọn công nghệ với mục đích tăng năng suất và giá trị sản phẩm nông nghiệp. Hướng tiếp cận trên chỉ giải quyết các vấn đề cục bộ, các góc độ vĩ mô chưa được xem xét một cách đầy đủ và thận trọng, do vậy, có thể tạo nên những hệ quả như: tiêu tốn tài nguyên, phá hoại hệ sinh thái tự nhiên, ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội - văn hoá và hiệu quả kinh tế không cao. Bên cạnh đó, về khía cạnh kỹ thuật, các giải pháp quy hoạch cũng như quản lý thực hiện chưa được định hướng rõ ràng, thiếu tính kết nối với mô hình hoạt động này.

Do vậy, thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” là cần thiết.

2. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu

a. Mục tiêu

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng lập quy hoạch và quản lý hoạt động xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Xây dựng cơ sở khoa học về lập quy hoạch và quản lý hoạt động xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch và quản lý hoạt động xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

b. Mục đích

Xây dựng cơ sở khoa học phục vụ cho quy hoạch xây dựng và quản lý khai thác đất đai thuộc lĩnh vực đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm hỗ trợ nền nông nghiệp công nghệ cao đạt được thành quả như mục tiêu đặt ra.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu

- Các Khu NNUDCNC được Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh thành lập.

- Các mô hình Khu NNUDCNC đặc trưng

b. Phạm vi nghiên cứu

- Điều tra, nghiên cứu tổng hợp 35 khu nông nghiệp công nghệ cao trên toàn quốc. Tập trung đánh giá thực trạng hoạt động các Khu NNUDCNC đã được phê duyệt quy hoạch và đi vào hoạt động.

- Khảo sát và nghiên cứu cụ thể các khu NNUDCNC tiêu biểu cho 4 lĩnh vực: trồng trọt – chăn nuôi – thuỷ sản - Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp.

4. Phương pháp nghiên cứu

a. Phương pháp tổng hợp

- Tổng hợp dữ liệu thứ cấp

- Phân tích bản đồ

b. Phương pháp chuyên gia

- Lĩnh vực địa lý nông nghiệp

- Lĩnh vực chính sách phát triển nông nghiệp

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

a. Ý nghĩa khoa học

- Khái quát thực trạng hoạt động các khu NNUDCNC dưới góc độ quy hoạch.

- Xác định các vấn đề trong quy hoạch và quản lý quy các khu NNUDCNC.

- Đề xuất giải pháp điều chỉnh, sửa đổi phương pháp quy hoạch và quản lý các khu NNUDCNC.

b. Ý nghĩa thực tiễn

Trước bối cảnh cả nước đang trong giai đoạn thực hiện các đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, đề tài là tài liệu thiết thực cho các nhà hoạch định chiến lược, quy hoạch, quản lý và nghiên cứu ở lĩnh vực này.

- Đối với các cấp quản lý: Nghiên cứu bổ sung hệ thống lý luận và các chỉ dẫn khoa học giúp các cấp quản lý thực hiện nhiệm vụ hiệu quả.

- Đối với các ban ngành quy hoạch: Nghiên cứu định hướng các giải pháp quy hoạch phục vụ cho các quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết.

- Đối với các doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Đề tài hỗ trợ đánh giá các dự án quy hoạch vùng và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giúp các nhà đầu tư có những lựa chọn và xây dựng quy trình và giai đoạn đầu tư xây dựng phù hợp với năng lực và quy mô.

 

 

(Nguồn:VIUP)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website