Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất giải pháp quy hoạch, quản lý phát triển đô thị vệ tinh

Chủ nhiệm đề tài: TS. KTS. Nguyễn Trung Dũng.

 

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  5
DANH MỤC HÌNH ẢNH  6
DANH MỤC BẢNG BIỂU  7
A. PHẦN MỞ ĐẦU  8
1. Lý do và sự cần thiết nghiên cứu  8
2. Mục tiêu nghiên cứu . 9
3. Giới hạn nghiên cứu . 9
4. Phương pháp nghiên cứu .. 9
5. Sản phẩm nghiên cứu  11
6. Giải thích khái niệm .. 11
B. NỘI DUNG  13
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH ĐÔ THỊ VỆ
TINH TRONG QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM 13
1.1. Tổng quan về mô hình quy hoạch đô thị vệ tinh . 13
1.1.1. Quy hoạch đô thị vệ tinh trên thế giới. 13
1.1.2. Quy hoạch đô thị vệ tinh tại Việt Nam  19
1.2. Thực trạng quy hoạch và triển khai thực hiện đô thị vệ tinh tại Việt Nam  30
1.2.1.Đánh giá thực trạng quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch các đô thị
vệ tinh thành phố Hà Nội theo định hướng QHCXD thủ đô đến năm 2030  30
1.2.2. Thực trạng triển khai đầu tư xây dựng các đô thị vệ tinh. 37
1.2.3. Tổng kết đánh giá thực trạng quy hoạch và phát triển ĐTVT tại Việt
Nam. 46
1.3. Đánh giá tổng hợp về mô hình đô thị vệ tinh  48
1.3.1. Đánh giá tổng hợp. 48
1.3.2. Triển vọng phát triển đô thị vệ tinh tại Việt Nam. 49
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VỀ QUY HOẠCH VÀ QUẢN
LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VỆ TINH . 51
2.1. Cơ sở pháp lý  51
2.1.1. Cơ sở pháp lý về công tác quy hoạch đô thị 51
2.1.2. Cơ sở pháp lý về quản lý phát triển đô thị  51
2.1.3. Cơ sở pháp lý về tổ chức đơn vị hành chính . 51
3
2.2. Cơ sở lý luận về quy hoạch đô thị vệ tinh . 52
2.2.1. Một số mô hình cấu trúc quy hoạch không gian vùng đô thị lớn 52
2.2.2. Những yếu tố tác động đến sự phát triển của đô thị vệ tinh 56
2.2.3. Lý thuyết bán kính phát triển đô thị vệ tinh dựa theo phương thức giao thông 57
2.2.4. Lý thuyết Mô hình trọng lực đánh giá mối tương tác giữa các đô thị trong
mô hình đô thị vệ tinh . 60
2.2.5. Xu thế phát triển các vùng đô thị lớn . 63
2.3. Cơ sở khoa học kỹ thuật  65
2.3.1. Vai trò của kết nối giao thông trong quy hoạch đô thị vệ tinh.65
2.3.2. Cách mạng khoa học kỹ thuật và sự hồi sinh của mô hình đô thị vệ tinh 65
2.3.3. Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong quản lý phát triển không gian
đô thị vệ tinh . 67
2.4. Cơ sở kinh tế-quản trị đô thị. 68
2.4.1. Cơ sở huy động nguồn lực cho phát triển đô thị vệ tinh  68
2.4.2. Thị trường BĐS và phát triển đô thị vệ tinh.. 69
2.4.3. Cơ sở quản lý phát triển đô thị vệ tinh. 71
2.5. Đúc kết kinh nghiệm quốc tế về quy hoạch và quản lý phát triển đô thị vệ tinh 74
2.5.1. Quy hoạch và phát triển bền vững đô thị vệ tinh  74
2.5.2. Quản lý phát triển không gian đô thị vệ tinh. 78
2.5.3. Quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng đô thị vệ tinh.. 80
2.5.4. Tổ chức quản lý đô thị vệ tinh  82
2.5.5. Hiệu quả kinh tế-xã hội-môi trường của mô hình đô thị vệ tinh . 83
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VỆ TINH TẠI VIỆT NAM . 86
3.1. Bộ tiêu chí quy hoạch đô thị vệ tinh bền vững tại Việt Nam  86
3.1.1. Mục tiêu và phạm vi áp dụng .. 86
3.1.2. Nội dung tiêu chí . 86
3.2. Mô hình quy hoạch đô thị vệ tinh đổi mới: Mô hình “Chùm đô thị vệ tinh”  93
3.2.1. Khái niệm mô hình ”Chùm đô thị vệ tinh” . 93
3.2.2. Tính chất, chức năng và quy mô quy hoạch các đô thị vệ tinh trong mô hình chùm đô thị vệ tinh. 95
3.2.3. Bán kính quy hoạch đô thị vệ tinh: 1h di chuyển bằng phương tiện giao thông vận tải công cộng tốc độ cao (BRT, đường sắt đô thị). 97
3.2.4. Vành đai kiểm soát phát triển.... 98
3.2.5. Điểm đô thị theo mô hình TOD dọc trục kết nối ĐTVT... 98
3.3. Giải pháp quy hoạch chùm đô thị vệ tinh ... 99
3.3.1. Quy hoạch hệ thống giao thông kết nối... 99
3.3.2. Quy hoạch sử dụng đất hỗn hợp.. 105
3.4. Quản lý phát triển không gian đô thị... 109
3.4.1. Quản lý ranh giới phát triển đô thị . 109
3.4.2. Quy chế quản lý cho khu vực Vành đai kiểm soát phát triển .. 110
3.5. Giải pháp tổ chức quản lý và chính sách thúc đẩy phát triển đô thị vệ tinh .... 114
3.5.1. Mô hình tổ chức quản lý cho các đô thị vệ tinh .... 114
3.5.2. Đề xuất lộ trình phát triển cho 05 ĐTVT thành phố Hà Nội ... 117
3.5.3. Cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh... 120
C. KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ... 122
Tài liệu tham khảo .. 127

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do và sự cần thiết nghiên cứu
Quá trình đô thị hóa diễn ra tập trung tại các vùng đô thị lớn là xu thế chung của thế giới và Việt Nam không nằm ngoại lệ. Việc tập trung mật độ cao dân cư khiến các đô thị lớn phải đối mặt với nguy quá tải về hạ tầng tại các khu vực trung tâm gây ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường. Đồng thời, việc phát triển dàn trải, mở rộng tại các khu vực ven đô gây lãng phí tài nguyên đất đai, tổn hại đến môi trường tự nhiên và nông nghiệp từ đó làm giảm hiệu quả của các hoạt động kinh tế đô thị và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống dân cư đô thị và nông thôn. Phát triển mô hình quy hoạch đô thị vệ tinh (ĐTVT) gồm các đô thị trung bình và nhỏ phân bố xung quanh đô thị lớn trung tâm (ĐTTT), được ngăn cách với đô thị trung tâm bằng vành đai xanh (VĐX) và có liên kết giao thông thuận tiện đến đô thị trung tâm là giải pháp giúp kiểm soát, ngăn ngừa được các vấn đề nêu trên của vùng đô thị lớn, đồng thời phát huy được sức hút, lợi thế kinh tế để phát triển đô thị, phát triển vùng.

Từ những năm 2000, quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội và Quy hoạch vùng thành
phố Hồ Chí Minh đã định hướng phát triển các đô thị vệ tinh và hỗ trợ cho các đô thị trung tâm. Năm 2011, đồ án Quy hoạch chung xây dựng (QHCXD) thủ đô đến năm 2030 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt với định hướng phát triển 05 ĐTVT xung quanh ĐTTT Hà Nội. Cho đến nay một số đô thị loại 1 cũng đã thực hiện quy hoạch theo mô hình chùm đô thị với các đô thị vệ tinh lân cận. Tuy nhiên, cho đến nay các đô thị vệ tinh chưa hình thành như mong muốn của các đồ án quy hoạch. Tại một số vùng đô thị lớn trên thế giới, mô hình đô thị vệ tinh đã rất thành công, tạo ra các không gian đô thị mới, có môi trường và cơ sở hạ tầng hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển mới, góp phần vào cải thiện quá trình đô thị hóa của các vùng đô thị lớn. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đã chỉ ra một số hạn chế cần khắc phục khi áp dụng mô hình quy hoạch này như: chi phí đầu tư hạ tầng giao thông kết nối cao, khó khăn trong quản lý và duy trì VĐX cách ly, khó khăn trong thu hút nguồn lực đầu tư xây dựng các thành phố vệ tinh...
Các nghiên cứu khoa học, các hội nghị, hội thảo đã bước đầu trao đổi về việc
phát triển các đô thị vệ tinh, tuy vậy, cần có một nghiên cứu bài bản, đầy đủ để có cơ sở khoa học áp dụng mô hình đô thị vệ tinh tại Việt Nam. Đặc biệt là tại thành phố Hà Nội, đô thị đầu tiên được quy hoạch bài bản theo mô hình đô thị vệ tinh, sau gần 10 năm triển khai thực hiện, các kết quả thu được vẫn hết sức khiêm tốn. Giải pháp quy hoạch thế nào, mô hình quản lý thế nào, 9 phương thức đầu tư, huy động nguồn lực phát triển thế nào? để đáp ứng yêu cầu phát
triển là các vấn đề vẫn chưa được làm rõ. Với những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu Cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất giải pháp quy hoạch và quản lý phát triển đô thị vệ tinh” nhằm phát triển vùng đô thị lớn, góp phần phát triển đô thị Việt Nam bền vững là cần thiết và cấp bách.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát:

Đánh giá thực trạng triển khai và đề xuất mô hình, giải pháp quy hoạch và
quản lý phát triển đô thị vệ tinh phù hợp với bối cảnh thực tiễn nhằm phát triển bền vững các vùng đô thị tại Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
1) Rà soát đánh giá việc quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch các đô thị
vệ tinh tại nước ta;
2) Đề xuất mô hình và các giải pháp quy hoạch đô thị vệ tinh phù hợp với điều
kiện phát triển đô thị tại Việt Nam;
3) Đề xuất các giải pháp quản lý phát triển đô thị vệ tinh.
3. Giới hạn nghiên cứu
- Lĩnh vực quy hoạch và quản lý phát triển đô thị vệ tinh tại Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
· Phương pháp kế thừa: Nghiên cứu kế thừa kết quả của các đề tài NCKH trong
nước và thế giới. Trong bối cảnh các nghiên cứu về ĐTVT trong nước còn rất hạn chế, thì việc đúc kết các kinh nghiệm của quốc tế cả về lý thuyết và thực tiễn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với nghiên cứu của đề tài. Để làm được việc này cần tiến hành lự chọn, biên dịch các tài liệu quốc tế có liên quan từ nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp để phục vụ nghiên cứu của đề tài nói riêng và công tác tham khảo, nghiên cứu, học tập chung sau này.
· Phương pháp điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng: phục vụ cho nội dung
nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác quy hoạch và quản lý phát triển tại các đô thị vệ tinh. Đề tài sẽ tiến hành khảo sát tại khu vực quy hoạch 05 đô thị vệ tinh của Hà Nội: Hòa Lạc, Xuân Mai, Sơn Tây, Sóc Sơn, Phú Xuyên:
- Phạm vi khảo sát: Khảo sát tiến hành trên địa bàn hành chính các điểm đô
thị hiện hữu được quy hoạch trở thành các ĐTVT (TT.Sóc Sơn, TX.Sơn Tây,
TT.Xuân Mai, TT.Phú Xuyên, TT Phú Minh) và trên địa bàn hiện tại và địa bàn dự kiến mở rộng của các đô thị đang trong quá trình quy hoạch, xây dựng (Khu CNC Hòa Lạc, ĐHQG Hà Nội).10
- Nội dung khảo sát:
+ Tình hình kinh tế-xã hội địa phương;
+ Tình hình lập và triển khai các quy hoạch, triển khai các dự án đô thị trên địa bàn;
+ Các đặc điểm phát triển đô thị;
+ Cơ cấu tổ chức, vận hành bộ máy chính quyền quản lý phát triển đô thị;
+ Năng lực các đơn vị quản lý quy hoạch đô thị, xây dựng tại địa bàn.
- Hình thức khảo sát:
+ Thu thập số liệu chính thống: Số liệu thống kê KT-XH-ĐT, bản đồ hành chính, bản đồ hiện trạng sử dựng đất, hiện trạng xây dựng, các bản đồ quy hoạch liên quan;
+ Phỏng vấn người dân, chuyên gia địa phương;
+ Đánh giá bằng cảm quan trên thực địa;
+ Hội thảo đóng góp ý kiến.
- Sản phẩm: Báo cáo chuyên đề đánh giá thực trạng quy hoạch và quản lý
phát triển các ĐTVT thành phố Hà Nội
· Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở các thông tin, tài liệu thu thập được tiến hành
tổng hợp, phân tích, đánh giá và đưa ra nhận định làm cơ sở cho nghiên cứu.
· Phương pháp chuyên gia: Tổ chức lấy ý kiến chuyên gia trong các lĩnh vực, các
ngành liên quan thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp, hội thảo khoa học và ý kiến phản biện cho đề tài; Tổ chức các hội thảo khoa học về đánh giá thực trạng công tác quy hoạch và quản lý phát triển và xây dựng mô hình quản lý phát triển ĐTVT phù hợp cho Việt Nam.
· Phương pháp so sánh: Thông qua nghiên cứu các ví dụ thành công cũng như thất bại về quy hoạch và phát triển đô thị vệ tinh trên thế giới, để đúc rút các bài học kinh nghiệm cho công tác thiết kế, quy hoạch và quản lý phát triển các ĐTVT Hà Nội. Khảo sát, học tập kinh nghiệm thực tế: Tổ chức đoàn công tác bao gồm các chuyên gia nghiên cứu, cán bộ quản lý của thành phố Hà Nội, để đúc kết kinh nghiệm xây dựng mô hình quản lý đô thị vệ tinh của Hà Nội. Kết quả chuyến khảo sát, học tập này là cơ sở để xây dựng các chuyên đề nghiên cứu và đề xuất mô hình quản lý phát triển phù hợp cho các đô thị vệ tinh tại Việt Nam.
· Phương pháp dự báo: Phương pháp dự báo được sử dụng để dự báo các xu hướng phát triển không gian đô thị thành phố. Xu hướng này được đưa ra trên cơ sở phân tích xu hướng, các hình thái phát triển không gian đô thị trên quá khứ và các dự báo về nhu cầu kết nối giao thông, vận tải, các liên kết giữa ĐTTT và ĐTVT.
· Phương pháp mô hình hóa: Mô hình quy hoạch ĐTVT được xây dựng tổng quát cho tất cả các ĐTVT cùng với các khuyến cáo áp dụng cho từng trường hợp. 11
5. Sản phẩm nghiên cứu
- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu;
- Báo cáo tóm tắt;
- Bài báo khoa học (Tạp chí QHXD).
6. Giải thích khái niệm
- Đô thị vệ tinh hoặc thành phố vệ tinh (Satellite cities):
+ Từ điển Kiến trúc Oxford định nghĩa các đô thị vệ tinh là: “Các thị trấn khép kín và có quy mô hạn chế, được xây dựng trong vùng lân cận của một thị trấn hoặc thành phố lớn để làm nơi ở và sử dụng những người có thể tạo ra nhu cầu mở rộng khu định cư hiện tại, nhưng phụ thuộc vào thành phố mẹ về dân số và các dịch vụ chính”.
+ Theo định nghĩa của từ điển Bách khoa toàn thư Larousse (Pháp): Đô thị vệ tinh là một đô thị có khoảng cách về mặt địa lý với một đô thị trung tâm quan trọng hơn, nhưng có sự liên hệ mật thiết với đô thị trung tâm đó về mặt kinh tế xã hội, tuy nhiên, các ĐTVT được tổ chức quản lý một cách độc lập với đô thị trung tâm.
+ Theo định nghĩa của Từ điển đô thị (Urbanisme dictionaire): ĐTVT là những đô thị có quy mô nhỏ hoặc vừa, có sự phụ thuộc về chức năng và được kết nối với một đô thị trung tâm thông qua hệ thống giao thông nhanh. Cần phân biệt đô thị vệ tinh với một số khái niệm khác như:
+ Đô thị ngủ: Là những khu chức năng đô thị hoặc đô thị đơn chức năng được phát triển ở ngoại vi các đô thị lớn với chức năng ở là chủ yếu, thiếu các dịch vụ đô thị hoàn chỉnh và không có khả năng tạo ra công ăn việc làm tại chỗ.
+ Thành phố mới: Một dạng biến thể khá phổ biến hiện nay của ĐTVT, có chức năng đô thị hoàn thiện, tương đối độc lập về chức năng và tổ chức quản lý với đô thị trung tâm. Mô hình các thành phố mới dạng vệ tinh được áp dụng tại rất nhiều đô thị lớn, điển hình là Paris, Hồng Kông, Soeul.
Quy hoạch đô thị vệ tinh: Là mô hình quy hoạch đô thị, trong đó các đô thị có quy mô nhỏ hoặc trung bình được bố trí xung quanh một đô thị lớn và được kết nối với đô thị lớn bằng hệ thống giao thông cơ giới thuận tiện. Các đô thị vệ tinh có mối liên hệ chặt chẽ về chức năng đô thị với đô thị trung tâm và được phân cách với đô thị trung tâm bởi vành đai xanh.
Đô thị trung tâm (Central city): Đô thị hạt nhân trung tâm trong mô hình quy hoạch đô thị vệ tinh, có vai trò chi phối sự phát triển của toàn bộ hệ thống đô thị của một thành phố hay một vùng đô thị. 12
Quy hoạch đô thị: Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị (Luật Quy hoạch đô thị).
Quản lý phát triển đô thị: Là tổng thể nội dung của công tác quản lý nhà nước về phát triển không gian đô thị cho một đô thị hoặc một khu vực đô thị cụ thể, bao gồm: Các nội dung quản lý, công cụ, giải pháp, tổ chức bộ máy, cơ chế thực hiện, giám sát, chính sách hỗ trợ…
Vành đai xanh-Hành lang xanh (Green belt): Không gian xanh hoặc hạn chế xây dựng xung quanh đô thị trung tâm nhằm hạn chế sự phát triển tràn lan của đô thị trung tâm và phân cách đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh.

(Nguồn:VIUP)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website