Nghiên cứu, hướng dẫn quy hoạch xây dựng các đô thị ven biển theo hướng phát triển bền vững (RD 23-08)

Trong quá trình hình thành và phát triển, từng đô thị trong hệ thống đô thị ven biển đã tự khẳng định vị trí, vai trò, chức năng, diện mạo của mình. Nhiều đô thị đã phát triển nhanh, mạnh; đã trở thành đô thị động lực phát triển KT-XH cho từng vùng, miền hoặc quốc gia; đã có dấu ấn hoặc sắc thái riêng như TP. Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang…

 

I. Sự cần thiết và ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài 

Khu vực biển Đông, trong số các nước Đông Nam Á lục địa (không kể các quốc gia quần đảo), Việt Nam có vị trí địa kinh tế và địa chính trị quan trọng, là nước có tính biển nhất. Diện tích phần đất liền là 331.221,6 km2, còn phần lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế trên biển khoảng gần 1.000.000 km2. Trong vùng duyên hải có 28 tỉnh thành, bao gồm: Quảng Ninh, TP. Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Tổng số đô thị trong vùng tính đến tháng 5/2007 là 315 đô thị, gồm 3 thành phố trực thuộc Trung ương (TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh); 42 thành phố và thị xã; 273 thị trấn (trong đó có 6 thị trấn trên đảo – đặc biệt có thị trấn Trường Sa thuộc huyện – quần đảo Trường Sa) 

Trong quá trình hình thành và phát triển, từng đô thị trong hệ thống đô thị ven biển đã tự khẳng định vị trí, vai trò, chức năng, diện mạo của mình. Nhiều đô thị đã phát triển nhanh, mạnh; đã trở thành đô thị động lực phát triển KT-XH cho từng vùng, miền hoặc quốc gia; đã có dấu ấn hoặc sắc thái riêng như TP. Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang… 

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi nền kinh tế thị trường, tốc độ đô thị hóa nhanh nhưng chất lượng đô thị hóa chưa cao, trình độ quản lý đô thị còn nhiều bất cập… nên các đô thị Việt Nam nói chung, các đô thị ven biển nói riêng đang còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết như: 

-          Sự tăng trưởng đô thị chậm, nguồn lực phát triển bị kìm hãm, cơ sở hạ tầng kém phát triển, thiếu nhà ở, việc làm, ô nhiễm môi trường, ngập úng, ùn tắc giao thông…; 

-          Các đô thị ven biển nói chung, đô thị ven biển của Việt Nam nói riêng đang đứng trước các nguy cơ phát triển bất ổn do ảnh hưởng biến đổi khí hậu toàn cầu như sự nóng lên của trái đất, mực nước biển dâng cao, triều cường… 

-          Hệ thống qui chuẩn, tiêu chuẩn, nhất là văn bản pháp qui hướng dẫn lập, quản lý qui hoạch xây dựng đô thị có tính đặc thù (như đô thị di sản, đô thị du lịch, đô thị công nghiệp…), trong đó có đô thị ven biển còn thiếu hoặc chưa hoàn chỉnh nên đang gặp nhiều khó khăn trong công tác quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng… 

Để góp phần giải quyết những vấn đề trên nhằm phát triển bền vững các đô thị ven biển, thực hiện thành công Nghị quyết 09-NQ/TW, Hội nghị lần thứ tư, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2010, việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu, hướng dẫn qui hoạch xây dựng các đô thị ven biển theo hướng phát triển bền vững” là cấp bách và cần thiết.

 

II. Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu 

2.1. Mục tiêu

-          Mục tiêu tổng quát: Góp phần hoàn thiện văn bản hướng dẫn, nội dung N/Q qui hoạch xây dựng đô thị của Việt Nam; 

-          Mục tiêu cụ thể: Bổ sung, làm rõ một số vấn đề cần N/C trong đồ án QHC đô thị gắn với đặc điểm điều kiện tự nhiên (mang tính đặc thù theo vùng đại lí) của các đô thị ven biển nhằm phát triển đô thị bền vững. Cụ thể: 

+ Xác định các yếu tố đặc thù 

·         Tính biển của đô thị 

·         Đặc điểm điều kiện tự nhiên 

·         Dạng/ Hình thái phát triển đô thị 

+ Xác định các tiêu chí phát triển bền vững gắn với đặc thù đô thị biển 

·         Chọn đất xây dựng đô thị; phân khu chức năng; phát triển hạ tầng kĩ thuật… Đảm bảo khả năng giảm thiểu sự ảnh hưởng hoặc thích ứng với biến đổi khí hậu (Chú trọng bão, triều cường, mực nước biển dâng…) 

·         Chất lượng hệ sinh thái ven bờ 

·         Phát triển KT-XH 

2.2. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn đề tài 

-          Một số đô thị ven biển (mang tính đặc thù, đại diện cho các vùng Bắc, Trung, Nam); 

-          Nội dung hướng dẫn QHC đô thị ven biển chỉ tập trung vào các vấn đề mà các đồ án QHC đô thị được hướng dẫn theo Luật Qui hoạch đô thị, Nghị định 08, Thông tư 07, QĐ 03 còn chưa đề cập hoặc cần phải hướng dẫn thêm để làm rõ hơn tính đặc thù, yếu tố phát triển bền vững đối với các đô thị ven biển.

 

III. Phương pháp nghiên cứu 

-          Khảo sát, phân tích đánh giá; 

-          Chuyên gia;

-          Tiếp cận hệ thống; hệ thống hóa; 

-          Qui nạp, mô hình hóa.

 

IV. Sản phẩm của đề tài 

-          Báo cáo tổng hợp nội dung N/C đề tài; 

-          Hướng dẫn qui hoạch chung xây dựng đô thị ven biển theo hướng phát triển bền vững (Dự thảo khung cho một số đô thị ven biển có tính đặc thù/ vùng, miền).

 

V. Mục lục 

PHẦN MỞ ĐẦU 

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QHCXD ĐÔ THỊ VEN BIỂN Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI 

1.1.            Một số vấn đề chung 

1.2.            Kinh nghiệm QHCXD đô thị ven biển ở nước ngoài 

1.3.            Thực trạng QHCXD đô thị ven biển ở Việt Nam 

1.4.            Kết luận chương I 

CHƯƠNG 2. LUẬN CỨ VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC LẬP QHC ĐÔ THỊ VEN BIỂN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM   

2.1. Xu hướng phát triển bền vững đô thị ven biển 

2.2. Định hướng về phát triển bền vững đô thị và đô thị ven biển trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước 

2.3. Phát triển bền vững đô thị trong điều chỉnh định hướng qui hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Namđến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050 

2.4. Các yếu tố thách thức đối với quy hoạch và phát triển bền vững đô thị ven biển 

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc qui hoạch phát triển bền vững đô thị ven biển 

2.6. Các thành phần cơ bản tạo dựng cấu trúc không gian đô thị ven biển 

2.7. Đề xuất các tiêu chí phát triển bền vững đô thị ven biển tại Việt Nam 

2.8. Kết luận chương II 

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT NỘI DUNG HƯỚNG DẪN LẬP QHC ĐÔ THỊ VEN BIỂN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM 

3.1. Mục tiêu, nguyên tắc, phạm vi áp dụng 

3.2. Nội dung nghiên cứu lập đồ án QHC đô thị ven biển 

3.3. Kết luận chương 3 

 

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

 

Nhóm nghiên cứu đề tài 

Chủ nhiệm:    TS.KTS Trương Văn Quảng 

 

Thư ký đề tài: ThS.KTS Nguyễn Thành Hưng 

Các thành viên tham gia: 

            ThS.KS Trần Văn Nhân 

            KS. Dương Hồng Thúy 

            KS. Nguyễn Đình Bách 

            KS. Lưu Văn Be 

            KS. Nguyễn Phương Hòa 

            TS. Vũ Chí Đồng

 

Và một số chuyên gia ngoài Viện.

(Nguồn:VIUP)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website