Tại Việt Nam, việc quy hoạch đô thị diễn ra muộn hơn, đồng thời chưa có kế hoạch dự báo và sử dụng đất hợp lý, dẫn đến tình trạng xây dựng đô thị thiếu quy củ, lộn xộn và thiếu trầm trọng các khu không gian mở và đất giao thông, đặc biệt là ở các đô thị đặc biệt như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, việc nghiên cứu xây dựng công trình ngầm là việc làm cấp thiết để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, cải thiện cảnh quan, giảm áp lực dân số trên mặt đất.
I. Sự cần thiết nghiên cứu không gian ngầm
Mặt khác, việc xây dựng công trình ngầm đòi hỏi chi phí rất cao, một khi đã xây dựng thì không thể sửa chữa được. Công trình ngầm có thể gây ra một số ảnh hưởng nhất định đến công trình trên mặt đất. Do vậy, việc này đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng từ khâu quy hoạch để có các dự báo và định hướng sử dụng đất phù hợp với tình hình phát triển tương lai của đô thị.
Vì các lý do trên, việc nghiên cứu quy hoạch xây dựng công trình ngầm là cấp thiết.
II. Mục tiêu
Mục tiêu của nghiên cứu là định rõ phạm vi quản lý xây dựng công trình ngầm, đưa ra các hướng dẫn về mức độ thể hiện không gian ngầm trong quy hoạch xây dựng.
Nghiên cứu cũng đưa ra sản phẩm cuối cùng là dự thảo hướng dẫn thiết kế không gian ngầm trong quy hoạch chung đô thị và đồ án riêng biệt (nếu có).
III. Phương pháp và nội dung nghiên cứu
Công trình nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp sau:
- Thu thập tài liệu;
- Điều tra khảo sát;
- Phân tích và xử lý số liệu;
- Tỏng hợp kết quả nghiên cứu;
- Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật và quản lý.
Nội dung nghiên cứu:
- Chương 1: Tổng quan các kinh nghiệm quy hoạch công trình ngầm đã có trong và ngoài nước; tìm hiểu phương pháp quy hoạch không gian ngầm ở các nước trong sự gắn kết với quy hoạch xây dựng; các vấn đề quản lý thể chế và luật định.
- Chương 2: Các cơ sở pháp lý, khoa học và thực tiễn tại Việt Nam có liên quan tới vấn đề quy hoạch nói chung cũng như xây dựng ngầm và quy hoạch không gian ngầm nói riêng; khái quát và đánh giá các đồ án quy hoạch không gian ngầm của Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh trước đó.
- Chương 3: Đề xuất các hướng dẫn quy hoạch xây dựng ngầm đô thị lồng ghép trong quy trình làm đồ án quy hoạch tại Hà Nội;
IV. Sản phầm nghiên cứu
Sản phẩm bao gồm báo cáo thuyết minh nghiên cứu bao gồm cả kỷ yếu hội thảo phần phụ lục, tập hướng dẫn thiết kế quy hoạch xây dựng ngầm đô thị dùng để triển khai các thông tư nghị định vừa ban hành đồng thời là sổ tay hướng dẫn thiết kế quy hoạch ngầm đô thị cho các đơn vị tư vấn thiết kế quy hoạch.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU I. Sự cần thiết nghiên cứu không gian ngầm
II. Mục tiêu
III. Phương pháp và nội dung nghiên cứu
IV. Sản phầm nghiên cứu
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC
1.1. Tổng quan quốc tế
1.1.1. Lịch sử hình thành phát triển không gian ngầm đô thị
1.1.2. Kinh nghiệm quốc tế về quy hoạch xây dựng ngầm đô thị
1.1.3. Thiết kế quy hoạch xây dựng ngầm đô thị - quy trình và các bước lập quy hoạch
1.2. Tổng quan trong nước
1.2.1. Thực trạng thiết kế quy hoạch xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị tại Việt Nam
1.2.2. Thực trạng thiết kế quy hoạch xây dựng giao thông đô thị ngầm
1.2.3. Thực trạng thiết kế quy hoạch xây dựng công trình công cộng và nhà ở có tầng ngầm tại Việt Nam
1.3. Những vấn đề trong việc thúc đẩy xây dựng không gian ngầm
1.3.1. Những vấn đề về thiết kế, quy hoạch
1.3.2. Những vấn đề về chính sách
1.3.3. Những vấn đề về kỹ thuật
1.3.4. Những chế độ và quy định pháp luật về không gian ngầm
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ THIẾT KẾ QUY HOẠCH XÂY DỰNG NGẦM ĐÔ THỊ
2.1. Các văn bản pháp lý
2.1.1. Luật Quy hoạch 2009
2.1.2. Nghị định 39/2010/ NĐ-CP về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị
2.1.3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia công trình ngầm đô thị QCVN 08:2009/BXD
2.2. Cơ sở kinh tế - kỹ thuật quy hoạch xây dựng không gian ngầm đô thị
2.2.1. Thực trạng và nhu cầu xây dựng công trình ngầm đô thị ở Việt Nam
2.2.2. Cơ sở kinh tế - Kỹ thuật quy hoạch xây dựng không gian ngầm đô thị
2.3. Một số khái niệm
2.3.1. Không gian ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị
2.3.2. Không gian ngầm giao thông đô thị
2.3.3. Công trình công cộng và nhà ở có không gian ngầm
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chủ nhiệm đề tài: TS.KTS. Nguyễn Trúc Anh
Thư ký đề tài: TS. Đinh Tuấn Hải
Các thành viên tham gia: Ths. Trương Quỳnh Phương
Ths. Phạm Trung Nghị
KS. Đoàn Trọng Tuấn