Nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS và quản lý thực hiện quy hoạch, áp dụng quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội

Chủ nhiệm: ThS. KS. Trịnh Thị Phin

Cán bộ tham gia: CN. Nguyễn Quốc Túy

CN. Phạm Phương Hạnh

KS. Hoàng Hưng Minh

KTS. Đỗ Xuân Long

KS. Đinh Thị Diệp

CN. Nguyễn Tố San

Các cán bộ tham gia tại thời điểm thực hiện đề tài đều là nhân sự của Phòng Quản lý dữ liệu - DGIS

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.. 3

DANH MỤC BẢNG.. 4

DANH MỤC HÌNH VẼ.. 5

MỞ ĐẦU   6

1. Lý do và sự cần thiết 6

2. Mục tiêu của đề án. 7

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 7

4. Phương pháp nghiên cứu. 7

5. Sản phẩm của dự án. 7

CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ỨNG DỤNG GIS TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG THỦ ĐÔ.. 8

I.1. Cơ sở khoa học của việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý. 8

I.1.1 Hệ thống thông tin địa lý - một công cụ trợ giúp nghiên cứu không gian. 8

I.1.2 Tình hình ứng dụng GIS trong nước và quốc tế. 15

I.1.3 Bài học kinh nghiệm và những vấn đề tồn tại 19

I.2 Cơ sở pháp lý của việc thực hiện quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội 22

1.2.1 Hệ thống văn bản pháp quy. 22

1.2.2. Hệ thống đồ án quy hoạch xây dựng. 22

1.2.3 Tổ chức quản lý quy hoạch Vùng. 25

CHƯƠNG II. ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUY HOẠCH VÙNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI 27

II.1. Đối tượng quản lý quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội 27

2.1.1 Các đồ án quy hoạch. 27

2.1.2 Các dự án đầu tư. 27

II.2 Hệ thống thông tin địa lý quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội 28

2.2.1. Khái quát chung về hệ thống GIS Vùng Thủ đô. 28

2.2.2 Các thành phần trong hệ thống. 29

II.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội 31

2.3.1 Thông tin chung về cơ sở dữ liệu. 31

2.3.2 Xây dựng dữ liệu. 31

2.2.3 Các bản đồ được thành lập từ CSDL. 39

II.4 Đề xuất hướng lập trình phục vụ quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội 70

2.4.1 Đề xuất cho hệ thống. 70

2.4.2 Giải pháp lựa chọn công nghệ GIS và lập trình ứng dụng quản lý quy hoạch Vùng Thủ đô  74

CHƯƠNG III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.. 77

III.1 Cơ chế chính sách. 77

3.1.1 Đầu tư hạ tầng CNTT phục vụ triển khai hệ thống. 77

3.1.2  Đào tạo nhân lực ứng dụng GIS. 78

3.1.3 Tổ chức và nhân sự và xây dựng khung pháp lý quản lý GIS. 78

III.2 Kế hoạch thực hiện. 79

3.2.1 Xây dựng phương án thực hiện. 79

3.2.2 Xây dựng, phát triển và phân phối dữ liệu ứng dụng khai thác. 79

III.3 Nhiệm vụ của các Bộ, ngành, UBND các tỉnh trong Vùng Thủ đô Hà Nội 80

3.3.1 Nhiệm vụ chung của các đơn vị trong vùng Thủ đô Hà Nội 80

3.3.2 Nhiệm vụ cụ thể tại các đơn vị 80

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 86

1. Lý do và sự cần thiết

Vùng Thủ đô Hà Nội là vùng phát triển kinh tế tổng hợp, có Thủ đô Hà Nội là
trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; có ý nghĩa quốc tế quan trọng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Vùng Thủ đô Hà Nội hiện có 15 đô thị từ loại 4 trở lên bao gồm: 01 đô thị đặc biệt là thành phố Hà Nội; 04 đô thị loại 2; 07 đô thị loại 3; 02 đô thị loại 4 cùng với đó là 120 thị trấn. Theo định hướng toàn vùng đến năm 2030 có trên 190 đô thị và các đô thị từ loại 4 trở lên trong vùng cần được lập quy hoạch điều chỉnh để đảm bảo phát triển theo đúng quy hoạch vùng đã được phê duyệt. Bên cạnh đó các quy hoạch vùng tỉnh trong vùng cũng cần được rà soát lại cho phù hợp với quy hoạch vùng. Hiện nay quy định quản lý thực hiện quy hoạch Vùng Thủ đô đã được nêu trong Quy định quản lý theo đồ án Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Nhìn chung, công tác quản lý quy hoạch hiện nay vẫn chủ yếu dựa trên dựa trên hồ sơ giấy nên gặp nhiều khó khăn trong việc tổng hợp thông tin để phân tích, đánh giá tình hình hiện trạng cũng như khả năng ra quyết định. Hơn nữa, thông tin quản lý phân tán tại nhiều đơn vị, dữ liệu được lưu trữ ở nhiều định dạng khác nhau nên còn gặp nhiều hạn chế trong quản lý cũng như xác định được các tiềm năng phát triển toàn Vùng.

Hệ thống thông tin địa lý - GIS đã ứng dụng trong  trong đa lĩnh vực, ngành nghề. Tại một số nước tiên tiến như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan,...đã có những
bước tiến dài trong việc ứng dụng GIS. Thông qua chức năng thu thập, quản lý, truy vấn phân tích và tích hợp các thông tin được gắn liền với không gian nên GIS được coi là một công cụ trợ giúp quyết định hiệu quả cho các cơ quan chính phủ, các nhà quản lý và hoạch định chính sách, các tổ chức tư vấn, các doanh nghiệp và cá nhân. Trong ngành Xây dựng của nước ta GIS đã được áp dụng trực tiếp trong việc phân tích, đánh giá hiện trạng một số đồ án quy hoạch. Theo xu thế phát triển chung, việc ứng dụng GIS trong công tác quản lý là một bước tiến để hướng tới Chính phủ điện tử.

Quá trình đô thị hoá và phát triển nhanh chóng về KT-XH của vùng Thủ đô đã làm gia tăng nhu cầu quản lý về cơ sở hạ tầng như: các công trình điện, nước, nước thải, thông tin liên lạc, hệ thống giao thông...Các tỉnh/thành trong vùng Thủ đô phải thường xuyên cập nhật, khai thác và xử lý thông tin trong các tài liệu, hồ sơ quy hoạch, đặc biệt là các thông tin liên quan đến bản đồ, sơ đồ, bản vẽ. Do vậy, cần thiết phải có một hệ thống quản lý thông tin để đảm bảo cho các hệ thống cơ sở hạ tầng có thể hỗ trợ cho sự phát triển bền vững về quy hoạch, từ phát triển tổng thể cơ sở hạ tầng đến quản lý hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường, hỗ trợ công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của các lĩnh vực. Ứng dụng GIS trong quản lý giúp nâng cao năng lực, tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất, hiệu quả công việc trong công tác quản lý. Việc cung cấp thông tin một cách kịp thời, trực quan, tổng thể tình hình thực hiện quy hoạch toàn vùng dựa trên số liệu hoạt động của hạng mục quy hoạch được cập nhật theo chu kỳ giúp cho việc xây dựng các chiến lược phát triển bền vững toàn Vùng.

2. Mục tiêu của đề án

- Nghiên cứu ứng dụng GIS thí điểm quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội phục vụ việc quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng

- Làm tiền đề xây dựng hệ thống GIS phục vụ quản lý quy hoạch xây dựng

- Từ nghiên cứu ứng dụng đúc kết các bài học kinh nghiệm để phục vụ việc phát triển nhân rộng triển khai GIS trong QHXD

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: các nội dung cần quản lý thực hiện theo quy hoạch trong hồ sơ Điều chỉnh quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2016

- Phạm vi nghiên cứu: hồ sơ Điều chỉnh quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

4. Phương pháp nghiên cứu

 - Phương pháp thống kê và phân tích tư liệu hiện có, kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu, các đề tài, dự án chương trình đã và đang thực hiện (thống kê, phân tích tài liệu, số liệu đặc biệt là các bản đồ hiện trạng và quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô thủ đô Hà Nội).

- Phương pháp bản đồ và GIS để xây dựng hệ thống CSDL GIS và bản đồ.

- Phương pháp tổng hợp, so sánh.

- Phương pháp chuyên gia (Họp nhóm chuyên gia để lấy ý kiến).

5. Sản phẩm của dự án

- Các nghiên cứu ứng dụng cụ thể về:

  • Ứng dụng GIS trong quy hoạch xây dựng
  • Yêu cầu đối với ứng dụng GIS trong quy hoạch xây dựng
  • Đề xuất cơ chế chính sách cho việc ứng dụng GIS vào quản lý quy hoạch xây dựng

- Bộ CSDL đã được chuẩn hóa GIS điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Có đĩa CD kèm theo khi nộp sản phẩm.

(Nguồn:VIUP)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website