Quy hoạch xây dựng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (vùng KTTĐMT - vùng Trung Trung bộ)

Thực hiện Nghị quyết 39 NQ/TW của bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung bộ; Chương trình hành động của Chính phủ tại QĐ số 113/2005/QĐ-TTg ngày 20/5/2005, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội vùng miền Trung...

Thực hiện Nghị quyết 39 NQ/TW của bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung bộ; Chương trình hành động của Chính phủ tại QĐ số 113/2005/QĐ-TTg ngày 20/5/2005, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội vùng miền Trung sớm tiến kịp các vùng khác trong cả nước và khu vực, cải thiện căn bản đời sống vật chất, văn hoá tinh thần nhân dân; từng bước Xây dựng vùng KTTĐMT trở thành vùng phát triển năng động của cả nước, đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng và động lực thúc đẩy phát triển KT- XH khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Theo tinh thần đó, Viện quy hoạch Đô thị-Nông thôn để triển khai lập Quy hoạch xây dựng vùng Trung trung bộ đến năm 2025.

Quy hoạch này bao gồm thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định; Với tổng diện tích đất tự nhiên 27.884 km2, dân số năm 2006 là 6.228.653 người.. Quy hoạch này để được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 12/8/2008, với những nội dung chủ yếu sau:

I. Tính chất của vùng

- Vùng KTTĐ miền Trung là vùng động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội cho toàn vùng miền Trung và Tây Nguyên trong đó kinh tế biển gắn công nghiệp và dịch vụ là các ngành kinh tế chủ đạo;

- Vùng KTTĐMT là đầu mối trung chuyển và là trung tâm giao thương, chế biến của vùng MêKông lớn và khu vực Châu á Thái Bình Dương;

- Là vùng có chất lượng sống cao, văn minh hiện đại, có môI trường sinh tháI phát triển bền vững.

- Là cộng đồng biết sống thân thiện với thiên nhiên.

- Là vùng di sản, văn hoá, lịch sử cách mạng, thiên nhiên của cả nước

II. Quan điểm quy hoạch xây dựng

- Quán triệt tinh thần Nghị quyết 39 NQ/TW của bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung bộ; Chương trình hành động của Chính phủ tại QĐ số 113/2005/QĐ-TTg ngày 20/5/2005;

- Phát triển kinh tế toàn diện, khai thác tối đa thế mạnh các ngành kinh tế biển; gắn kết không gian phát triển đô thị với không gian phát triển kinh tế trên cơ sở liên kết – hỗ trợ mạng lưới  đô thị với các điểm dân cư nông thôn.

 - Khai thác tối đa lợi thế về điều kiện địa hình để xây dựng phát triển các đô thị.

- Sử dụng hiệu quả quỹ đất xây dựng đô thị; tiết kiệm đất.

- Hạn chế sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích phát triển đô thị, công nghiệp.

III. Mục tiêu nghiên cứu

Trên tinh thần cụ thể hoá Nghị quyết 39/NQ/TW của bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh quốc  phòng vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ nhằm “Xây dựng vùng KTTĐMT trở thành vùng phát triển năng động của cả nước, đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng và động lực thúc đẩy phát triển KT – XH khu vực miền Trung và Tây Nguyên”, quy hoạch xây dựng vùng sẽ hướng tới các mục tiêu cụ thể như sau:

- Khai thác và phát huy tiềm năng thế mạnh của các đô thị, từng tỉnh trong vùng KTTĐMT

- Đẩy mạnh mối liên kết giữa các tiểu vùng chức năng trong vùng, giữa các tỉnh trong vùng và với các tỉnh lân cận

- Thiết lập các tuyến hành lang thương mại quốc tế nối miền Trung với các tỉnh Nam Lào, Đông-Bắc Thái lan và Bắc CamPuChia. Xây dựng miền Trung trở thành đầu mối trung chuyển và một trung tâm thương mại chế biến của vùng Mê Công lớn và khu vực Châu Á -Thái Bình Dương.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Tăng tốc phát triển kinh tế thông qua chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành.

- Chủ động ngăn chặn thiên tai, xây dựng môi trường bền vững.

- Bảo vệ nguồn tài nguyên dự trữ quốc gia

- Bảo vệ an ninh quốc phòng

IV. Vị thế của vùng kinh tế trọng điểm miền trung

- Vùng KTTĐMT nằm ở vị trí trung độ của đất nước, là cầu nối của hai miền Nam, Bắc; giữ vai trò trọng yếu về an ninh quốc phòng, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển kinh tế toàn vùng duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên.

- Vùng KTTĐMT là nơi tập trung đủ các loại hình giao thông (đường thủy, đường không, đường bộ; đường sắt); nằm gần đường hàng hải quốc tế, là cửa ngõ ra biển của các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (Lào, CampuChia, Thái Lan và Mianma) thông qua các tuyến QL9, QL1A, QL14B, QL24, QL19, có khả năng trở thành đầu mối giao lưu kinh tế quốc tế quan trọng với các nước trên thế giới và trong khu vực.

- Với chiều dài hơn 600 km đường bờ biển, đây là vùng có giá trị quan trọng nhất về phát triển kinh tế biển như: Hình thành hệ thống cảng biển, cảng nước sâu và những trung tâm du lịch biển mang tầm vóc quốc gia và quốc tế cùng với khả năng hình thành hành lang thương mại quốc tế;

- Vùng KTTĐMT là nơi hội tụ nhìêu giá trị lịch sử - văn hoá, di sản thế giới, giá trị cảnh quan, danh thắng nổi bật trong cả nước, có vị thế đặc biệt trong phát triển du lịch biển của cả nước.

V. Dự báo phát triển dân số và đất xây dựng trong vùng

- Dân số: Năm 2015 khoảng 7.115 ngàn người, năm 2025 khoảng 8.150 ngàn người; Tổng dân số trong độ tuổi lao động năm 2015 khoảng 5.190 ngàn người, năm 2025 là 6.020 ngàn người; lao động làm việc trong các  ngành kinh tế năm 2015 là 3.740 ngàn người, năm 2025 là 4.375 ngàn người. Giảm và giữ không tăng tỷ lệ lao động không có việc làm xuống 5% và tiếp tục kiểm soát dưới mức an toàn cho phép  là 4% đến năm 2020, phấn đấu mỗi năm giải quyết hơn 60-70 nghìn chỗ làm việc mới;

 - Đất xây dựng đô thị: Dự báo đến năm 2015: 45.000-50.000ha bình quân 130-150m2/người; đến năm 2025 :60-65.000ha bình quân 120-140m2người.

VI. Mô hình phát triển hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn

Hệ thống đô thị trong vùng được phát triển gắn với các cực tăng trưởng kinh tế; các cụm và các trục hành lang kinh tế. Trên cơ sở đó trong vùng sẽ hình thành các Cực phát triển kinh tế - đô thị + các Cụm đô thị động lực + cácTrục kinh tế - đô thị :

- Các cực phát triển kinh tế - đô thị

Gồm các Thành phố Đà Nẵng; Huế; Vạn Tường – Núi Thành; Quy Nhơn được phát triển dựa trên lợi thế cạnh tranh của từng địa phương với tính chất nổi trội chuyên biệt, nhằm tạo ra đặc điểm phát triển riêng cho từng cực đô thị. Đây sẽ là những khu vực thu hút mạnh mẽ các cơ hội đầu tư từ bên ngoài, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, các dự án chiến lược của quốc gia và quốc tế. Để từ đó tạo ra những tăng trưởng đột biến, nhanh mạnh cho nền kinh tế đang chậm phát triển hiện nay của Vùng KTTĐMT.

- Các cụm đô thị động lực

Phát triển các đô thị vệ tinh dựa trên hạt nhân chủ yếu là cực đô thị của vùng hoặc tiểu vùng, nhằm chia sẻ và hõ trợ các hoạt động về dịch vụ và công nghiệp cho đô thị hạt nhân. Các cụm đô thị động lực sẽ đẩy nhanh tốc độ ĐTH cùng với tăng trưởng kinh tế cho các vùng xung quanh cực phát triển kinh tế - đô thị. Tạo nên các liên kết và hỗ trợ giữa đô thị phát triển năng động với hệ thống các đô thị chậm phát triển, giữa đô thị với vùng ven đô và khu vực dân cư nông thôn. Từ đó tạo thêm công ăn việc làm cho các đô thị nhỏ và điểm dân cư nông thôn, giảm dần khoảng cách giữa đô thị và nông thôn. Dự kiến hình thành các cụm đô thị động lực sau: 

- Các trục kinh tế - đô thị chủ đạo:

Trục kinh tế - đô thị Đông Tây qua Cửa khẩu Lao Bảo - QL 9 - QL1A – cảng Chân Mây bao gồm các đô thị Lao Bảo - Đông Hà - Cụm đô thị động lực (Huế, Bình Điền, Thuận An, Tứ Hạ, Phú Bài) – Phú Lộc – Chân Mây – Lăng Cô phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp đa ngành.

Trục kinh tế - đô thị Đông Tây qua cửa khẩu Nam Giang - QL 14B – Cảng Đà Nẵng: bao gồm các đô thị Nam Giang - Thạch Mỹ –Thị trấn Hiên - thị trấn Hoà Vang – cụm đô thị động lực (Đà Nẵng – Chân Mây – Lăng Cô - Điện Nam, Điện Ngọc – Hội An) phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp thuỷ điện, công nghiệp đa ngành, công nghiệp kỹ thuật cao.

Trục kinh tế - đô thị Đông Tây qua cửa khẩu Bờ Y – QL mới - QL 24 – cảng Dung Quất bao gồm các đô thị Bờ Y – PlâyKan – Sơn Tây – Di Lăng – Châu ổ – Dốc Sỏi, Vạn Tường phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp đa ngành và công nghiệp nặng lọc hoá dầu và công nghiệp sau lọc hoá dầu

Trục kinh tế - đô thị Đông Tây qua cửa khẩu Lệ Thanh -  QL 19 – cảng Nhơn Hội bao gồm các đô thị Lệ Thanh – PlâyKu – An Khê – Phú Phong – Bình Định - TP Quy Nhơn phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và công nghiệp đa ngành.

- Các trục kinh tế - đô thị hỗ trợ khác

+Trục kinh tế - đô thị Đông Tây qua cửa khẩu Nam Giang – Tỉnh lộ 622 – cảng Kỳ Hà: bao gồm chuỗi đô thị Khâm Đức – Trà My – Phước Hảo – Bắc Trà My – Núi Thành phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp nặng và công nghiệp đa ngành.

Trục kinh tế - đô thị Đông Tây qua quốc lộ 24 : bao gồm các đô thị Thạch Trụ - Mộ Đức, – Ba Tơ - Kon Tum và các tỉnh Tây Nguyên.

+Các trục kinh tế - đô thị Bắc Nam

Trục ven biển gắn với hành lang QL 1A: Xây dựng chuỗi các đô thị gắn với các khu dịch lịch nghỉ dưỡng, các khu kinh tế gắn biển như : Thuận An, Thanh Vinh, Chân Mây (Thừa Thiên Huế), Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Chu Lai (Quảng Nam), Vạn Tường, Mộ Đức, Đức Phổ, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định).

Trục  dọc theo đường HCM và Trường Sơn Đông là tuyến hành lang biên giới gắn với hành lang an ninh quốc phòng và hệ thống chuỗi các đô thị gắn với các vùng nguyên liệu, các khu cụm công nghiệp đa ngành, khai khoáng, thuỷ điện, chế biến vừa và nhỏ và các khu kinh tế quốc phòng như : thị xã A Lưới (Thừa Thiên Huế), Tây Giang, Prao, Thạch Mỹ, Phước Hảo, Khâm Đức, Long Viên,  Nam Trà My (Tỉnh Quảng Nam) ; Sơn Tây +Tây Trà + Di Lăng, Ba Tiêu (Quảng Ngãi) nối với An Khê (Pleiku).

Kết luận và khuyến nghị:

Định hướng phát triển không gian vùng KTTĐMT để hình thành khá rõ nét nhưng thực tế phát triển trong vùng chưa tạo được thế chiến lược trong hoạt động giao thương quốc tế. Tính liên kết giữa các chức năng phát triển của vùng, giữa các tỉnh trong và ngoài vùng chưa rõ. Cần phát triển với tốc độ nhanh, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế – xã hội của khu vực miền Trung và Tây nguyên, củng cố an ninh quốc phòng, hội nhập quốc tế. Do vậy, đồ án này có một số khuyến nghị như sau:

1. Để tạo lập các vùng động thị động lực, cụm đô thị cần tập trung đầu tư và trước hết lập quy hoạch xây dựng các cụm động lực thúc đẩy phát triển tuyến dải ven biển và các trục hành lang Đông Tây, tuyến hành lang Đông Trường Sơn.

2. Quy hoạch các ngành, lĩnh vực phải gắn với chiến lược bảo vệ an ninh quốc  phòng.

3. Các quy hoạch ngành phải thống nhất quan điểm thúc đẩy việc thiết lập  hành lang thương mại quốc tế, xây dựng các khu du lịch mang tầm cỡ quốc tế.

4. Phải có chính sách bảo vệ và hạn chế khai thác nguồn tài nguyên dự trữ quốc gia.

5. Chủ động tạo ra thông thương liên kết giữa các khu vực cửa biển với vùng biên giới phía Tây ( đường bộ, đường sắt). Xây dựng cảng trung chuyển quốc tế.

6. Xây dựng các tuyến hành lang kỹ thuật quốc gia và quốc tế. Đẩy mạnh các trục Đông Tây đồng thời tăng cường giao thông kết nối giữa QL1A và đường Hồ Chí Minh.

7. Tạo ra các hoạt động đầu tư mang tính tập trung, khai thác ưu thế nổi trội của từng tiểu vùng, từng đô thị

8. Có các chế tài để khuyến khích đầu tư, phân bổ lại lợi ích đầu tư, nguồn vốn, lao dộng và thị trường.

9. Kiên quyết bảo vệ rừng đầu nguồn, ưu tiên trồng tái sinh và phát triển rừng.

10. Ưu tiên hành lang ven biển để phát triển các ngành kinh tế biển như :  phát triển cảng, du lịch, giao dịch quốc gia và quốc tế, các khu thương mại tự do, đô thị... Nên tập trung phát triển công nghiệp, kho tàng trong khu vực hành lang vùng đệm giữa vùng động lực ven biển và vùng miền núi phía Tây.

11. Quy hoạch kiến trúc cho các đô thị ven biển cần tồn trọng các không gian hướng biển, tôn trọng và bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên, tránh các yếu tố khăc nghiệt của khí hậu và điều kiện tự nhiên.

12. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cấp, ngành để điều tiết, xem xét lại vai trò, trách nhiệm của từng bên trong các dự án vùng.

13. Xây dựng các liên kết: không gian kinh tế, không gian phát triển đô thị, không gian phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn, không gian liên kết hỗ trợ Đô thị – Nông Thôn, hệ thống HTKT,  HTXH không gian ở và sản xuất.

14. Rà soát, điều chỉnh một số đồ án, dự án để nghiên cứu được phê duyệt song không còn phù hợp với định hướng quy hoạch xây dựng vùng.

15. Xây dựng các dự án hạ tầng kỹ thuật diện rộng

16. Nghiên cứu các thể chế cơ chế, chính sách:

- Khuyến khích đầu tư, điều tiết các l ợi ích đầu tư, nguồn vốn, lao động và thị trường.

- Quản lý, bảo vệ môi trường.

- Các dự án đầu tư mang tính đột phá trong vùng.

- Điều phối và quản lý các hoạt động xây dựng phát triển vùng.

 

Chủ nhiệm: ThS. KTS Lã Thị Kim Ngân 

Phó chủ nhiệm: Phạm Thị Nhâm

(Nguồn:VIUP)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website