Chủ Nhiệm: Ths. KTS Cao Sĩ Niêm
MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU.. 9 1. Lý do và sự cần thiết. 9 2. Mục tiêu của đề tài. 10 3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. 10 4. Kết quả của đề tài. 10 5. Cấu trúc của đề tài. 10 B. PHẦN NỘI DUNG.. 11 CHƯƠNG I: HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ LẬP QUY HOẠCH PHÂN KHU.. 11 1.1. Định nghĩa và mục tiêu lập quy hoạch phân khu. 11 1.1.1. Định nghĩa: 11 1.1.2. Mục tiêu: 11 1.2. Đối tượng, kế hoạch, thời hạn và thời gian lập quy hoạch phân khu. 11 1.2.1. Đối tượng lập quy hoạch phân khu: 11 1.2.2. Kế hoạch, thời hạn và thời gian lập quy hoạch phân khu: 12 1.3. Phạm vi, ranh giới, quy mô, tỷ lệ và mức độ nghiên cứu. 12 1.4. Tên và tỷ lệ đồ án quy hoạch phân khu. 13 1.5. Các loại hình quy hoạch phân khu. 13 1.6. Các yêu cầu đối với quy hoạch phân khu. 15 1.7. Nội dung cơ bản đồ án quy hoạch phân khu. 16 1.8. Các công cụ hỗ trợ. 17 1.9. Giải thích từ ngữ. 17 1.10. Mức độ tham gia của các bên liên quan trong quá trình lập quy hoạch phân khu. 20 1.11. Cơ sở dữ liệu và phương pháp thu thập, phân tích số liệu, tài liệu. 22 1.12. Các bước lập quy hoạch phân khu. 23 CHƯƠNG II: HƯỚNG DẪN LẬP NHIỆM VỤ QUY HOẠCH PHÂN KHU.. 25 I. YÊU CẦU CHUNG.. 25 II. CÁC HƯỚNG DẪN NỘI DUNG PHẦN NHIỆM VỤ THIẾT KẾ.. 25 2.1. Phần mở đầu. 25 2.1.1. Lý do và sự cần thiết: 25 2.1.2. Mục tiêu: 25 2.1.3. Vị trí, phạm vi ranh giới, diện tích lập quy hoạch: 25 2.1.4. Các cơ sở lập quy hoạch: 26 2.2. Các yêu cầu về nội dung cần nghiên cứu trong đồ án quy hoạch phân khu. 26 2.2.1. Phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng: 26 2.2.2. Sơ bộ dự báo phát triển khu vực: 27 2.2.3. Quy hoạch phát triển đô thị: 28 Nêu rõ các nguyên tắc, tiêu chí, công việc, các nội dung cần làm trong: 28 2.2.4. Các dự án ưu tiên đầu tư: 29 2.2.5. Các nội dung khác: 29 2.3. Hồ sơ, sản phẩm. 30 2.3.1. Phần bản vẽ: 30 2.3.2. Phần văn bản: 30 2.4. Kinh phí lập quy hoạch. 30 2.5. Tổ chức thực hiện. 30 III. PHẦN BẢN VẼ.. 31 CHƯƠNG III: HƯỚNG DẪN LẬP QUY HOẠCH PHÂN KHU.. 31 I. HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU, PHẠM VI, RANH GIỚI LẬP QUY HOẠCH (Bước 1). 31 1.1. Lý do, sự cần thiết. 31 1.2. Mục tiêu. 32 1.3. Phạm vi lập quy hoạch. 32 1.4. Cơ sở lập quy hoạch. 32 II. HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG (Bước 2). 33 2.1. Điều kiện tự nhiên. 33 2.2. Hiện trạng dân cư - lao động và các yếu tố văn hoá, xã hội khác. 34 2.2.1. Dân cư - lao động: 34 2.2.2. Các yếu tố văn hóa, xã hội: 34 2.2.3. Hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội: 35 2.3. Hiện trạng sử dụng đất. 35 2.4. Hiện trạng cấu trúc, hình thái đô thị, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng công trình. 37 2.4.1. Hình thái đô thị, khu đô thị: 37 2.4.2. Cấu trúc không gian kiến trúc, cảnh quan: 37 2.4.3. Đánh giá công trình xây dựng: 38 2.5. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật. 40 2.5.1. Hiện trạng hệ thống giao thông: 40 2.5.2. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật: 43 2.5.3. Hiện trạng cấp nước: 45 2.5.4. Hiện trạng cấp điện: 46 2.5.5. Hiện trạng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang: 46 2.5.6. Hiện trạng hệ thống thông tin liên lạc: 48 2.5.7. Các hệ thống HTKT khác (xăng dầu, gas,…). 48 2.6. Hiện trạng môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 48 2.7. Các dự án, chương trình đang triển khai. 49 2.8. Đánh giá tổng hợp và kết luận phần hiện trạng. 50 III. HƯỚNG DẪN LẬP TẦM NHÌN, TÍNH CHẤT VÀ CÁC DỰ BÁO PHÁT TRIỂN (Bước 3). 51 3.1. Khái quát các ý tưởng phát triển khu vực đã được xác định trong đồ án quy hoạch chung để xác lập các tầm nhìn, tính chất, chiến lược để phát triển khu vực trong tương lai. 51 3.1.1. Xác định tầm nhìn: 51 3.1.2. Xác định tính chất: 52 3.1.3. Xác định chiến lược phát triển: 52 3.2. Các dự báo phát triển khu vực. 52 IV. HƯỚNG DẪN LẬP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ (Bước 4). 54 4.1. Cấu trúc không gian khu vực. 54 4.2. Quy hoạch phân khu. 56 4.2.1. Phân vùng quy hoạch: 56 4.2.2. Các phương án cơ cấu quy hoạch: 57 4.2.3. Quy hoạch phân khu: 57 4.3. Quy hoạch sử dụng đất. 62 4.4. Quy hoạch không gian kiến trúc, cảnh quan. 68 4.4.1. Quan điểm: 68 4.4.2. Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc: 68 4.5. Khái toán kinh phí xây dựng các công trình kiến trúc. 74 4.6. Hướng dẫn thiết kế đô thị trong quy hoạch phân khu. 75 4.6.1. Đánh giá, phân tích những nét đặc trưng về hiện trạng cảnh quan, môi trường. 75 4.6.2. Xác định khung tổng thể hệ thống không gian. 76 4.6.3. Các giải pháp thiết kế đô thị. 81 4.6.4. Quy chế quản lý kiểm soát phát triển theo quy hoạch. 87 4.7. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật 88 4.7.1. Quy hoạch hệ thống giao thông. 88 4.7.2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật. 91 4.7.3. Quy hoạch hệ thống cấp nước. 95 4.7.4. Quy hoạch hệ thống cấp điện và chiếu sáng. 99 4.7.5. Quy hoạch hệ thống thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang. 108 4.7.6. Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc. 113 4.8. Hướng dẫn lập đánh giá môi trường chiến lược (DMC). 115 4.8.1. Các nguyên tắc chung. 115 4.8.2. Nội dung ĐMC trong đồ án quy hoạch phân khu. 116 4.8.3. Các bước tiến hành ĐMC. 116 4.8.4. Hướng dẫn lập báo cáo ĐMC trong quy hoạch phân khu. 118 V. HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ, NGUỒN LỰC THỰC HIỆN VÀ KINH TẾ ĐÔ THỊ (Bước 5). 120 5.1. Xác định các dự án đầu tư xây dựng và nguồn lực thực hiện. 120 5.1.1. Sơ bộ khái toán kinh phí đầu tư xây dựng theo quy hoạch: 120 5.1.2. Xác định các dự án đầu tư xây dựng: 121 5.1.3. Nguồn lực thực hiện: 121 5.2. Kinh tế đô thị. 123 5.2.1. Luận cứ xác định các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư: 123 5.2.2. Đề xuất, kiến nghị các cơ chế huy động và tạo nguồn lực thực hiện. 124 5.3. Kết luận và kiến nghị 124 6. HƯỚNG DẪN ĐỀ XUẤT CÁC YÊU CẦU QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT VÀ LẬP HỒ SƠ QUY HOẠCH (Bước 6). 125 6.1. Soạn thảo Quy định quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch phân khu. 125 6.1.1. Các yêu cầu chung: 125 6.1.2. Nội dung nghiên cứu: 125 6.2. Soạn thảo Tờ trình phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu. 126 6.3. Soạn thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu. 126 6.4. Hướng dẫn thể hiện bản đồ. 126 6.5. Hướng dẫn viết đề cương thuyết minh. 133 C. KẾT LUẬN CHUNG.. 137 |
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do và sự cần thiết.
Trong thời gian qua, với chính sách đổi mới, hội nhập, cùng với sự phát triển nhanh về các mặt kinh tế - xã hội, hệ thống các đô thị ở nước ta đã tăng nhanh cả về số lượng, chất lượng. Đến tháng 12/2015 cả nước có 787 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa đạt 35,2% (so với năm 2000 đạt 22%).
Phát triển đô thị từng bước bảo đảm phát triển hợp lý giữa 6 vùng kinh tế - xã hội quốc gia, giữa miền Bắc, miền Trung và miền Nam; giữa phía Đông và phía Tây gắn với phát triển các cực tăng trưởng chủ đạo và thứ cấp quốc gia, đồng thời bảo đảm phát triển theo mạng lưới, có sự liên kết tầng bậc theo cấp, loại đô thị. Các đô thị trung tâm cấp quốc gia, khu vực và quốc tế như: Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, và Huế, các đô thị trung tâm cấp vùng như: Hạ Long, Việt Trì, Thái Nguyên, Hòa Bình, Nam Định, Vinh, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Biên Hòa, Vũng Tàu và Cần Thơ là các đô thị đầu tàu đang được phát triển và mở rộng không ngừng. Hệ thống đô thị trung tâm Vùng tỉnh, và các đô thị mới cũng đang được hình thành khá đồng bộ, hiện đại, góp phần thay đổi diện mạo bộ mặt đô thị trên pham vi toàn quốc. Những thành tựu nêu trên có được là do sự đóng góp không nhỏ của các thay đổi trong hệ thống luật pháp và quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển đô thị. Năm 2009 Luật Quy hoạch đô thị số: 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 06 năm 2009 của Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 5 đã được ban hành và có hiệu lực từ 1/1/2010. Đây là bộ Luật mới được ban hành để điều chỉnh các hoạt động lập và quản lý Quy hoạch đô thị.
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Công tác quy hoạch đô thị về cả quy trình và nội dung đã có nhiều thay đổi., Quy quy hoạch luôn được yêu cầu cần đi trước trong quá trình phát triển. Luật Quy hoạch đô thị ra đời năm 2009 là bước chuyển biến về pháp lý quan trọng trong việc lập và quản lý quy hoạch theo kịp tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong Luật quy hoạch đô thị đã xác lập thêm 1 loại hình quy hoạch mới là Quy hoạch phân khu. Đây là loại hình quy hoạch chuyển tiếp giữa quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết, trước đây (2009) chưa có được đề cập trong các văn bản pháp quy nào về quy hoạch xây dựng.
Nghị định số: 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính Phủ và Thông tư số: 10/2010/TT-BXD ngày 11/08/2010, sau là Thông tư số: 12/2016/TT-BXD ngày 29/06/2016 của Bộ Xây dựng; đã cụ thể hoá Quy định và hướng dẫn lập, quản lý Quy hoạch đô thị theo Luật Quy hoạch đô thị đã được ban hànhbằng những quy định về lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch đô thị và những quy định về hồ sơ nhằm, từng bước đưa loại hình Quy hoạch phân khu vào thực tế. Tuy nhiên những quy định này đang được các nhà quy hoạch, các đơn vị tư vấn vận dụng, triển khai chưa theo một quy trình thống nhất dẫn tới các sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng theo quy định ban hành, chồng chéo trong triển khai ở các bước tiếp theo.
Do đó bên cạnh những Thông tư, Nghị định trên cần có những hướng dẫn nhằm trang bị thêm cho các nhà quy hoạch, các nhà quản lý những bước cơ bản và quy trình nghiên cứu cụ thể trong triển khai lập đồ án Quy hoạch phân khu. Vì vậy hiện nay, chưa có văn bản cụ thể nào quy định hướng dẫn lập Quy hoạch phân khu đô thị, khiến cho việc áp dụng các điều luật trở nên khó khăn, chồng chéo và khó thực hiện.
Do đó việc soạn thảo một cuốn “ Sổ tay Hướng dẫn lập quy hoạch phân khu đô thị“ là hết sức cần thiết và phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
Sổ tay Hướng dẫn lập quy hoạch phân khu đô thị sẽ trợ giúp đắc lực cho các tổ chức, cá nhân làm công tác tư vấn trong lĩnh vực quy hoạch, mà còn rất có hữu ích đối với các cơ quan quản lý.
2. Mục tiêu của đề tài.
- Mục tiêu tổng quát: Góp phần nâng cao hiệu quả công tác lập và quản lý quy hoạch đô thị.
- Mục tiêu cụ thể: Hướng dẫn lập Quy hoạch phân khu đô thị nhằm đáp ứng quy trình mới và nâng cao chất lượng đồ án quy hoạch đô thị.
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a. Đối tượng: Quy trình lập quy hoạch phân khu đô thị.
b. Phạm vi nghiên cứu: Hướng dẫn lập quy hoạch phân khu đô thị được giới hạn trong phạm vi hướng dẫn kỹ thuật lập loại hình quy hoạch phân khu. Hướng dẫn này tuân thủ các văn bản pháp quy về Luật Quy hoạch đô thị, Nghị định 37, Thông tư 12, Thông tư 06, Thông tư 16, Thông tư 01 áp dụng cho quy hoạch phân khu theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị.
3.2. Phương pháp nghiên cứu:
Điều tra, tổng hợp, phân tích các số liệu, tài liệu (các đồ án, dự án đã được lập);
Rà soát các văn bản pháp quy có liên quan đến quy hoạch đô thị;
Tham khảo các lý thuyết các phương pháp thực hiện của một số nước trên thế giới. Tham khảo các đồ án quy hoạch phân khu đã được lập tại Việt Nam trong thời gian các văn bản pháp quy về Quy hoạch đô thị có hiệu lực;
So sánh đối chiếu với các lý thuyết, quy định hiện hành, rút ra các kết luận, đề xuất các phương pháp thực hiện;
Lấy ý kiến chuyên gia.
4. Kết quả của đề tài.
Kết quả của đề tài là một dự thảo ”Sổ tay hướng dẫn lập quy hoạch phân khu đô thị” trình Bộ Xây dựng phê duyệt, chuyển giao các Sở, Ban ngành liên quan, cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan chuyên môn, tư vấn… làm tài liệu kỹ thuật cho lập quy hoạch phân khu đô thị và quản lý đô thị hiệu quả.
5. Cấu trúc của đề tài.
A: Mở đầu
B: Nội dung
- Chương I: Những vấn đề chung về lập quy hoạch phân khu
- Chương II: Hướng dẫn lập nhiệm vụ quy hoạch phân khu
- Chương III: Hướng dẫn lập quy hoạch phân khu
C: Kết luận