I. Đặt vấn đề
Trên thế giới, công nghệ hệ thống thông tin địa không gian – geospatial information system (HTĐ) ngày càng có mức độ phát triển và vị trí quan trọng trong hoạt động kinh tế xã hội. Dangermon (2000) ước tính trị giá hạ tầng dữ liệu không gian hiện có vào khoảng 300 tỉ USD. Giá trị giao dịch thị trường địa không thế giới năm 2003-2004 ước tính khoảng 30-40 tỉ USD.
Công nghệ này đang tiến sang mức phát triển cao, từ các ứng dụng kiểu tập trung riêng rẽ (GIS, viễn thám, CAD, quản lý hạ tầng – bản đồ tự động, hệ dẫn đường GPS) tiến tới các áp dụng 3D động, tức thì (real-time/live) phân phối và mở trên mạng khả dĩ tương tác (interoperability) giữa người sử dụng và lĩnh vực áp dụng (bản đồ Web, kết nối động, dịch vụ áp dụng địa không, dịch vụ di động…) qua hệ thống viễn thông. Hiện nay các áp dụng trong hệ thống cung cấp dịch vụ giao thông (dẫn đường, sửa chữa hỏng hóc), gửi xe, tìm kiếm bạn bè, địa chỉ .v.v. đang rất phát triển.
Nghiên cứu chỉ xin điểm qua tình hình áp dụng chính sách phát triển công nghệ này tai 1 số nước qua tài liệu có được tại Hội thảo GIS quốc tế lần thứ 7 tại Xơ-un Hàn Quốc
Ở Mỹ, một Ủy ban Dữ liệu Địa lý Liên bang FGDC (các bộ liên quan đến thu thập khai thác và quản lý) đã được lập năm 1990 để phối hợp phát triển, sử dụng, chia sẻ và phổ biến dữ liệu khảo sát bản đồ và không gian liên quan. Cũng từ những năm 90, HTĐ đã được chấp nhận rộng rãi trong lĩnh vực quy hoạch
Canada đã hình thành ngành công nghiệp thông tin địa lý (Geornatics industry) với giá trị khoảng 3 tỷ $ Canada với 32000 người vào năm 2004. Tiêu biểu là hạ tầng dữ liệu địa không CGDI, được phát triển trên các nền tảng chuẩn quốc tế, cấu trúc DL chung quốc gia, cung cấp dịch vụ dữ liệu Internet, môi trường chính sách hỗ trợ, và tương trợ chia sẻ chi phí. Từ năm 2000 – 2005, sáng kiến kết nối địa lý của cơ quan tài nguyên Canada sẽ liên kết chính phủ và công ty tài trợ 60 triệu $ Canada để tạo ra các CSDL (quốc gia, công cộng), công cụ (công nghệ, chuẩn quốc gia) và dịch vụ (trao đổi, đào tạo) trên mạng cho các nhu cầu khác nhau của người sử dụng.
Trung Quốc sau khi lập văn phòng thông tin tài nguyên và môi trường năm 1985, đã tiến hành 80 dự án liên quan đến HTĐ. Năm 1988 Chương trình đào tạo GIS đầu tiên đã có ở Đại học Vũ Hán, tiếp theo là 1 trung tâm nghiên cứu HTĐ nữa được lập ở đại học này năm 1990.
Ở Việt Nam, từ năm 1995 Chương trình CNTT của chính phủ đã tiến hành bước khởi đầu quan trọng tạo ra hàng loạt dự án trang thiết bị tin học, các dự án chuyên ngành và GIS… tại các Bộ, ngành và địa phương. Các cơ sở doanh nghiệp cũng tăng trưởng vận động ứng dụng CNTT, đặc biệt là Internet, nhằm tham gia hội nhập, tăng sức cạnh tranh thị trường. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa, gần đây, Đảng nhà nước đã ra các chỉ thị và chính sách quan trọng. Ngành xây dựng cũng đã soạn thảo Đề cương phát triển CNTT đến năm 2010. Tuy nhiên, trừ 1 số trung tâm tiếp tục duy trì tư vấn ứng dụng, hầu hết các cơ sở mới chỉ dừng ở giai đoạn “bị công nghệ thôi thúc” mà xây dựng DL thử nghiệm, chứ chưa chủ động chuyển hóa vào công việc thực tế và duy trì thường xuyên. Cơ hội phát triển đang bị bỏ lỡ, tài nguyên vật chất con người lãng phí. Một nguyên nhân quan trọng là chúng ta chưa có chính sách và biện pháp hợp lý về lĩnh vực này.
Trong các cách khắc phục có 1 cách là nhìn ra bên ngoài, nghiên cứu kinh nghiệm thành công cũng như thất bại, nhằm tìm ra các bài học và kiến nghị thiết thực để thúc đẩy phát triển mạnh CNTT, phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
II. Nhiệm vụ hợp tác quốc tế:
Nhiệm vụ “Nghiên cứu chính sách áp dụng và chuyển giao công nghệ Hệ thống Thông tin địa lý (GIS) trong quy hoạch đô thị Việt Nam” được giao cho Viện qui hoạch ĐT-NT-Bộ XD để hợp tác với Hàn Quốc với các mục tiêu cụ thể là:
- Nghiên cứu nhu cầu ứng dụng trong qui hoạch đô thị;
- Nghiên cứu chính sách áp dụng trong qui hoạch và quản lý đô thị
- Đề xuất chính sách áp dụng và thí điểm tại một số cơ sở qui hoạch
Qui hoạch và quản lý đô thị 1 lĩnh vực cấp bách đang được Đảng và nhà nước ta quan tâm trong chiến lược công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Lĩnh vực này rất cần được thúc đẩy bằng CNTT mà công nghệ HTĐ là đột phá quan trọng.
Việc triển khai nhiệm vụ hợp tác có những thuận lợi như Thỏa thuận hợp tác khoa học công nghệ giữa hai bộ Khoa học Công nghệ Môi trường Việt Nam và Hàn Quốc năm 2002, Thỏa thuận hợp tác nghiên cứu giữa Viện qui hoạch ĐTNT và Viện Nghiên cứu Dân cư Hàn quốc (KRIHS) ngày 13/5/2002.
Đề tài thuộc chương trình
Hợp tác KHCN Việt Nam – Hàn Quốc theo nghị định thư
Chủ nhiệm nhiệm vụ
TS. Dương Quốc Nghị
Cơ quan thực hiện nhiệm vụ
Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn, Bộ Xây dựng