Chủ nhiệm đề tài: Ths KTS Ngô Trung Hải
TT Nghiên cứu và Quy hoạch môi trường Đô thị-Nông thôn
|
MỤC LỤC |
|
TT |
Nội dung |
Trang |
1. |
Đặt vấn đề |
|
2. |
Lịch sử nước: Lịch sử của thế giới |
15 |
2.1. |
Nước và lịch sử thế giới |
15 |
2.2. |
Nước và tương lai thế giới |
16 |
2.3. |
Naga: Biểu tượng cho các nền văn minh bắt nguồn từ nước |
19 |
2.4. |
Nền văn minh lúa nước |
21 |
3. |
Biến đổi khí hậu: Nguyên nhân, tác động và phương pháp tiếp cận |
23 |
3.1. |
Định nghĩa biến đổi khí hậu |
23 |
3.2. |
Nguyên nhân và hiện tượng của biến đổi khí hậu |
24 |
3.3. |
Phương pháp tiếp cận chung trong ứng phó với biến đổi khí hậu |
26 |
3.4. |
Biến đổi khí hậu ở Việt Nam |
28 |
4. |
Đô thị hóa, biến đổi khí hậu và các dòng sông |
48 |
4.1 |
Đô thị hóa và biến đổi khí hậu |
48 |
4.2. |
Đô thị hóa và các dòng sông |
52 |
5. |
Quy hoạch đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu |
56 |
5.1. |
Quy hoạch đô thị nhằm giảm thiểu phát thải CO2 |
56 |
5.2. |
Quy hoạch đô thị thích ứng với nước biển dâng |
57 |
5.3. |
Quy hoạch đô thị thích ứng với lũ lụt gia tăng |
64 |
5.4. |
Quy hoạch đô thị thích ứng với nhiệt độ tăng |
67 |
6. |
Tổng quan về đô thị nước |
69 |
6.1. |
Đô thị nước Việt Nam: phân bố, đặc điểm và các tiêu chí nhận dạng |
69 |
6.2. |
Một số ví dụ điển hình Đô thị nước Việt Nam và thế giới |
86 |
6.3. |
Đánh giá chung |
137 |
7. |
Các yêu cầu đối với quy hoạch đô thị nước và quy trình thiết kế quy hoạch đô thị nước nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu |
138 |
7.1. |
Các yêu cầu đối với Quy hoạch đô thị |
138 |
7.2. |
Quy trình thiết kế Quy hoạch đô thị nước ứng phó với biến đổi khí hậu |
144 |
8. |
Nghiên cứu trường hợp: Hà Nội và Cần Thơ |
152 |
8.1. |
Trường hợp Hà Nội |
152 |
8.2. |
Trường hợp Cần Thơ |
199 |
8.3. |
Đánh giá chung |
221 |
9. |
Kết luận và kiến nghị |
233 |
Tại các thành phố của Việt Nam, hệ thống Nước gồm sông, suối, hồ ao và vùng biển đã và đang bị tổn thương nghiêm trọng do quy mô, phạm vi và tốc độ lan toả do quá trình đô thị hóa. Trong những năm gần đây, sự chuyển đổi từ nông thôn thành đô thị gia tăng nhanh đã thay đổi đáng kể bộ mặt nông nghiệp hiện có. Những thay đổi lâu dài môi trường đất là kết quả của việc thay đổi mối quan hệ giữa Đất và Nước, cũng như sự cân bằng giữa nước ngọt và nước mặn. Sự phát triển của các mạng lưới hạ tầng, sự thay đổi trong sử dụng bề mặt, và sự mở rộng của các công trình đầu mối của hệ thống hạ tầng đã dẫn đến sự gia tăng tỉ lệ bê tông hóa bề mặt gián tiếp thay đổi hệ số thấm đô thị, do đó làm thay đổi hơn nữa mối quan hệ năng động đất-nước. Sự phát triển nhanh chóng tại các khu vực tiếp giáp giữa đất và nước (cửa sông, đầm phá ven biển, ven sông,...) đã dẫn đến những xung đột nhất định giữa phát triển đô thị và môi trường tự nhiên. Các kênh mương tự nhiên và những khu vực thấp đang bị xâm lấn và lấp đầy bừa bãi phục vụ cho đô thị hóa, ngăn cản đường dẫn dòng chảy của nước và phá hủy chức năng lưu giữ nước của các hồ ao; toàn bộ hệ thống cống thoát nước mưa của nhiều đô thị thành phố đều quá tải và sự toàn vẹn bị phá vỡ. Khả năng hấp thụ tự nhiên của đất bị giảm trong khi số lượng các khu vực đã bê tông hóa tăng lên dẫn tới hậu quả là tốc độ dòng chảy nước mặt gia tăng trong khi mực nước ngầm suy giảm. Với sự phát triển đô thị như hiện nay nguy cơ ngập lụt sẽ ngày càng gia tăng cùng với những ảnh hưởng của BĐKH.
Các đô thị từ khi hình thành đã bám vào yếu tố Nước như một điều kiện tất yếu để tồn tại và phát triển. Tuy vậy, qua quá trình diến tiến đô thị thành phố dường như ngoảnh lại với dòng sông, lấn chiếm những lòng hồ và biến những nơi này thành nơi chứa nước thải, rác thải đầy ô nhiễm. Nhìn chung cân bằng giữa Nước và Đất trong đô thị đã không còn nữa dẫn đến tình trạng ngập lụt cục bộ, suy giảm nước ngầm, thiếu không gian môi trường cảnh quan liên quan đến Nước.
Mặc dù quy hoạch đô thị ở Việt Nam hiện nay đã có những công cụ lồng ghép bảo vệ môi trường thông qua công tác đánh giá môi trường chiến lược và nghiên cứu thích ứng, giảm nhẹ rủi ro trước thiên tai, lũ lụt…song những công cụ và cách tiếp cận này chưa đủ mạnh. Đa phần đồ án quy hoạch đô thị chỉ coi mặt nước đóng vai trò cảnh quan và hồ chứa tạm thời, chủ yếu tập trung vào nghiên cứu vi khí hậu và tổ chức cảnh quan mà chưa đặt thành một yếu tố có tính quyết định của đô thị. Nhiều biện pháp đối phó với việc ngập lụt do mưa hay triều dâng chủ yếu bị động và đề xuất các phương án mang tính bị động vì những khu vực như hồ nước, sông ngòi hay kênh dẫn cần bảo vệ đã trở thành các khu đô thị, nhà ở không còn khả năng bảo tồn nữa. Cho tới nay, các đồ án quy hoạch đô thị ở Việt Nam hầu như đều coi việc BĐKH, đặc biệt là lũ lụt đều nằm ngoài thời hạn nghiên cứu của đồ án vì các đồ án đều nghiên cứu đến năm 2025 – 2030, còn việc dự báo BĐKH là 50-100 năm sau. Phương pháp tiếp cận đơn ngành của quy hoạch chung hiện nay – khi các giải pháp thiết kế, thực hiện và quản lý được xây dựng trong sự tách biệt – rõ ràng không thể đáp ứng được yêu cầu mới trong bối cảnh nguy BĐKH với các hiện tượng cực đoan, thất thường, không chắc chắn và khó dự báo.
Trước thực tế phát triển và những vấn đề còn bỏ ngỏ trong quy hoạch đô thị như trên, việc nghiên cứu lồng ghép giữa vấn đề Nước và Phát triển đô thị là rất cần thiết nhằm hỗ trợ và cung cấp các thông tin về những mô hình quy hoạch, phát triển đô thị phù hợp cho các nhà lập chính sách, ra quyết định cũng như các nhà quy hoạch trong bối cảnh BĐKH hiện nay và tương lai.
Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia của đại học tổng hợp KU Leuven (Vương quốc Bỉ), xây dựng phương pháp tiếp cận đổi mới, gắn với hoàn cảnh và điều kiện địa phương trong việc quản lý nước thải đô thị/nước mưa và giảm thiểu lũ lụt mà có thể được lồng ghép vào trong quy trình lập đồ án quy hoạch chung hiện áp dụng tại Việt Nam.
Mục đích nhằm lồng ghép các phương pháp tiếp cận thiết kế, kỹ thuật và quản lý mà hiện nay vận hành như những công cụ pháp lý riêng biệt trong một khung quy hoạch chung tiêu chuẩn.
Xây dựng các biện pháp cụ thể nhằm ứng phó và giảm thiểu tác động đến Hà Nội và Cần Thơ do BĐKH, với trọng tâm là vấn đề lũ lụt và úng ngập đô thị.
Các kết quả của nghiên cứu
Qua quá trình triển khai thực hiện, một số kết quả nghiên cứu cơ bản được đưa ra như phương pháp tiếp cận đô thị nước, nhận dạng đô thị nước, yêu cầu đối với quy hoạch đô thị nước ở Việt Nam và quy trình thiết kế quy hoạch đô thị nước.
Kết luận
Như vậy nghiên cứu mô hình đô thị nước ứng phó với BĐKH đã đưa ra những đề xuất nhằm giải quyết mối quan hệ đa ngành, đa chiều giữa Nước và phát triển đô thị. Qua đó xây dựng phương pháp tiếp cận đổi mới (lồng ghép các phương pháp tiếp cận thiết kế, kỹ thuật và quản lý mà hiện nay vận hành như những công cụ pháp lý riêng biệt trong một khung quy hoạch tiêu chuẩn), gắn với hoàn cảnh và điều kiện địa phương trong việc quản lý nước thải, nước mưa và giảm thiểu lũ lụt mà có thể được lồng ghép vào trong quy hoạch chung hiện áp dụng tại Việt Nam. Nghiên cứu cũng đề xuất các yêu cầu thiết kế quy hoạch đô thị nước cơ bản, các nguyên tắc thiết kế và quy trình thiết kế mang tính lồng ghép với quy trình thiết kế quy hoạch chung hiện đang áp dụng ở Việt Nam, trong đó tính đến yếu tố thay đổi về Nước do tác động của biến đổi khí hậu.
Việc lồng ghép yếu tố nước trong đồ án quy hoạch chung ở cấp vĩ mô là hết sức quan trọng nhưng việc cụ thể hóa các ý tưởng thành các giải pháp thiết kế cụ thể ở mức độ quy hoạch chi tiết là yếu tố quyết định sự thành công của đô thị đó trong thiết kế cảnh quan đô thị nước.
Đây cũng là cơ sở, tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo về cải cách thể chế và đổi mới phương pháp lập quy hoạch xây dựng, hướng tới phát triển đô thị bền vững thông qua xác lập các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực tới cơ sở hạ tầng đô thị và môi trường sống của cư dân đô thị. Đồng thời nghiên cứu cũng góp phần cải thiện công tác lập quy hoạch đô thị ở Việt Nam với những cân nhắc về BĐKH nhằm hướng tới phát triển đô thị bền vững.