Chủ nhiệm đề tài: TS. Ngô Trung Hải
MỤC LỤC PHẦN A.. 1 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT.. 1 I. Nghiên cứu đề xuất phương pháp luận quy hoạch đô thị đổi mới. Thuyết minh, sơ đồ, hướng dẫn phương pháp quy hoạch đô thị đổi mới 1 1.1 Cơ sở pháp lý cho phương pháp luận quy hoạch đô thị đổi mới 1 1.2 Cơ sở khoa học cho phương pháp luận quy hoạch đô thị đổi mới 2 1.2.1 Các cách tiếp cận, quan điểm cho phương pháp quy hoạch đô thị đổi mới 2 1.2.1.1 Lịch sử và những vấn đề của quy hoạch đô thị truyền thống. 3 1.2.1.2 Các phương pháp quy hoạch đô thị kiểu mới 7 1.2.2 Phân loại đô thị Việt Nam.. 14 1.2.3 Các yêu cầu đặt ra với phương pháp quy hoạch đô thị đổi mới 17 1.2.4 Quy trình lập quy hoạch đô thị Việt Nam.. 21 1.2.5 Các bên liên quan trong quá trình lập quy hoạch đô thị Việt Nam.. 23 1.3 Đánh giá, phân tích những hạn chế trong phương pháp luận hiện tại 25 1.3.1 Đánh giá chung về phương pháp luận hiện tại 25 1.3.2 Thời gian lập quy hoạch kéo dài 27 1.3.3 Hạn chế trong quy hoạch tầng bậc. 28 1.3.4 Hạn chế trong đơn ngành, thiếu tổng hợp. 29 1.3.5 Phương pháp lập quy hoạch cho đô thị mới 30 1.3.6 Hạn chế trong các bước triển khai lập đồ án quy hoạch. 30 1.3.7 Hạn chế trong sản phẩm quy hoạch. 32 1.3.8 Đánh giá, phân tích hạn chế của phương pháp luận Quy hoạch chung. 33 1.3.9 Đánh giá phân tích hạn chế của phương pháp luận Quy hoạch phân khu. 34 1.3.10 Đánh giá phân tích hạn chế của phương pháp luận Quy hoạch chi tiết – thiết kế đô thị 36 1.4. Đề xuất phương pháp luận đổi mới quy hoạch đô thị 36 1.4.1 Đổi mới phương pháp tiếp cận tổng hợp, đa ngành. 36 1.4.2 Rút gọn thời gian lập quy hoạch. 37 1.4.3 Nội dung quy hoạch chiến lược và linh hoạt 39 1.4.4 Sản phẩm quy hoạch chi tiết, cụ thể. 39 1.4.5 Đổi mới trong quy trình các bước lập quy hoạch. 40 1.4.6 Quy trình lập và thực hiện quy hoạch phù hợp với bối cảnh xã hội và thể chế, chính quyền đô thị theo từng giai đoạn. 41 II. Nghiên cứu đề xuất mô hình Quy hoạch đô thị đổi mới. 41 2.1 Khái niệm chung về đô thị, mô hình đô thị, quy hoạch đô thị, mô hình quy hoạch đô thị. 41 2.1.1 Đô thị 41 2.1.2. Mô hình Đô thị. 42 2.1.3 Quy hoạch đô thị. 46 2.1.4 Mô hình Quy hoạch đô thị. 47 2.2 Phân tích, đánh giá thực trạng các mô hình đô thị đang tồn tại tại Việt Nam... 47 2.3 Phân tích những hạn chế trong từng mô hình đô thị tại Việt Nam... 54 2.3.1 Những hạn chế trong từng mô hình đô thị tại Việt Nam.. 54 2.3.1.1 Mô hình đô thị vệ tinh, hướng tâm vành đai:. 54 2.3.1.2 Mô hình đô thị tập trung:. 55 2.3.1.3 Mô hình đô thị tuyến, dải:. 55 2.3.1.4 Mô hình đô thị chuỗi, điểm:. 56 2.3.1.5 Mô hình đô thị phân tán:. 56 2.3.2 Những hạn chế trong quá trình phát triển đô thị tại Việt Nam.. 56 2.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế. 59 2.4. Đề xuất mô hình Quy hoạch đô thị đổi mới cho Việt Nam... 60 2.4.1. Thực trạng mô hình Quy hoạch đô thị tại Việt Nam.. 60 2.4.2. Đánh giá mô hình Quy hoạch đô thị hiện nay tại Việt Nam.. 64 2.4.2.1. Tồn tại, hạn chế trong văn bản pháp quy. 65 2.4.2.2. Tồn tại, hạn chế trong quy trình lập quy hoạch đô thị 66 2.4.2.3. Tồn tại hạn chế trong phương pháp lập quy hoạch đô thị 67 2.4.2.4. Tồn tại, hạn chế trong nội dung lập quy hoạch đô thị 67 2.4.2.5. Tồn tại, hạn chế trong hồ sơ đồ án quy hoạch đô thị 69 2.4.3. Đề xuất mô hình Quy hoạch đô thị đổi mới cho Việt Nam.. 69 2.4.3.1. Các yêu cầu đối với đổi mới Mô hình quy hoạch đô thị. 69 2.4.3.2. Mục đích đổi mới Mô hình quy hoạch đô thị. 70 2.4.3.3. Các nguyên tắc đổi mới Mô hình quy hoạch đô thị. 70 2.4.3.4. Đề xuất mô hình Quy hoạch đô thị đổi mới cho Việt Nam.. 72 III. Nghiên cứu đề xuất quy trình và nội dung quy hoạch đô thị đổi mới cho các loại hình quy hoạch. 77 3.1. Đề xuất quy trình quy hoạch đô thị đổi mới cho quy hoạch cấp đô thị/nông thôn; cấp khu chức năng, cấp dự án. 77 3.1.1 Quy hoạch chung đô thị (lồng ghép quy hoạch phân khu): 77 3.1.1.1 Giai đoạn 1: Lập nhiệm vụ quy hoạch và tổ chức quản lý quy hoạch. 78 3.1.1.2. Giai đoạn 2: Lập quy hoạch & giám sát thực hiện quy hoạch. 80 3.1.2 Thiết kế đô thị cấp khu chức năng, dự án: xem mục B2 phần B.. 101 3.2. Phương thức lồng ghép quy hoạch hạ tầng kỹ thuật trong quy hoạch không gian. 101 3.2.1 Hướng tiếp cận quy hoạch hạ tầng kỹ thuật trong quy hoạch đô thị 101 3.2.2. Khung đề xuất đổi mới về quy hoạch hạ tầng kỹ thuật trong quy hoạch đô thị 105 3.2.3. Phương thức lồng ghép quy hoạch giao thông và hạ tầng kỹ thuật vào quy hoạch đô thị 110 3.2.3.1 Lồng ghép quy hoạch giao thông trong quy hoạch đô thị 111 3.2.3.2 Lồng ghép quy hoạch hạ tầng kỹ thuật trong quy hoạch đô thị 120 3.3 Lồng ghép thiết kế đô thị trong quy hoạch đổi mới 130 3.3.1. Thiết kế đô thị với hệ thống quy hoạch hiện nay. 130 3.3.1.1. Đô thị hóa và thiết kế đô thị ở Việt Nam.. 131 3.3.1.2. Thiết kế cảnh quan: Một phần của thiết kế đô thị ở Việt Nam.. 134 3.3.1.3. Lý do phải lập thiết kế đô thị 135 3.3.1.4. Vai trò của Thiết kế đô thị trong quá trình thực hiện. 136 3.3.1.5. Ví dụ về đồ án thiết kế đô thị 137 3.3.1.6. Các vấn đề chính và đang xuất hiện. 138 3.3.2. Lồng ghép thiết kế đô thị trong hệ thống quy hoạch đổi mới 138 3.3.2.1.Tóm lược các khác biệt giữa đề xuất Hệ thống quy hoạch đổi mới và Hệ thống quy hoạch hiện tại 140 3.3.2.2. Vị trí của thiết kế đô thị trong hệ thống quy hoạch đổi mới 148 3.3.2.3. Vị trí của thiết kế đô thị trong quy chế quản lý đô thị 151 3.3.2.4.Cài đặt quy trình thiết kế đô thị trong các thiết chế quy hoạch. 154 3.3.2.5. Nội dung lồng ghép thiết kế đô thị 159 3.4. Lồng ghép ĐMC và ứng phó BĐKH trong quy hoạch đổi mới 162 3.4.1 Hướng tiếp cận ĐMC trong quy hoạch đô thị 162 3.4.2 Lồng ghép ứng phó BĐKH vào QHĐT và thông qua ĐMC.. 164 3.4.3 Phương thức lồng ghép ĐMC và ứng phó BĐKH vào quy hoạch đô thị 167 3.5. Lồng ghép các quy hoạch ngành trong quy hoạch đô thị đổi mới và tích hợp ý kiến các bên liên quan trong quy hoạch đô thị đổi mới 174 |
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
I. Nghiên cứu đề xuất phương pháp luận quy hoạch đô thị đổi mới. Thuyết minh, sơ đồ, hướng dẫn phương pháp quy hoạch đô thị đổi mới
1.1 Cơ sở pháp lý cho phương pháp luận quy hoạch đô thị đổi mới
Hệ thống cơ sở pháp lý liên quan đến quy hoạch đô thị Việt Nam đã từng bước được hoàn thiện qua nhiều giai đoạn. Hai văn bản chính quy định tại thời điểm hiện nay là Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội Khóa XIII nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18/6/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 và Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 được Quốc hội Khóa XII nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 17/6/2009 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng theo Luật Xây dựng 2015; Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị theo Luật Quy hoạch đô thị 2009.
Như vậy các quy định về quản lý quy hoạch đô thị đã được nâng cấp qua nhiều thời kỳ: Quyết định số 322/BXD-ĐT ngày 28/12/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về lập đồ án quy hoạch xây dựng đô thị; Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 của Thủ tướng Chính phủ quy định về quản lý quy hoạch đô thị; Luật Xây dựng 2003; đến nay là Luật Xây dựng 2015 và Luật Quy hoạch đô thị 2009.
Ngoài ra, các văn bản Nghị định, thông tư hướng dẫn cụ thể các Luật do Chính phủ cũng được thay thế theo từng giai đoạn: Nghị định số 44/2015/NĐ-CP và Nghị định số 37/2010/NĐ-CP thay thế cho Nghị định số 08/2005/NĐ-CP và các văn bản thời kỳ trước đây như Nghị định 91/CP, Thông tư số 07/2008/TT-BXD, thông tư số 15/2005/TT-BXD, Thông tư 25/BXD-KTQH và Thông tư 03/BXD-KTQH,...
Hồ sơ quy hoạch được quy định tại Thông tư số 12/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 29/6/2016 quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù thay thế cho các văn bản trước đây như: Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị; Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với Nhiệm vụ và Đồ án quy hoạch xây dựng; Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/7/2005 của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng.
1.2 Cơ sở khoa học cho phương pháp luận quy hoạch đô thị đổi mới
1.2.1 Các cách tiếp cận, quan điểm cho phương pháp quy hoạch đô thị đổi mới
Đô thị bao gồm cả không gian vật chất là các công trình kiến trúc, hệ thống cơ sở hạ tầng và không gian xã hội là con người. Đô thị là hình thức định cư kinh tế nhất, xuất hiện trong lịch sử phát triển của loài người. Đô thị phản ảnh một cách tổng hợp quá trình và trình độ phát triển của xã hội, là nơi tích lũy của cải, tạo dựng văn hóa và nuôi dưỡng những ý tưởng mới, nhằm thay đổi cuộc sống cả nhân loại (theo Nguyễn Đỗ Dũng).
Quy hoạch là một hoạt động nhằm tạo ra một chuỗi có trật tự các hành động dẫn dắt tới sự thực hiện một, hay nhiều mục tiêu đã dự kiến (theo Peter Hall).
Quy hoạch là một lĩnh vực chuyên môn luôn biến đổi và có tính mục đích, nhằm nâng cao chất lượng sống, hạnh phúc của con người và các cộng đồng, bằng việc tạo ra không gian sống thuận tiện, bình đẳng, tốt cho sức khỏe, hiệu quả và hấp dẫn cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Quy hoạch là công cụ giúp các nhà lãnh đạo trong xã hội, các doanh nhân và công dân. Quy hoạch đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của con người (theo trang web Hội quy hoạch Mỹ).
Ở Việt Nam, khái niệm quy hoạch đô thị hiện nay đang được hiểu là quy hoạch xây dựng. Đây là việc tổ chức hoặc định hướng tổ chức không gian vùng, không gian đô thị và điểm dân cư, hệ thống công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ. Nó cùng là việc làm nhằm đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng, đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường (theo QCXD VN)