I. Cơ sở hình thành đề tài:
Đại hội Đảng IX của Đảng đã quyết định Chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội thập kỷ đầu tiên của thế kỹ 21 là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp phát triển vào năm 2020.
Để thực hiện CNH và HĐH là chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, lao động theo hướng ngày càng tăng các khu vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Trong quá trình đó, nhất thiết phải nâng cao rõ rệt chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh và hiệu quả phát triển kinh tế nhằm tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao và bền vững. Trong đó chú trọng đến:
- Xây dựng tiềm lực kinh tế và cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH, công nghiệp sản xuất TLSX quan trọng, công nghệ cao, công nghiệp quốc phòng, nền nông nghiệp hiện đại, các dịch vụ cơ bản, tiềm lực khoa học và công nghệ phát triển.
- Coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp, phát triển nông thôn. Nâng cao trình độ và chất lượng phát triển nông nghiệp; phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp kết cấu hạ tầng Kinh tế - Xã hội; hỗ trợ xây dựng các điểm đô thị, công nghiệp, dịch vụ, văn hóa và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của dân cư ngay trên địa bàn nông thôn.
- Phát triển mạnh nguồn lực con người Việt Nam với yêu cầu ngày càng cao.
- Định hình và vận hành thông suốt, có hiệu quả cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN trong đó thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Cần xác định các động thái mạnh mẽ của đô thị hóa thời kỳ CNH-HĐH đất nước như:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn mới sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong mối quan hệ phân bố dân cư giữa đô thị và nông thôn.
- Sự tăng trưởng kinh tế xã hội mạnh mẽ của các vùng lãnh thổ đang thúc đẩy hệ thống đô thị và các điểm dân cư nông thôn phát triển.
- Sự hình thành và phát triển nhanh chóng cũng như cải tạo, mở rộng và nâng cấp hệ thống kỹ thuật hạ tầng đang tạo ra những đột biến cho quá trình phát triển và hoàn thiện dần hệ thống phân bố dân cư ở nhiều vùng lãnh thổ quan trọng của đất nước.
- Quy hoạch xây dựng và phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, các công nghiệp tạo vùng mới.
- Trên cơ sở đó sẽ tạo ra những động thái di dân hợp lý giữa các vùng lãnh thổ; đặc biệt những vấn đề về di dân nông thôn – đô thị, việc hình thành và phát triển các khu kinh tế mới cũng như công tác quy hoạch xây dựng các khu tái định cư ở các vùng đô thị hóa mạnh.
II. Mục tiêu đề tài
Mục tiêu lâu dài: Định hướng quá trình đô thị hóa và phân bố dân cư trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững đất nước.
Mục tiêu trước mắt:
- Xây dựng mô hình phân bố dân cư đô thị và nông thôn đầu thế kỷ 21 theo định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam.
- Đưa công tác quản lý quy hoạch xây dựng phát triển đô thị kimtuocamp; nông thôn phù hợp với giai đoạn CNH kimtuocamp; HĐH đất nước.
- Đề ra mô hình quy hoạch các điểm dân cư đô thị kimtuocamp; nông thôn nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác thiết kế quy hoạch
- Cung cấp thông tin cần thiết để thực hiện quản lý, quy hoạch xây dựng và đầu tư xây dựng đô thị - nông thôn.
III. Phương pháp nghiên cứu
Điều tra, phân tích, tổng hợp và đúc rút kinh nghiệm từ hiện trạng phát triển vùng, đô thị kimtuocamp; nông thôn ở nước ta trong khoảng thời gian của vài thập kỷ vừa qua.
- Đánh giá và phân tích tiềm lực – động lực phát triển kinh tế - xã hội trong 10 vùng đô thị hóa
- Quá trình đô thị hóa qua các thời kỳ phát triển kinh tế xã hội ở nước ta
- Phân tích đánh giá tình hình phát triển các khu vực đô thị và nông thôn
- Đánh giá tiềm năng đất đai và khả năng sử dụng đất trong phát triển các điểm dân cư đô thị - nông thôn ở nước ta
- Phân tích các yếu tố không gian, cơ sở hạ tầng, sinh thái – tác động môi trường đến sự phát triển kinh tế xã hội và đô thị hóa theo vùng lãnh thổ, hệ thống dân cư đô thị - nông thôn.
- Nhìn nhận công tác quản lý quy hoạch và xây dựng đô thị - nông thôn ở nước ta hiện nay
Khai thác ý tưởng chuyên gia trong và ngoài nước và học tập kinh nghiệm khu vực và thế giới
Phối hợp liên ngành trong đánh giá và nghiên cứu đề xuất
Tổ chức các cuộc hội thảo
IV. Nội dung đề tài gồm 5 chương, bao gồm:
Chương I: Đánh giá tình hình hiện trạng kinh tế, đô thị hóa và môi trường sinh thái đô thị - nông thôn
Chương II: Dự báo quá trình đô thị hóa, phân bố mạng lưới dân cư đô thị thời kỳ 2001-2010 và 2010-2020
Chương III: Mô hình các điểm dân cư đô thị - nông thôn đặc trưng trong các vùng đô thị hóa đầu thế kỷ 21
Chương IV: Các biện pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong quá trình đô thị hóa thời kỳ 2001-2020
Chương V: Chính sách và cơ chế quản lý quy hoạch xây dựng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn.
Kết luận và kiến nghị
Các phụ lục, biểu, bảng, sơ đồ, hình vẽ …
Tài liệu tham khảo
V. Sản phẩm
Về khối lượng của sản phẩm, bao gồm:
- Một báo cáo triển khai thực hiện đề tài
- Bốn báo cáo của bốn đề tài nhánh
- Một báo cáo chính kết quả chung của toàn bộ đề tài
- Các báo cáo kết quả các cuộc hội thảo
- Các minh họa cần thiết về bản đồ, sơ đồ, biểu bảng, hình vẽ, ảnh để thể hiện các nội dung chính của các báo cáo nói trên
Các chuyên đề chính:
- Nghiên cứu động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và khu vực đô thị nói riêng, thời kỳ 2000-2020
- Đô thị hóa kimtuocamp; định hình mạng lưới dân cư đô thị - nông thôn thời kỳ 2000-2020
- Môi trường sinh thái và phát triển bền vững trong quá trình đô thị hóa và phát triển các điểm dân cư đô thị và nông thôn
Đề xuất bộ khung cơ chế thể chế phục vụ quản lý quy hoạch xây dựng đô thị và các điểm dân cư nông thôn thời kỳ 2000-2020
Chủ nhiệm: PGS.TS.Lê Hồng Kế
Các ủy viên: PGS.TS Trần Trọng Hanh
PGS.TS Ngô Doãn Vịnh
TS. Chu Văn Thỉnh
Thư ký đề tài: KTS Lê Đào Luận