Nghiên cứu các cơ sở khoa học và thực tiễn của việc đổi mới quy trình quy hoạch xây dựng và quản lý phát triển thủ đô Hà Nội

Trong thời gian gần đây, nhiều sự kiện quan trọng đã tác động trực tiếp và ảnh hưởng sâu sắc đến thủ đô Hà Nội của chúng ta nói chung và không gian đô thị nói riêng.

A.PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do-Sự cần thiết

Đầu tiên phải kể đến việc Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô ngày 29/5/2008, sát nhập toàn bộ tỉnh Hà Tây và một số xã của tỉnh Hòa Bình, Vĩnh Phúc vào Hà Nội. Việc sáp nhập này đã làm gia tăng đáng kể quy mô diện tích thành phố Hà Nội (diện tích đất tự nhiên tăng từ 924 tới 3344 km2, dân số toàn thành phố tăng từ  3,2 đến 6,4 triệu người). Sự kiện này đòi hỏi thành phố phải có quy hoạch chung để thay thế quy hoạch chung đã được Thủ tướng phê duyệt năm 1998.

Tiếp theo đó là bản Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Hà Nội giai đoạn 2010-2030 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011, trong đó đã đề ra các chỉ tiêu tổng thể phát triển kinh tế-xã hội mới cho toàn Thủ đô.

Một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến sự phát triển đô thị thủ đô trong tương lai, đó là việc Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt và công bố Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội tới năm 2030 và tầm nhìn tới 2050 (Quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011), trong đó xác định các định hướng cơ bản cho xây dựng và quản lý phát triển đô thị thủ đô. Theo định hướng của bản quy hoạch, cấu trúc đô thị Thủ đô đã hoàn toàn thay đổi, từ mô hình một đô thị trung tâm chuyển sang mô hình tập hợp (hay chùm) đô thị: bao gồm đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh, sinh thái.

Năm 2010, đã tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 15/NQ-TW của Bộ Chính trị và Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội-Cơ sở pháp lý cao nhất cho xây dựng và phát triển thủ đô giai đoạn 2000-2010. Để xác định phương hướng, nhiệm vụ cho phát triển Thủ đô giai đoạn 2011-2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 11/NQTW ngày 6/1/2012 và đặc biệt sau hơn 03 năm tổ chức nghiên cứu, hoàn chỉnh, Luật Thủ đô đã được kỳ họp Quốc hội khóa XIII thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/2013, với các cơ chế, chính sách đặc thù về cả 07 lĩnh vực: Quy hoạch, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, môi trường đất đai, kinh tế tài chính và an ninh an toàn xã hội.

Những định hướng kể trên đã đặt đô thị Hà Nội trước những yêu cầu quản lý phát triển hoàn toàn mới từ việc phải tăng cường đáng kể năng lực quy hoạch (do sự thay đổi về quy mô và cấu trúc đô thị) đến việc phải xây dựng một thể chế quản lý phù hợp hơn với cấu trúc đô thị đã được xác định (mô hình tập hợp đô thị) cũng như đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Thành Ủy Hà Nội đã xác định chín chương trình công tác, trong đó có chương trình 06/CT-TU xác định phải đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị: “Tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch để đảm bảo đồng bộ hiện đại, ổn định lâu dài, đã được xác định là nhiệm vụ thường xuyên quan trọng của thành phố Hà Nội”

Bên cạnh đó, quá trình nghiên cứu triển khai đồ án Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội tới 2030 và tầm nhìn tới 2050 trong thời gian qua đã đúc kết được những kinh nghiệm hết sức quý báu trong công tác lập quy hoạch cho Thủ đô Hà Nội, đặc biệt phải kể đến những kinh nghiệm trong công tác phối hợp thực hiện giữa các đơn vị tư vấn, cơ quan quản lý; nâng cao tính minh bạch của quy hoạch, sự huy động tham gia tích cực của cộng đồng...Những kinh nghiệm đó cần được đúc kết lại để đề xuất việc xây dựng một quy trình quy hoạch đô thị mới đáp ứng được những đặc thù của Thủ đô Hà Nội.

Với những lý do đó, đề tài “Nghiên cứu các cơ sở khoa học và thực tiễn của việc đổi mới quy trình quy hoạch xây dựng và quản lý phát triển thủ đô Hà Nội” đã được Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn nghiên cứu đề xuất nhằm các mục tiêu sau:

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định các cơ sở khoa học và thực tiễn để đối mới, nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch và quản lý phát triển đô thị Hà Nội, góp phần xây dựng các luận cứ cho việc hoạch định các chủ trương chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội thủ đô giai đoạn 2010-2015 và tiếp theo

- Đề xuất quy trình quy hoạch xây dựng thủ đô và các giải pháp, cơ chế chính sách đặc thù nhằm quản lý phát triển Thủ đô Hà Nội phù hợp với vai trò, vị thế của Hà Nội mà cả nước đã giao phó.

 

3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Hà Nội

Đối tượng nghiên cứu: Công tác quy hoạch đô thị và quản lý phát triển đô thị

 

4. Sản phẩm nghiên cứu:

  - Quy trình đổi mới cho công tác quy hoạch và quản lý phát triển đô thị Thành phố Hà Nội

 

5. Giải thích từ ngữ:

•  Quản lý: Là sử dụng các công cụ kinh tế-hành chính làm cho sự phát triển có trật tự và hiệu quả

•  Quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng: Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng bao gồm các nội dung sau:

1)Ban hành các quy định về quy hoạch, kiến trúc, các chính sách thu hút đầu tư xây dựng theo thẩm quyền;

2)Quản lý việc xây dựng công trình theo quy hoạch xây dựng;

3)Quản lý các mốc giới ngoài thực địa;

4)Quản lý việc xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;

5)Đình chỉ xây dựng, xử phạt hành chính, cưỡng chế phá dỡ những công trình xây dựng trái phép, xây dựng sai giấy phép, xây dựng không tuân theo quy hoạch xây dựng.

•  Quy hoạch xây dựng (theo Luật Xây dựng): là việc tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư¬ nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng¬, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.

•  Quy hoạch đô thị: Là khoa học tổng hợp nhằm đảm bảo việc xây dựng và phát triển đô thị theo trật tự và đáp ứng những mục tiêu đề ra từ trước theo một giai đoạn cụ thể. Theo luật Quy hoạch đô thị, Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. Quy hoạch đô thị bao gồm 03 cấp độ: Quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết.

•  Quy hoạch chung xây dựng đô thị: là việc tổ chức không gian đô thị, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, bảo đảm quốc phòng, an ninh của từng vùng và của quốc gia trong từng thời kỳ.

•  Quản lý phát triển đô thị: Các nội dung cơ bản của công tác quản lý phát triển đô thị bao gồm các nội dung sau:

- Quản lý quy hoạch, bao gổm cả QHXD, Quy hoạch chuyên ngành, Kinh tế-xã hội, văn hóa, dân cư.

- Quản lý đất xây dựng, tài nguyên thiên nhiên

- Quản lý đầu tư xây dựng (dự án, giao đất, kết nối, hạ tầng kỹ thuật)

- Quản lý khai thác, sử dụng (kiến trúc công trình, môi trường…)

- Thanh tra, xử lý vi phạm

 

MỤC LỤC

TT

Nội dung

Trang

A.

PHẦN MỞ ĐẦU

1

1.

Lý do-sự cần thiết

1

2.

Mục tiêu nghiên cứu

2

3.

Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

2

4.

Sản phẩm nghiên cứu

2

5.

Giải thích từ ngữ

2

B.

PHẦN NỘI DUNG

4

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ  HÀ NỘI

4

1.1.

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUY HOẠCH VÀ QUY TRÌNH QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VIỆT NAM ÁP DỤNG TẠI HÀ NỘI

4

1.2.

TỔNG QUAN CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THỦ ĐÔ HÀ NỘI

18

1.3.

THỰC TRẠNG QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN TỪ 1954-NAY

24

Chương II:

CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CHO ĐỀ XUẤT ĐỔI MỚI QUY TRÌNH QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THỦ ĐÔ

39

2.1.

CÁC ĐẶC ĐIỂM HÀNH CHÍNH, CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ, KINH TẾ,VĂN HÓA, XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN QUY TRÌNH QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THỦ ĐÔ

39

2.2.

KINH NGHIỆM QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN VÀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI CÁC BỘ, NGÀNH VÀ THÀNH PHỐ TRONG NƯỚC

47

2.3.

HÔI NHẬP QUỐC TẾ, KHU VỰC VÀ YÊU CẦU ĐỔI MỚI QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THỦ ĐÔ

65

2.4

KINH NGHIỆM TRONG CÔNG TÁC QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THỦ ĐÔ TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

74

2.5

ĐỀ XUẤT CÁC TIÊU CHÍ LÀM CƠ SỞ ĐỔI MỚI QUY TRÌNH QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THỦ ĐÔ

144

Chương III:

ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH ĐỔI MỚI CHO CÔNG TÁC QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI

171

3.1.

CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUY TRÌNH QUY HOẠCH ĐÔ THỊ THỦ ĐÔ

171

3.2.

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THỦ ĐÔ

228

C.

KẾT LUẬN

271

 

PHỤ LỤC

274

 

Dự thảo quy định quản lý quy hoạch và phát triển đô thị Thủ đô Hà Nội

274

 

 

 

 

Chủ nhiệm đề tài: Ths KTS Ngô Trung Hải.

Cùng các cán bộ Trung tâm Đào tạo và Hợp tác Quốc tế  

 

(Nguồn:viup)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website