Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia quy hoạch xây dựng khu du lịch – yêu cầu thiết kế

Chủ nhiệm: ThS.KTS Lê Thị Thuý Hà

Thư ký: ThS. KS. Mai Đức Thanh

Cán bộ tham gia: 

ThS. KTS Cao Sỹ Niêm 

ThS. KTS. Đỗ Cao Duy 

KS. Đỗ Văn Thịnh 

KS. Lê Thị Linh 

ThS. KTS Nguyễn Vũ Như Nguyên

ThS. KTS. Nguyễn Thị Song Hà

KTS Vũ Trọng Hùng 

 

A. PHẦN MỞ ĐẦU 

1. Sự cần thiết phải nghiên cứu 

Trong thời gian qua, các khu du lịch đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của quốc gia về các mặt kinh tế - xã hội, đồng thời cũng có các tác động làm thay đổi hệ thống luật pháp và quản lý nhà nước. Trong đó, việc quy hoạch khu du lịch là cực kỳ quan trọng. 

Quy hoạch đô thị du lịch, khu du lịch đã được đề cập nhiều trong các nghiên cứu của châu Âu, Nhật và Mỹ thời gian gần đây. Nghiên cứu "Tourism Destination Planning" 2002 của Andrews Neil, Flanagan Sheila và Ruddy Joseph đã chỉ ra rằng: “Du lịch là một sản phẩm phân mảnh (fragmented) và dễ hư hỏng (perishable)» bởi sự dễ xảy ra quá tải, tăng đột biến nhu cầu trong thời gian ngắn, và những dự đoán thường là không chính xác cao bởi phụ thuộc vào nhiều biến số khó đoán trước. Vậy nên, một quy hoạch cho điểm du lịch luôn phải mang tính tích hợp, xuất phát từ nhu cầu các chuyến đi. Đồng thời, các tác giả cũng chỉ ra rằng, hoạt động du lịch khai thác tài nguyên rất mạnh mẽ, cạnh tranh với những nhóm sử dụng tài nguyên khác, và là lĩnh vực tư nhân chiếm ưu thế. 

Do vậy, mục tiêu của quy hoạch các điểm du lịch vừa phải tăng cường sự hài lòng của khách đến, đảm bảo kinh doanh tốt hơn và kinh tế địa phương được cải thiện, đồng thời phải đảm bảo sử dụng tài nguyên bền vững, tiết kiệm năng lượng và tái chế chất thải. 

Từ Mỹ, Edwards Inskeep trong tác phẩm «Tourism Planning: An Integrated and Sustainable Development Approach» - NXB Wiley (2001) cũng cho rằng cần phải có một cách tiếp cận tích hợp và bền vững trên mọi lĩnh vực khác nhau trong quy hoạch địa điểm du lịch. Việc quy hoạch khu du lịch để nhằm cung cấp một môi trường chất lượng cho cả khách du lịch và người dân bản địa. Đối với các nước đang phát triển, việc quy hoạch xây dựng các cơ sở hạ tầng là điều bắt buộc, đặc biệt là ở những khu vực còn thiếu thốn. Tác giả cũng phân tích rằng, mặc dù trong một xã hội đang phát triển, mọi người có xu hướng chấp nhận lối sống của khách du lịch để đạt được mục tiêu kinh tế, tuy nhiên trong quy hoạch vật thể cần nhấn mạnh đến “ngưỡng chịu đựng» của hạ tầng để có những thiết kế phù hợp. Và vì du lịch chủ yếu là tư nhân đầu tư, nên thực tế sẽ có những nhóm «chống lại» quy hoạch về nguyên tắc, đặc biệt là trong hệ thống doanh nghiệp tự do. Sự can thiệp của Nhà nước dưới hình thức quy định pháp luật là cực kỳ quan trọng để vừa đảm bảo bảo tồn tài nguyên, vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, với mục tiêu cuối cùng là phát triển bền vững. 

Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về phát triển du lịch, dự báo đến năm 2030 sẽ có 39 khu du lịch quốc gia. Việc quy hoạch khu du lịch chịu sự chi phối bởi văn bản pháp luật của 2 ngành chính: ngành Du lịch và ngành Xây dựng. 

Báo cáo nhiệm vụ khoa học “Nghiên cứu xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia “Quy hoạch xây dựng khu du lịch – Yêu cầu thiết kế 

Trong hệ thống QHĐT Việt Nam, QHXD khu du lịch (KDL) được xếp vào nhóm QHXD khu chức năng. 

Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 28 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 thì: «Quy hoạch xây dựng khu chức năng là việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong phạm vi một khu chức năng. Quy hoạch xây dựng khu chức năng gồm quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng». Định nghĩa này đã được sửa đổi từ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP, quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng (thực hiện Luật Xây dựng số 50/2014/QH13) sau khi Luật Quy hoạch 2017 được ban hành. 

Còn theo Điều 10 Nghị định 44/2015/NĐ-CP và Khoản 4 Điều 1 Nghị định 72/2019/NĐ-CP quy định nguyên tắc của việc lập quy hoạch xây dựng khu chức năng, cụ thể các nguyên tắc sau: 

- Các khu chức năng trong và ngoài đô thị được thực hiện lập quy hoạch xây dựng. 

Các khu chức năng có quy mô trên 500 ha cần phải được lập QHC xây dựng, đảm bảo phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện, QHĐT. QHC xây dựng khu chức năng được phê duyệt là cơ sở lập QHPK và QHCT xây dựng. 

Các khu vực trong khu chức năng hoặc các khu chức năng có quy mô dưới 500 ha được lập QHPK xây dựng làm cơ sở xác định các dự án đầu tư xây dựng và lập QHCT xây dựng. 

Trong đó, theo điểm a khoản 1 Điều 28 của Luật sửa đổi trên, khu chức năng bao gồm: khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; khu du lịch; khu nghiên cứu, đào tạo; khu thể dục thể thao (7 loại hình tất cả). Có thể thấy rằng nội dung quy hoạch các khu này là khác nhau do chức năng khác nhau, dẫn đến các phương pháp thực hiện, chỉ tiêu kiểm soát cho mỗi loại hình cũng khác nhau. Tức là, mặc dù được xếp chung vào cùng một «nhóm», tuy nhiên rất khó có thể có được một hướng dẫn chung trong QHXD các khu này. 

Vì do bối cảnh của việc đổi mới hệ thống luật pháp như vậy, nên hiện đã có một số nghiên cứu về đổi mới phương pháp luận quy hoạch xây dựng. Tuy nhiên, các vấn đề cụ thể về mặt hướng dẫn kỹ thuật thì chưa có một nghiên cứu nào đề cập chi tiết cho từng loại khu chức năng. 

Còn về phía ngành du lịch, bên cạnh Luật Du lịch 2017, Chính phủ đã ban hành “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” với các mục tiêu: Phát triển 7 vùng du lịch với những sản phẩm đặc trưng theo từng vùng; 46 khu du lịch quốc gia; 41 điểm du lịch quốc gia; 12 đô thị du lịch và một số khu, điểm du lịch quan trọng. Cùng với đó là các chỉ tiêu phát triển ngành (lượt khách, tổng thu, tỷ lệ trong tổng GDP, số lượng cơ sở lưu trú,...), các loại hình sản phẩm du 

Báo cáo nhiệm vụ khoa học “Nghiên cứu xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia “Quy hoạch xây dựng khu du lịch – Yêu cầu thiết kế  lịch. Quy hoạch này không có sự liên kết trực tiếp với các quy hoạch ngành khác trong đó có QHXD. 

Trong lĩnh vực tiêu chuẩn quy chuẩn, năm 2008, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7801:2008 - Quy hoạch phát triển khu du lịch - tiêu chuẩn thiết kế cũng đã được ban hành. Tiêu chuẩn này do Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – Tổng cục Du lịch biên soạn, với nội dung: xác định và xây dựng các định hướng phát triển du lịch trong từng giai đoạn và trong quá trình phát triển lâu dài trên một đơn vị lãnh thổ về các mặt tổ chức hoạt động du lịch, tổ chức không gian lãnh thổ du lịch (kiến trúc - cảnh quan và môi trường), các chính sách và giải pháp thực hiện làm cơ sở cho việc lập các kế hoạch, các chương trình phát triển du lịch cụ thể, các dự án đầu tư”. Các hàm lượng về QHXD cần phải được bổ sung cho phù hợp với giai đoạn hiện tại. 

Việc hướng dẫn thiết kế QHXD khu chức năng cũng đã có đề cập trong các văn bản luật pháp đã ban hành. Tuy nhiên Luật và Nghị định chỉ quy định những nội dung chính (ngắn gọn) cần phải có trong lập QHXD khu chức năng mà chưa có hướng dẫn chi tiết nào mang tính kỹ thuật cho nội dung, quy trình lập đồ án Quy hoạch xây dựng khu du lịch, cũng như các loại hình khác. 

Trước đó, năm 2008, Bộ Khoa học Công nghệ đã công bố TCVN 7801: 2008 do Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch biên soạn, áp dụng cho các KDL trên khía cạnh yêu cầu của ngành Du lịch. 

Trong tiến trình hội nhập và hoàn thiện khung pháp lý, việc thống nhất và đồng bộ giữa các ngành để đưa ra các quy chuẩn, tiêu chuẩn như tiêu chuẩn thiết kế QHXD KDL sẽ là một trong những công việc cần thiết. 

Trong tiến trình hoàn thiện các văn bản pháp luật về QHXD trên, nhóm nghiên cứu cũng đang thực hiện nhiệm vụ khoa học trong kế hoạch 2020-2021 mang tên “Nghiên cứu hướng dẫn phương pháp, nội dung và xây dựng các chi tiêu kiểm soát trong quy hoạch xây dựng khu chức năng. Thí điểm cho khu du lịch“. Việc triển khai nhiệm vụ ,,Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia quy hoạch xây dựng khu du lịch – yêu cầu thiết kế... cũng có thể coi là bước nối tiếp của nhiệm vụ này. 

2. Mục tiêu nghiên cứu 

- Nghiên cứu tổng quan, đánh giá thực trạng công tác thiết kế quy hoạch xây dựng khu du lịch tại Việt Nam. 

- Xây dựng báo cáo thuyết minh và Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia “Quy hoạch xây dựng khu du lịch – Yêu cầu thiết kế”. 

3. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu 

- Các khu du lịch trong lãnh thổ Việt Nam. 

“Khu du lịch” hiện được hiểu theo định nghĩa “chính thức” của ngành du lịch trong Điều 3, Chương I, Luật Du lịch 09/2017/QH14: ”Khu du lịch là khu vực có ưu thế về Báo cáo nhiệm vụ khoa học “Nghiên cứu xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia “Quy hoạch xây dựng khu du lịch – Yêu cầu thiết kế 

tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch”. Có thể coi đây là phạm vi cho nhiệm vụ này, tức là “khu du lịch» như cách hiểu của quy hoạch tổng thể ngành du lịch – tương đương một quy hoạch dành cho những khu lãnh thổ có ưu thế về tài nguyên du lịch, chức năng chính sử dụng đất đai là để phục vụ hoạt động du lịch và các hoạt động khác liên quan trực tiếp. Điều này cũng phù hợp với bối cảnh đặt ra của nhiệm vụ này, khi mà các lãnh thổ thuộc khu vực đô thị đã được hướng dẫn bởi Luật Quy hoạch Đô thị, còn các khu vực điểm dân cư nông thôn thì được chỉ dẫn bởi QHXD nông thôn mới, chỉ còn “khoảng trống” cho các khu vực được gọi là “khu chức năng” – bao gồm KDL. 

Điều đó cũng có nghĩa rằng, “điểm du lịch” và “đô thị du lịch» - thường có quy mô lớn hơn và bao gồm nhiều chức năng tổng hợp khác nữa như khu công cộng, kinh tế, khu đất ở, khu bảo tồn, nghiên cứu đào tạo, v.v... - sẽ nằm ngoài phạm vi nghiên cứu này. 

4. Các phương pháp nghiên cứu chính 

a. Phương pháp tổng hợp và phân tích hệ thống 

- Là phương pháp cơ bản được sử dụng phổ biến trong hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp này được sử dụng đặc biệt có hiệu quả trong nghiên cứu xã hội, chính sách, quy hoạch và kiến trúc. Vì vậy trong nghiên cứu đây là phương pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của đề tài. 

b. Phương pháp điều tra và quan sát thực địa 

Có mục đích cơ bản là thống kê, kiểm tra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu về tình hình quy hoạch, phát triển thực trạng các khu du lịch hiện nay tại Việt Nam. Điều tra được thể hiện qua bảng biểu, sơ đồ, ảnh chụp, file ghi âm và các số liệu phân tích. c. Phương pháp điều tra xã hội học 

- Nhằm thu thập thông tin làm sáng rõ những vấn đề về các tồn tại, nhu cầu,... trong mọi lĩnh vực liên quan. 

- Đối tượng điều tra: Chính quyền các cấp từ UBND các tỉnh thành, các Sở ban ngành đến tổ dân phố, đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị tổ chức kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư địa phương, hộ gia đình... trong và ngoài khu du lịch. 

d. Phương pháp thống kê 

Nghiên cứu mặt định lượng trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt chất của các hiện tượng và quá trình, đối chiếu biến động, phát triển trong KDL. 

e. Phương pháp dự báo 

Trước tiến trình phát triển thực tế, đưa ra dự báo về về chuyển đổi cơ cấu và những xu hướng phát triển KDL. 

f. Phân tích các tài liệu thứ cấp Báo cáo nhiệm vụ khoa học “Nghiên cứu xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia “Quy hoạch xây dựng khu du lịch – Yêu cầu thiết kế Song song với việc điều tra trực tiếp, việc phân tích các tài liệu thứ cấp: các đề tài khoa học, báo cáo, nghiên cứu, số liệu thống kê đã thực hiện và xuất bản có liên quan để tham khảo và sử dụng trong quá trình nghiên cứu. 

g. Phương pháp chuyên gia 

Phỏng vấn chuyên gia những lĩnh vực có liên quan. Bộ công cụ nghiên cứu bao gồm phỏng vấn sâu, quan sát và các cuộc tư vấn chuyên gia. 

5. Kết quả nghiên cứu 

Báo cáo đánh giá cụ thể về hiện trạng phát triển và hiện trạng thực hiện quy hoạch KDL tại Việt Nam. 

- Các cơ sở khoa học và thực tiễn trong quy hoạch xây dựng khu du lịch. 

- Đề xuất Dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia “Quy hoạch xây dựng khu du lịch – Yêu cầu thiết kế”. 

(Nguồn:VIUP)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website