Hướng dẫn thiết kế quy hoạch xây dựng khu công nghiệp tập trung

Thực hiện chiến lược công nghiệp hóa- hiện đại hóa (CNH- HĐH) đất nước, gần 20 năm qua chúng ta đã đạt được thành tựu to lớn về phát triển công nghiệp, đặc biệt là xây dựng phát triển các khu công nghiệp (KCN) tập trung.

Chủ nhiệm đề tài: ThS. KS. Nguyễn Đức Trường

Tham gia nghiên cứu:

  • KTS Phạm Thị Nhâm (phần kiến trúc+ phần kinh tế)
  • ThS.KS. Nguyễn Văn Minh (phần hạ tầng)
  • Trung tâm Quy hoạch xây dựng 2

MỤC LỤC

PHẦN A: MỞ ĐẦU     

1. Sự cần thiết            

2. Mục tiêu      

3. Cách tiếp cận và phương pháp thực hiện 

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài         

5. Kết quả sản phẩm   

PHẦN B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI           

I. Tình hình phát triển các KCN ở Việt Nam      

1.1. Vùng KTTĐ Bắc Bộ:        

1.2. Vùng KTTĐ Miền Trung: 

1.3. Vùng KTTĐ Miền Nam:   

II. Đánh giá thực trạng về xây dựng phát triển KCN ở Việt nam.         

2.1. Khái quát về xây dựng phát triển KCN ở Việt Nam   

2.2. Đánh giá thực trạng về xây dựng phát triển KCN ở Việt Nam          

2.2.1. Những mặt đạt được  

2.2.2. Những tồn tại  

2.3. Rà soát và đánh giá nội dung quy hoạch xây dựng KCN ở Việt Nam          

2.4. Trình tự lập đồ án quy hoạch trong thực tế áp dụng tại Việt Nam     

III. Kinh nghiệm xây dựng các KCN trên thế giới           

IV. Rà soát hệ thống văn bản pháp quy liên quan tới QHXD- KCN.       

4.1. Những chuyển biến trong quá trình xây dựng cơ chế chính sách phát triển KCN, KCX, KKT.          

4.2. Về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.    

4.3. Một số vấn đề vướng mắc, khó khăn khi triển khai cơ chế chính sách KCN, KCX, KKT.      

4.4. Tổ chức bộ máy BQL KCN, KKT đáp ứng yêu cầu thực tiễn và chức năng, nhiệm vụ mới.  

4.5. Vấn đề sửa đổi Nghị định 29/2008/NĐ-CP.        

V.  Kết luận và kiến nghị  

PHẦN C: HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP.            

A.  Quy định chung          

1. Các cơ sở pháp lý  

1.2. Đối tượng, phạm vi quy hoạch    

1.3. Hồ sơ quy hoạch 

1.4. Hồ sơ trình duyệt 

1.5. Hồ sơ lưu trữ       

B.  Hướng dẫn lập quy hoạch khu công nghiệp  

I. Quy trình lập quy hoạch gồm 6 bước         

Bước1: Xác định mục tiêu, phạm vi, ranh giới thiết kế khu công nghiệp.     

Bước 2: Nghiên cứu, phân tích điều kiện tự nhiên và hiện trạng.     

Bước 3: Xác định quy mô, tính chất và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật          

Bước 4: Quy hoạch khu công nghiệp tập trung         

Bước 5: Chỉnh sửa-Hoàn thiện hồ sơ QH-Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt      

Bước 6: Phê duyệt quy hoạch, công bố quy hoạch  

II. Nội dung nghiên cứu lập quy hoạch gồm 4 bước 

Bước 1: Xác định mục tiêu, phạm vi, ranh giới thiết kế khu công nghiệp.    

Bước 2: Nghiên cứu, phân tích điều kiện tự nhiên và hiện trạng.     

Bước 3: Xác định quy mô, tính chất và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật          

Bước 4: Lập hồ sơ quy hoạch khu công nghiệp        

III. Nội dung hướng dẫn cụ thể các bước lập quy hoạch.     

1. Bước 1: Xác định mục tiêu, phạm vi, ranh giới thiết kế khu công nghiệp.            

1.1. Xác định mục tiêu            

1.2. Xác định phạm vi, ranh giới .       

2. Bước 2: Nghiên cứu, phân tích điều kiện tự nhiên và hiện trạng  

2.1. Thu thập bản đồ, tài liệu số liệu   

2.2. Thu thập tài liệu số liệu    

2.3. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên.   

3. Bước 3: Xác định quy mô, tính chất và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật      

3.1. Dự báo quy mô    

3.2. Tính chất và các chức năng chủ yếu      

3.3. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật      

4. Bước 4: Quy hoạch khu công nghiệp       

4.1. Cơ cấu quy hoạch           

4.2. Quy hoạch sử dụng đất   

4.3. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan            

4.4. Quy hoạch san nền.        

4.5. Quy hoạch thoát nước mưa.      

4.6. Quy hoạch giao thông.    

4.7. Quy hoạch cấp nước     

4.8. Quy hoạch cấp điện.       

4.9. Quy hoạch thoát nước thải, quản lý CTR          

4.10.  Quy hoạch thông tin liên lạc.    

4.12. Đánh giá tác động môi trường chiến lược.      

4.13. Soạn thảo Quy định quản lý xây dựng  

C. Kết luận và kiến nghị  

Kết luận           

Kiến nghị         

TÀI LIỆU THAM KHẢO  

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết

Tính đến tháng 12 năm 2008 cả nước đã có 219 KCN được thành lập với qui mô diện tích 61.470ha, phân bố trên 54 tỉnh, thành phố và tập trung nhất ở các vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ). Các KCN hiện đã thu hút trên 2.250 dự án FDI và đã đi vào hoạt động với vốn đầu tư trên 120.000 tỷ đồng chiếm 49% tổng vốn đầu tư trong nước. Trong số đó có tới 118 KCN đã đi vào hoạt động, 101 KCN đang triển khai xây dựng (chủ yếu là các KCN mới lập trong 2 năm gần đây). Nhìn chung, tỷ lệ lấp đầy các KCN cả nước mới đạt 46- 50% tương ứng gần 2.000ha đất cho thuê.

Sản suất kinh doanh các KCN trong năm 2008 đã tăng cao so với doanh thu lên tới 29 tỷ USD (tăng 29% so với năm 2007), kim ngạch xuất khẩu đạt 14,5 tỷ USD (tăng 34% so với năm 2007 và chiếm 24,7% giá trị xuất khẩu của cả nước). Các KCN đã thu hút trên 1 triệu lao động (trực tiếp) và nộp ngân sách trong năm 2008 khoảng 1,3 tỷ USD.

Những thành tựu phát triển KCN đã đem lại lợi ích kinh tế to lớn. Điều này được khẳng định tại quyết định 1107/QĐ- TTg (21.8.2006) của Thủ tướng Chính phủ về “Qui hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến 2020”. Cụ thể: năm 2015 đất xây dựng KCN đạt 65.000 ha- 70.000 ha; tỷ lệ lấp đầy phải trên 60%; thu hút từ 6.500- 6.800 dự án; tổng vốn đầu tư phải đạt 36- 39 tỷ USD; tới năm 2020 đất xây dựng KCN đạt khoảng 80.000ha.

Thực trạng phát triển các KCN trong những năm qua cho thấy để các KCN phát triển có hiệu quả đòi hỏi các KCN phải được lập qui hoạch hợp lý; xong trong giai đoạn vừa qua việc lập quy hoạch các KCN không thống nhất còn những bất cập. Để việc lập quy hoạch các KCN thống nhất cần có một hướng dẫn chung; do đó việc biên soạn “Hướng dẫn thiết kế qui hoạch xây dựng khu công nghiệp” cho xây dựng phát triển các KCN ở Việt Nam là rất cần thiết.

2. Mục tiêu

a. Rà soát quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp về cơ sở lý luận và phương pháp lập quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp; rút ra những mặt đạt được và những bất cập trong quy hoạch xây dựng khu công nghiệp ở Việt Nam

b. Biên soạn “Hướng dẫn thiết kế quy hoạch xây dựng khu công nghiệp”

3. Cách tiếp cận và phương pháp thực hiện

3.1. Cách tiếp cận

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn phát triển KCN ở Việt Nam trong 20 năm qua (giai đoạn 1991- 2009), đề xuất phương pháp QHXD KCN một cách hiệu quả nhất.

Tham vấn ý kiến chuyên gia và các cơ quan chức năng liên quan KCN.

3.2. Phương pháp thực hiện

Rà soát hệ thống văn bản pháp quy hiện hành liên quan trong lập QHXD- KCN.

Xem xét các đồ án QHXD- KCN đã được phê duyệt và xây dựng. Rút ra những vấn đề cần khắc phục, bổ sung và hoàn thiện trong điều kiện thực tiễn ở Việt Nam.

Tham khảo kinh nghiệm QHXD- KCN ở một số nước trên thế giới  (như Thái Lan, Singapore, Nhật, Đài Loan, Pháp, Trung Quốc…).

Thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu trong và nước ngoài

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài

Quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp, ( tỷ lệ 1/2000, 1/500).

5. Kết quả sản phẩm

A. Báo cáo nghiên cứu đề tài khoa học.

B. Dự thảo “Hướng dẫn thiết kế qui hoạch xây dựng khu công nghiệp”.

 

        

 

 

(Nguồn:VIUP)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website