NGHIÊN CỨU, SOÁT XÉT TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 4454:2012 QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN – YÊU CẦU THIẾT KẾ

MỤC LỤC

D   ANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU.. 4

1.          Lý do và sự cần thiết phải nghiên cứu của đề tài 4

2.          Tổng quan tình hình nghiên cứu. 6

3.          Mục tiêu nghiên cứu. 8

4.          Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. 8

5.          Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, tính mới 8

6.          Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 9

7.          Cấu trúc đề tài 9

PHẦN NỘI DUNG.. 10

CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG, RÀ SOÁT CÁC NỘI DUNG TRONG TCVN 4454:2012. 10

1.1        Tổng quan công tác xây dựng tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng nông thôn – yêu cầu thiết kế……    150

1.2        Đánh giá thực trạng công tác quy hoạch và việc áp dụng TCVN 4454:2012 trong công tác quy hoạch xây dựng nông thôn. 15

1.3.       Soát xét các nội dung trong TCVN 4454:2012. 78

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU, TỔNG HỢP CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC SOÁT XÉT TCVN 4454:2012. 123

 2.1.       Cơ sở lý luận việc soát xét TCVN 4454:2012. 123

2.2        Cơ sở thực tiễn việc soát xét TCVN 4454:2012. 134

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC NỘI DUNG SỬA ĐỔI, THAY THẾ, BỔ SUNG TRONG TCVN 4454:2012. 143

3.1        Nghiên cứu đề xuất các nội dung sửa đổi, thay thế, bổ sung trong TCVN 4454:2012. 143

3.2        Nghiên cứu đề xuất bổ sung nội dung về quy hoạch vùng huyện (quy hoạch huyện) 193

CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG CÁC NỘI DUNG VÀ DỰ THẢO KHUNG TCVN “QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN – YÊU CẦU THIẾT KẾ”. 208

4.1        Phạm vi áp dụng. 208

4.2        Tài liệu viện dẫn. 208

4.3        Thuật ngữ và định nghĩa. 208

4.4        Quy định chung. 209

4.5        Yêu cầu quy hoạch xây dựng vùng huyện. 210

4.6        Quy hoạch chung xây dựng xã. 219

4.7        Quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn; Quy hoạch chi tiết cải tạo xây dựng Trung tâm xã (xây dựng mới Trung tâm xã) 226

4.8         Yêu cầu quy hoạch xây dựng nông thôn vùng bị ảnh hưởng thiên tai 247

4.9         Yêu cầu quy hoạch xây dựng cải tạo mạng lưới và điểm dân cư nông thôn  hiện hữu. 250

PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ. 253

1.          Kết luận. 253

2.          Kiến nghị 253    

 

Chủ nhiệm: ThS.KTS Trịnh Tuấn Anh.

Thư ký: ThS. KS Bùi Văn Phương

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do và sự cần thiết phải nghiên cứu của đề tài

Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM), thì công tác quy hoạch là công việc mang tính tiền đề, có tầm quan trọng trước mắt cũng như lâu dài đối với việc xây dựng NTM, đáp ứng tốt các yêu cầu của Đảng và Chính phủ về chỉ đạo xây dựng tam nông, đặc biệt là việc xây dựng nông nghiệp, nông thôn.

TCVN 4454:2012 là tiêu chuẩn dành cho quy hoạch xây dựng nông thôn. Tiêu chuẩn này được áp dụng trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn trong phạm vi ranh giới hành chính xã (còn gọi là quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới - gọi tắt là quy hoạch xây dựng nông thôn). Trong đó quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới được lập nhằm đáp ứng các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009. Đối tượng quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới bao gồm: quy hoạch xây dựng xã, quy hoạch chi tiết trung tâm xã; quy hoạch chi tiết khu dân cư mới, khu tái định cư, cải tạo xây dựng thôn, bản hiện có (còn gọi là quy hoạch điểm dân cư nông thôn).

Trải qua hơn 10 năm, TCVN 4454:2012 đã là cơ sở hiệu quả để thiết kế quy hoạch xây dựng cho toàn bộ các xã nông thôn tại Việt Nam, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 (tại Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 và Quyết định số 1760/QĐ- TTg ngày 10/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ v/v Điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016). chí tại Quyết định 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 và hiện nay đã được thay thế bởi Quyết định 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016.

- Về phạm vi áp dụng, đối tượng của TCVN 4454:2012 được áp dụng trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn trong phạm vi ranh giới hành chính xã, phục vụ quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới bao gồm quy hoạch xây dựng xã; quy hoạch chi tiết trung tâm xã; quy hoạch chi tiết khu dân cư mới, khu tái định cư, cải tạo xây dựng thôn, bản hiện có (còn gọi là quy hoạch điểm dân cưnông thôn). Như vậy, tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn trên địa bàn huyện đang thiếu, chưa đáp ứng, là một yêu cầu cấp bách của tình hình thực tế hiện nay trong quá trình lập đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện và vùng liên huyện.

- Ngày 05/04/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 558/QĐ-TTg về việc Ban hành tiêu chí huyện nông thôn mới và Quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, theo đó, tiêu chí số 01 của Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới là tiêu chí về quy hoạch trên địa bàn cấp huyện.

- Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017 đã có hiệu lực đã thay đổi về hệ thống quy hoạch trước đây. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng11 năm2018 đã được ban hành, theo đó sửa đổi Điều 22, Điều 23 của Luật xây dựng đã định nghĩa lại khái niệm quy hoạch vùng huyện và vùng liên huyện trong hệ thống quy hoạch. Các nội dung Tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng nông thôn trên địa bàn cấp huyện và liên huyện đang còn thiếu.

- Ngoài ra, đã có sự thay đổi rất nhiều các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các văn bản luật khác của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, bao gồm:

+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về "Quy hoạch xây dựng", mã số QCVN01:2021/BXD

+ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

+ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

+ Luật số 62/2020/QH14 của Quốc hội 17/06/2020 về Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật Xây dựng;

+ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP của Chính phủ 07/05/2019 v/v Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

+ Nghị định số 78/2018/ND-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

+ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.

+ Nghị định 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày

06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng. Từ các yếu tố thay đổi trên, đặt ra yêu cầu cần thiết phải rà soát lại TCVN 4454:2012 một cách cụ thể, để từ đó đề xuất xây dựng tiêu chuẩn mới về quy hoạch nông thôn phù hợp, đồng thời tương thích với những quy chuẩn, tiêu chuẩn và các văn bản Luật mới hiệu lực có liên quan trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng nông thôn.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia – Bộ Xây dựng đã triển khai một số đề tài về quy hoạch nông thôn có liên quan, cụ thể như sau:

- Đề tài “Nghiên cứu các giải pháp quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn vùng Tây Nguyên” – Mã số RD 07-03, 2007, với mục tiêu đề xuất các giải pháp quy hoạch xây dựng và xây dựng các chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật cho việc lập QHXD các khu dân cư nông thôn vùng Tây Nguyên. Một trong những sản phẩm chính của đề tài là Sổ tay hướng dẫn QHXD các điểm dân cư nông thôn vùng Tây Nguyên.

- Đề tài “Điều tra khảo sát và đánh giá thực trạng công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị - nông thôn trên toàn quốc. Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước tại các địa phương”, 2010. Sản phẩm chính của đề tài này là các biện pháp nâng cao năng lực quản lý, thực hiện quy hoạch xây dựng đô thị - nông thôn tại các địa phương.

- Đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu cơ sở khoa học về quy hoạch và tổ chức không gian các loại hình cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa” – Mã số KC 07.23. Sản phẩm chính của đề tài này là các giải pháp quy hoạch và tổ chức không gian cho cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn dựa trên tham khảo kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới có điều kiện tương đồng với Việt Nam.

- Đề án “Nghiên cứu mô hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới”, 2010. Sản phẩm chính của đề án đưa ra các mô hình quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới, Sổ tay hướng dẫn QHXD xã NTM và tiến hành lập quy hoạch thí điểm 26 xã nông thôn mới điển hình đại diện trên toàn quốc.

Chương trình KH&CN phục vụ xây dựng Nông thôn mới (NTM) đã triển khai được 68 nhiệm vụ. Kết quả của các dự án, công trình nghiên cứu này đã góp phần đáng kể vào việc hoàn thiện cơ sở lý luận, khoa học của Chương tình xây dựng nông thôn mới. Một số đề tài cụ thể như sau:

- Đề tài cấp nhà nước "Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học và công nghệ về giao thông nông thôn, thủy lợi phù hợp với quy hoạch làng xã phục vụ xây dựng nông thôn mới vùng Bắc Trung Bộ". Đề tài này chỉ tập trung vào lĩnh vực thủy lợi và giao thông nông thôn, cần được tham khảo trong đề xuất phát triển hệ thống giao thông và thủy lợi trong quy hoạch xây dựng vùng huyện nông thôn mới.

- Đề tài “Mô hình quy hoạch kiến trúc làng xã nông thôn mới vùng đồng bằng sông Hồng & Trung du, miền núi phía Bắc”. Mục tiêu chính của đề tài là đưa ra hướng dẫn cụ thể bao gồm các quy trình triển khai thực hiện mô hình QH-KT làng xã NTM và các cơ chế chính sách liên quan để nhân rộng áp dụng mô hình trên toàn quốc. Đề tài cần được tham khảo trong phần định hướng quy hoạch.

- Đề tài “Nghiên cứu lồng ghép biến đổi khí hậu trong quy hoạch, kế hoạch xây dựng nông thôn mới”, 2013-2014. Đề tài cần được tham khảo trong phần định hướng quy hoạch xây dựng vùng huyện nông thôn mới.

- Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ về cơ sở hạ tầng (thủy lợi và cấp nước sinh hoạt) phục vụ xây dựng nông thôn mới vùng Trung du, miền núi phía Bắc”,2013-2015. Đề tài này cần được tham khảo trong đề xuất phát triển hệ thống hạ tầng kĩ thuật trong quy hoạch xây dựng vùng huyện nông thôn mới.

- Đề tài “Nghiên cứu đổi mới chính sách để huy động và quản lý các nguồn lực tài chính phục vụ xây dựng NTM”, 2013-2014 và đề tài “Đổi mới và hoàn thiện thể chế phát triển nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế”, 2013. Hai đề tài này Đề tài này cần được tham khảo trong đề xuất cơ chế chính sách phát triển theo quy hoạch xây dựng vùng huyện nông thôn mới. Đề tài “Nghiên cứu lập đồ án Quy hoạch xây dựng huyện nông thôn mới”, 2016-

2017. Đề tài này là cơ sở khoa học để thực hiện xây dựng sổ tay hướng dẫn lập Quy hoạch xây dựng huyện nông thôn mới.

Kết quả của các dự án, công trình nghiên cứu này đã góp phần đáng kể vào việc hoàn thiện cơ sở lý luận, khoa học của Chương trình xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên chưa có đề tài nào Soát xét TCVN 4454:2012 quy hoạch xây dựng nông thôn – yêu cầu thiết kế.

3. Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu tổng quan, đánh giá thực trạng công tác thiết kế quy hoạch xây dựng nông thôn trong thời gian qua.

- Nghiên cứu soát xét tiêu chuẩn quốc gia “TCVN 4454:2012 Quy hoạch xây dựng nông thôn – yêu cầu thiết kế”, đánh giá, đề xuất các nội dung thay thế phù hợp.

- Xây dựng báo cáo thuyết minh và Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia “Quy hoạch xây dựng nông thôn – yêu cầu thiết kế”.

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Quy hoạch xây dựng nông thôn (Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch chung xây dựng xã, quyhoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn).

- Phạm vi nghiên cứu: Các vùng miền trên cả nước.

5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, tính mới

5.1 Cách tiếp cận

- Nghiên cứu dựa trên cách tiếp cận phát triển bền vững đa mục tiêu, tích hợp đa ngành, đối chiếu các văn bản pháp luạt, xây dựng nguyên tắc soát xét, tham khảo thực tiễn quy hoạch nông thôn mới hiện nay và ứng phó với biến đổi khí hậu.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp kế thừa: Nghiên cứu kế thừa kết quả của các đề tài, nhiệm vụ NCKH trong nước và thế giới, bao gồm tài liệu của cả những ngành khác liên quan. Phương pháp này được thực hiện trong tất cả các nội dung của đề tài.

- Phương pháp điều tra, khảo sát, phỏng vấn và đánh giá hiện trạng. Chủ yếu điều tra ở đây là khảo sát hồ sơ tài liệu các quy hoạch đã thực hiện và phát phiếu ý kiến, phỏng vấn chuyên gia để rút ra bức tranh hiện trạng của việc áp dụng TCVN 4454:2012 về phương pháp, nội dung và các chỉ tiêu kiểm soát.

Phương pháp tổng hợp: trên cơ sở các thông tin, tài liệu thu thập được tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá và đưa ra nhận định hỗ trợ cho các nội dung nghiên cứu. Phương pháp này được thực hiện trong tất cả các nội dung của đề tài.

- Phương pháp chuyên gia: tổ chức lấy ý kiến chuyên gia trong các lĩnh vực, các ngành liên quan thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp, hội thảo khoa học và ý kiến phản biện cho đề tài. Các kết quả của chuyên gia sẽ được tổng hợp, phân tích, bổ sung và làm dẫn chứng, luận cứ trong các phần của đề tài để xây dựng tiêu chuẩn mới.

5.3 Tính mới

- Chủ đề nghiên cứu của đề tài là mới, chưa có một đề tài nghiên cứu toàn diện trong lĩnh vực này.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Hoàn thiện cơ sở khoa học và lý luận về xây dựng nông thôn mới.

- Ý nghĩa thực tiễn: Phục vụ quản lý nhà nước về quy hoạch và thực hiện quy hoạchnông thôn.

 

 

(Nguồn:VIUP)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website