NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA KHÔNG GIAN XANH - YÊU CẦU THIẾT KẾ

Chủ nhiệm đề tài: NCS. KTS. Phạm thị Nhâm

 

1. Tính cấp thiết của đề tài 

PHẦN MỞ ĐẦU 

a) Tầm quan trọng của không gian xanh đô thị 

Không gian xanh rất quan trọng đối với sự thịnh vượng và bền vững của đô thị. Đối mặt với vấn đề biến đổi khí hậu, các đô thị cần áp dụng các biện pháp toàn diện để kiến tạo không gian xanh nhằm cân bằng sinh thái cho đô thị. 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với nhiều công bố, nghiên cứu về tầm quan trọng của không gian xanh đối với việc sống tốt và sức khỏe cộng đồng đã chỉ ra rằng, các không gian xanh đô thị như công viên, sân thể thao, rừng cây, ven hồ và vườn mang đến cho mọi người không gian để hoạt động thể chất, thư giãn, yên bình và thoát khỏi nhiệt độ nóng bức. Theo đó, những không gian này làm giảm căng thẳng, tăng cường sức khỏe tinh thần và thể chất. Không gian xanh cũng góp phần giúp cho chất lượng không khí được cải thiện, giảm tiếng ồn giao thông.

thế kỷ 21, nhu cầu giải trí cho dân cư đô thị ngày càng tăng, đòi hỏi các nhà quản lý đô thị phải tính đến việc xâu dựng nhiều mảng xanh đô thị hơn nhằm cân bằng sinh thái cho đô thị. 

Đô thị Việt Nam, trong lịch sử đã phát triển trên nền khung thiên nhiên gắn kết chặt chẽ với không gian xanh. Không gian xanh (KGX) đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển bền vững đô thị, bao gồm bảo vệ môi trường (giúp điều hòa khí hậu, thích ứng với biến đổi khí hậu, cải thiện chất lượng môi trường không khí, tính đa dạng sinh thái đô thị và hình thành hạ tầng xanh- thoát nước, lưu trữ nước ngầm và cấp nước sinh hoạt cho đô thị); phát triển kinh tế đô thị (cung cấp không gian sống chất lượng cao, làm gia tăng giá trị bất động sản); tạo dựng và phát triển giá trị văn hóa - xã hội (tạo không gian gắn kết cộng đồng, bản sắc đặc trưng cho đô thị). 

b) Vai trò của quy chuẩn trong quy hoạch và quản lý KGX đô thị 

Công tác quy hoạch và quản lý KGX trong khu vực đô thị dựa trên các quy chuẩn tiêu chuẩn hiện hành, như: TCVN 8270: 2009 Quy hoạch cây xanh sử dụng hạn chế và chuyên dụng trong đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 9257: 2012 Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn cây xanh thiết kế... chủ yếu bằng các chỉ số m đất cây xanh/người, đối với khu vực có mặt nước (tính bằng 50% đất cây xanh). 

Trên thực tế, việc áp dụng quy chuẩn và tiêu chuẩn không khả thi đối với nhiều khu vực nội thành và nội thị, do quỹ đất thiếu nên chỉ đạt 10 – 50% so với yêu cầu. Vi dụ các quận trung tâm Hà Nội (2-3m2/người, bằng 25-30% so với quy chuẩn); Do vậy cần phải có cách tiếp cận khác để quy hoạch và quản lý KGX đảm bảo tính khả thi. Nhiều đô thị trên thế giới, ngoài chỉ số m/người, có thêm các chỉ số tỷ lệ % độ che phủ hoặc chỉ số về sinh khối... Các chỉ số này đã được nhiều học giả nước nước và quốc tế đề cập, làm cơ sở để thiết lập quy chuẩn KGX cho các đô thị Việt Nam. c) Đổi mới tư duy về phương pháp xác định KGX đô thị trong Tiêu chuẩn 

Khái niệm về KGX đô thị trong Tiêu chuẩn hiện hành đang được hiểu theo nghĩa hẹp và mang tính đơn ngành, bao gồm cây xanh công cộng, cây xanh hạn chế và cây xanh chuyên dụng trong khu vực nội thành, nội thị. Nhiều khu vực cây xanh khác tham gia tạo lập cấu trúc đô thị, như khu vực thiên nhiên đa dạng sinh học, khu vực bán tự nhiên và các không gian mở khác chưa được đề cập đến. Do đó thực tế quản lý KGX đô thị đang có sự phân mảnh, chưa được quản lý mang tính hệ thống trong quy hoạch và quản lý phát triển đô thị. Hệ quả là, chưa tạo dựng điều kiện phát huy hết vai trò vốn có của KGX đối với phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam hiện nay. 

Mặt khác, đô thị hoá Việt Nam trong những năm tới tiếp tục gia tăng, nhiều đô thị được mở rộng và nâng cấp trở thành các đô thị lớn và cực lớn. Xu hướng phát triển mô hình đô thị xanh, đô thị thích ứng với BĐKH ngày càng trở nên cần thiết nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân. Do đó, cần đổi mới tư duy về phương pháp xác định KGX đô thị hiểu theo nghĩa rộng, mang tính đa ngành và được xét đến cả khu vực ngoại thành, ngoại thị. KGX đô thị tham gia vào cấu trúc đô thị với vai trò là hạ tầng xanh, tham gia vào tăng trưởng đô thị dưới dạng dịch vụ hệ sinh thái. 

Theo quan niệm hiện đại, công cụ quản lý KGX cần được nhìn nhận đa chiều, gắn với hệ sinh thái đô thị, đòi hỏi xây dựng cơ sở lý luận, thiết lập công cụ quản lý KGX đáp ứng nhu cầu hiện nay để KGX phát huy đúng vai trò. Do vậy việc đề tài “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia không gian xanh đô thị - Yêu cầu thiết kế” là hết sức cần thiết. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, sẽ tập trung rà soát và sung tiêu chí về KGX trong khu vực nội thị. bô 

2. Mục tiêu nghiên cứu 

Mục tiêu tổng quát: Bảo vệ và phát huy vai trò KGX trong phát triển bền vững đô thị tại Việt Nam: 

- Mục tiêu 1: Xác định các định nghĩa, nhận diện khu vực KGX đô thị và phạm vi áp dụng chủ yếu cho khu vực nội thành/nội thị. 

Mục tiêu 2: Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá KGX đô thị phát triển bền vững. 

- Mục tiêu 3: Đề xuất dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về KGX đô thị phát triển bền 

vững (đạt kết quả tổng thể của quy hoạch cảnh quan). 

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 

a) Đối tượng nghiên cứu 

V Mạng lưới KGX (bao gồm không gian mặt nước) trong phạm vi khu vực đô 

thi. 

b) Phạm vi nghiên cứu: 

v Các khu đất và các tuyến trồng cây xanh đô thị thuộc quản lý nhà nước; 

4. Nội dung nghiên cứu 

Đề tài gồm 4 nội dung được chia thành 4 chương chính: 

Nội dung 1. TỔNG QUAN THỰC TRẠNG VỀ TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN QUY HOẠCH, QUẢN LÝ HỆ THỐNG KHÔNG GIAN XANH ĐÔ THỊ 

Nội dung 2. CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN QUY HOẠCH, QUẢN LÝ KHÔNG GIAN XANH TẠI CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM 

Nội dung 3: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ QUY HOẠCH QUẢN LÝ HỆ THỐNG KHÔNG GIAN XANH TẠI CÁC ĐÔ THỊ 

Nội dung 4. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT TIÊU CHUẨN QUY HOẠCH QUẢN LÝ HỆ THỐNG KHÔNG GIAN XANH TẠI CÁC ĐÔ THỊ 

5. Các phương pháp nghiên cứu 

Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 

Phương pháp điều tra xã hội học: Là phương pháp thu thập thông tin về các hiện tượng và quá trình xã hội trong điều kiện thời gian, địa điểm cụ thể về tình hình thực trạng cũng như những mong muốn, nhu cầu của cộng đồng nhằm phân tích và đưa ra cac kiến nghị cho công tác quản lý công tác quan lý hệ thống không gian xanh của đô thị 

Phương pháp thu thập thông tin, khảo sát điều tra, tổng hợp, phân tích đánh giá thực trạng. 

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó. 

Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Tạo ra kiến thức mới và được chứng minh bởi dữ liệu trực tiếp hoặc gián tiếp. 

Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước theo những mẫu câu hỏi được in sẵn sau đó thu thập tổng hợp kết quả để có những câu trả lời thiết thực. 

Phương pháp kế thừa: Quy hoạch phát triển và quản lý hệ thống cây xanh đô thị là vấn đề cần được quan tâm ở nước ta vì vậy khi nghiên cứu đề án cần phải nghiên cứu và kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu của nước ngoài và các nghiên cứu trong nước có liên quan tới hệ thống cây xanh để từ đó giúp cho việc nghiên cứu nhanh chóng và tránh trùng lặp với những nội dung mà các công trình, đề tài đã nghiên cứu và công được bố. 

Phương pháp điều tra cộng đồng: Thu thập ý kiến của các đối tượng liên quan, giáo viên, sinh viên, người dân và chính quyền địa phương. 

- Phương pháp dư báo: Có 2 phương pháp dự báo thường sử dụng là dự báo định tính và dự báo định lượng, PP dự báo định tính tổng hợp các thông tin và ý kiến của các chuyên gia; PP dự báo định lương la sử dụng các dư liệu qua khứ hoặc hiện tại đê dự báo cho tương lai, với gia đình giá trị tương lai của biến số dự báo sẽ phụ thuộc vào xu thế vận động của đối tượng đó trong quá khứ. Cả 2 phương pháp đêu rất dễ mắc sai lầm nếu sử dụng độc lập, do vậy cân có sự kết hợp giữa phương pháp định lượng và phương pháp định tính để nâng cao độ tin cậy của phương pháp dự báo. 

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 

a) Tác động đến xã hội – kinh tế và môi trường 

Áp dụng hiệu quả các giải pháp tổng thể quy hoạch quản lý KGX 

b) Tác động đối với lĩnh vực có liên quan 

Tiêu chuẩn quốc gia về KGX đô thị phù hợp tạo nên sự phát triển bền vững, hài hòa cho đô thị. 

c) Tác động đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả NCKH 

+ Hoàn thiện cơ sở lí luận và hệ thống văn bản pháp quy phục vụ công tác quy hoạch, quản lý KGX đô thị. 

+ Kết nối các loại KGX toàn đô thị, bao gồm nội thị, ngoại thị với các mảng KGX khác nhau trong đô thị thành một thể thống nhất hài hòa với cảnh quan đô thị. 

+ Kết quả sẽ đóng góp mục tiêu xây dựng đô thị phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu. 

7. Các kết quả nghiên cứu và những đóng góp mới của đề tài 

Những đóng góp mới của đề tài là báo cáo tổng hợp Nhiệm vụ khoa học về Đề xuất bộ tiêu chí hệ thống không gian xanh đô thị và Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia KGX. 

a) Tính khoa học 

Đưa ra các luận cứ khoa học về quy hoạch KGX đô thị cũng như việc đề xuất bộ tiêu chí, tiêu chuẩn KGX đô thị. 

Đề xuất các giải pháp có tính mới phù hợp với tính chất của hành lang xanh và xu hướng phát triển bền vững. 

b) Tính thực tiễn 

Kết quả nghiên cứu bổ sung tính lý luận cũng như trong nội dung thực hiện chính sách KGX; tác động tới công tác quy hoạch, thiết kế không gian đô thị. 8. Các khái niệm cơ bản và giải thích từ ngữ 

a. Các khái niệm về KGX đô thị 

Định nghĩa về không gian xanh đô thị được các nhà sinh thái học, kinh tế học, khoa học xã hội và nhà quy hoạch thống nhất: “chúng là các không gian mở công cộng và tư nhân trong khu vực đô thị, chủ yếu được bao phủ bởi thảm thực vật trực tiếp hoặc gián tiếp cho người sử dụng (Haq, 2011). [3] 

Theo một cách khác, đó là đất chủ yếu bao gồm các bề mặt “mềm”, không bị bịt kín, dễ thấm nước như đất, cỏ, cây bụi và cây cối. Đó là thuật ngữ chung cho tất cả các khu vực như vậy cho dù chúng có thể truy cập công khai hoặc được quản lý công khai hay không. Nó bao gồm tất cả các khu vực công viên, khu vui chơi và các không gian xanh khác dành riêng cho mục đích giải trí, cũng như các không gian xanh khác có nguồn gốc khác (Dunnett, Swanwick và Woolley, 2002). [3] 

Hệ thống KGX đô thị: Hệ thống KGX đô thị là một bộ phận của không gian đô thị, bao gồm KGX tự nhiên, KGX bán tự nhiên, KGX nhân tạo được bố trí trong cấu trúc không gian đô thị và mối quan hệ giữa chúng với nhau. 

KGX tự nhiên là không gian đang tồn tại những loài thực vật, động vật đặc trưng, bản địa, tái sinh mà không có sự can thiệp của con người. Các tác động của con người vào KGX tự nhiên nếu có thì rất hạn chế, chỉ nhằm mục đích chính là bảo vệ sự đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên. 

KGX bán tự nhiên là các KGX tự nhiên, nhưng có sự can thiệp của con người theo mức độ khác nhau, tùy thuộc mục tiêu bảo vệ, phát triển các KGX này và mục tiêu phát triển khác. 

KGX nhân tạo là KGX tự nhiên, bán tự nhiên hoặc các khu vực đất trống đã được con người đầu tư trồng cây xanh, thảm thực vật; xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các công trình, trang thiết bị với hoạt động nhằm phục vụ mục tiêu nâng cao sức khỏe tinh thần, thể chất của người dân và các mục tiêu khác (thẩm mỹ đô thị, môi trường đô thị và kinh tế đô thị). KGX nhân tạo bao gồm công viên, vườn hoa, cây xanh trong các khu dân cư, công trình công cộng, trụ sở cơ quan, cây xanh đường phố. (Nguồn - Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số 11/2020) 

Cây xanh sử dụng công cộng đô thị - TCVN 9257: 2012 - Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - tiêu chuẩn thiết kế. 

Các loại cây xanh được trồng trên đường phố (gồm cây bóng mát, cây trang trí, dây leo, cây mọc tự nhiên, thảm cỏ trồng trên hè phố, dải phân cách, đảo giao thông); cây xanh trong công viên, vườn hoa; cây xanh và thảm có tại quảng trường và các khu vực công cộng khác trong đô thị. 

VĐX đô thị: là vùng đất thiên nhiên chưa hoặc đã chịu sự tác động của con người, thường ở gần hoặc ở ngoài rìa đô thị. Vành đai xanh cũng có thể là những không gian mở, tạo ra những điều kiện phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh, du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí ngoài trời. Vành đai xanh là cầu nối đô thị với thiên nhiên (không gian trung chuyển) có chức năng làm hạn chế việc mở rộng đô thị quá mức ra xung quanh. Nó là một bộ phận cấu thành hệ thống KGX đô thị. 

Osborn định nghĩa vành đai xanh (greenbelt) là không gian xanh bao quanh thành phố hay khu vực xây dựng lớn [78]. Luật quy hoạch đô thị và nông thôn Anh, 1990 định nghĩa: vành đai xanh là không gian xanh bao quanh thành phố nhằm giới hạn sự phát triển của thành phố đó. Đất trong vành đai xanh bị kiểm soát chặt chẽ để hạn chế phát triển xây dựng tối đa [79]. Yokohari định nghĩa vành đai xanh là khu vực bao quanh thành phố nơi các hoạt động phát triển bị kiểm soát nghiêm ngặt [80]. 

HLX đô thị: là KGX dọc các trục đường (thủy, bộ) hoặc trục không gian kết nối hai khu vực địa lý với nhau bằng một dải xanh thiên nhiên hoặc nhân tạo; nó là một bộ phận cấu thành hệ thống KGX đô thị. 

Theo luật quy hoạch đô thị và nông thôn nước Anh năm 1990, hành lang xanh (green corridor) là hệ thống không gian xanh dạng tuyến liên kết khu ở với khu trung tâm, hay nơi làm việc nhằm khuyến khích người dân đi bộ hay xe đạp trong đô thị [79]. Theo Jongman, hành lang xanh là tuyến không gian xanh dọc theo đường giao thông, sông suối hay thung lũng phục vụ cho mục đích giải trí, sinh thái, văn hóa [94]. Kurtaslan định nghĩa hành lang xanh là dải xanh liên tục kết nối các khu vực cảnh quan của thành phố thông qua đường đi bộ, đi xe đạp hay cưỡi ngựa [95]. 

b) Các chỉ số xanh trong đô thị 

Tỷ lệ che phủ (%) hay còn gọi là độ che phủ của cây xanh: chỉ tiêu này được đánh giá bằng tỷ lệ phần trăm diện tích có cây xanh (kể cả cây xanh đường phố) so với diện tích tự nhiên của một khu vực hay một đơn vị hành chính cụ thể. Trong trường hợp cần thiết cần làm rõ chỉ tiêu của từng nhóm cây: cây cao, cây bụi và cây cỏ. Đây là chỉ số khái quát nhất, thường dùng cho các vùng rộng, các khu đô thị có quy mô lớn. 

Diện tích thảm xanh bình quân theo đầu người (m2/người) hay diện tích cây xanh: là chỉ tiêu về diện tích cây xanh với số dân cư thông thường tính bình quân cho một địa bàn, một khu vực hay cả đô thị. Tuy nhiên, do phân bố mảng xanh không đều, dân cư được phân bố có mật độ khác nhau tùy theo hình thái tổ chức không gian kiến trúc (cao tầng, thấp tầng), số lượng dân thường trú (không kể đến tác động của dân lưu trú) nên một số nghiên cứu cho rằng đây là chỉ số ảo. 

Diện tích cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị: trong các đô thị còn sử dụng chỉ tiêu đất cây xanh công cộng gồm công viên, vườn dạo, vườn hoa phục vụ một hay nhiều đơn vị ở, toàn đô thị hay vùng; bao gồm cả diện tích mặt nước (nhưng không được tính quá 50% - tính quy đổi). Chỉ tiêu này không bao gồm cây xanh chuyên dụng và thường được áp dụng trong các quy định tại quy chuẩn xây dựng. 

Chỉ tiêu này cần được xác định trong các đồ án quy hoạch chi tiết cho đơn vị ở, khu đô thị mới, một đơn vị hành chính, một khu vực. 

Số cây xanh bình quân tính trên đầu người (số cây thân gỗ ở tuổi định hình/đầu người): là chỉ số hay dùng cho các đô thị thể hiện tính truyền thống, tính bền vững và ổn định môi trường. Trong một số hội nghị chuyên ngành quốc tế đã đưa ra một chỉ số lý tưởng cho đô thị là 1cây/người. Cây thường phân thành 3 nhóm: Cây cao 6m -7m trở lên, tuổi thọ dài, độ che phủ lớn; cây cao từ 1m - 2m đến 4m - 5m ở tầng thấp, sống lưu niên; cây bụi (cây non, cây cảnh) ở tầng sát mặt đất. 

Chỉ tiêu cây xanh trong diện tích công trình công cộng: xác định trong quy định về mật độ xây dựng trong tiêu chuẩn thiết kế công trình hoặc trong quy hoạch chi tiết. Thông thường chỉ tiêu tính toán này được tính lồng ghép trong các chỉ tiêu trên vì vậy, chỉ tiêu này chỉ mang tính chất tham khảo. 

Sinh khối: là khối lượng hoặc thể tích các cơ thể sống của một loài động vật hoặc thực vật tính trên một đơn vị diện tích (sinh khối loài), hoặc so với toàn loài trong quần xã (sinh khối quần xã). 

c. Một số Định nghĩa có liên quan 

Đô thị xanh: Các tiêu chí đô thị xanh áp dụng tại EU, gồm không gian xanh, công trình xanh, giao thông xanh, công nghiệp xanh, chất lượng môi trường xanh, bảo tồn cảnh quan văn hóa lịch sử danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên và cộng đồng dân cư sống thân thiện với môi trường [http://moc.gov.vn/tl/tin-tuc/52261/do-thi- xanh-va-mot-so-phuong-phap-tiep-can.aspx]. 

Đô thị sinh thái: Đô thị sinh thái là một hệ thống quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong môi trường nhất định. Đây là hệ sinh thái nhân tạo bao gồm yếu tố hữu sinh chủ yếu là con người và môi trường và sống hạn chế trong một không gian hẹp. 

Đô thị Bền vững: là đô thị phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ MT. [37] 

Đô thị thích ứng BĐKH: Đô thị có khả năng thích ứng là đô thị thích nghi được với một loạt những tình huống mới và những biến động bất thường, đồng thời vẫn bảo đảm cung cấp được những dịch vụ thiết yếu cho người dân. Nguồn: Chương trình Đô thị Thích ứng Biến Đổi khí hậu (The Resilient Cities Program). 

Đa dạng hệ sinh thái: Sự phong phú về sinh cảnh trên cạn và môi trường dưới nước của Trái đất đã tạo nên một số lượng lớn hệ sinh thái, những sinh cảnh rộng lớn gồm rừng mưa nhiệt đới, đồng cỏ, đất ngập nước, san hô và rừng ngập mặn chứa đựng nhiều hệ sinh thái khác nhau. (Nguồn: Tổng hợp - Sưu tầm) 

Quản lý hệ thống KGX đô thị: là quản lý Nhà nước về hệ thống KGX tại đô thị, bao gồm các lĩnh vực: quản lý quy hoạch; quản lý đầu tư phát triển và xây dựng; quản lý khai thác và sử dụng hệ thống KGX. 

Kết cấu hạ tầng xanh: là một khái niệm được đề xuất tại Hội nghị các nước cộng đồng chung Châu Âu ngày 19/11/2010, bao gồm việc sử dụng CX, mặt nước, đất đai và các quá trình tự nhiên để phục vụ cho việc QL nước mưa, tạo lập MT lành mạnh nhằm hạn chế tối đa việc hủy hoại phong cảnh, sự chia cắt các khu định cư và vấn đề đa dạng sinh học của một ĐT, một vùng hoặc một lãnh thổ. [118] 

d. Chỉ tiêu, quy chuẩn, tiêu chuẩn 

* Chỉ tiêu 

Chỉ tiêu quy hoạch là các thông số kỹ thuật nhằm thể hiện các mục tiêu, chiến lược, định hướng quy hoạch. Hệ thống các chỉ tiêu quy hoạch đã được quy định tại các Luật, Nghị định, Thông tư, Quy chuẩn, Tiêu chuẩn và được xác định trong hồ sơ đồ án quy hoạch (thuyết minh, bản vẽ, quy định quản lý theo đồ án quy hoạch...) và các công cụ quản lý đô thị khác như (thiết kế đô thị, quy chế quản lý kiến trúc...). 

Các chỉ tiêu liên quan đến mật độ trong quy hoạch đô thị ngoài cách hiểu đơn thuần là chỉ tiêu về số lượng của một đối tượng quy hoạch trên một đơn vị diện tích, còn có thể được hiểu và diễn giải rộng hơn thành các dạng thức như khoảng cách, bán kính tính toán giữa các đối tượng quy hoạch hay mật độ trên cùng một đơn vị thứ cấp khác như dân số... 

* Quy chuẩn: 

Là những quy định mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật, yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường... trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi người tiêu dùng và những yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành để bắt buộc áp dụng. 

* Tiêu chuẩn 

Là những quy định về đặc tính kỹ thuật, yêu cầu quản lý được dùng để làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội (sau đây gọi là đối tượng) nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn kỹ thuật do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.[1] 

Các Loại tiêu chuẩn 

1. Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể. 

2. Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn. 

3. Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn. 

4. Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn 

(Nguồn:VIUP)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website