Chủ nhiệm đề tài: KTS. Phạm Thị Nhâm (Phó Viện trưởng)
Thư ký đề tài: ThS. Nguyễn Xuân Anh KS. Chu Thị Phương Lan
Thành viên chính:
ThS. Nguyễn Xuân Anh KS. Chu Thị Phương Lan
ThS. Bùi Thị Thư ThS. Trần Phương Huyền KTS. Chử Đức Trung ThS. Phan Trọng Tuệ
ThS. Nguyễn Thị Linh ThS. Nguyễn Thị Hồng Diệp ThS. Ngô Thùy Duyên
KS. Hoàng Hưng Minh
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU
Sự cần thiết của Nhiệm vụ
Nhiệm vụ trọng tâm của quy hoạch đô thị là tổ chức sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai nhằm giải quyết tốt mâu thuẫn giữa người sử dụng và nguồn tài nguyên đất đai. Dân số luôn gia tăng, cùng với sự gia tăng dân số là sự gia tăng về nhu cầu xã hội và đòi hỏi nhu cầu đất ngày càng lớn. Trong khi đó, tài nguyên lại có giới hạn, mẫu thuẫn giữa con người và đất đai càng thêm gay gắt. Vì vậy, tính toán dân số có ý nghĩa quan trọng, là tiền đề của quy hoạch đô thị. Do có sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn, giữa các đô thị, giữa các thời kỳ phát triển đô thị, việc tính toán dân số cần có phương pháp phù hợp. Công tác tính toán dân số trong quy hoạch đô thị hiện nay còn nhiều hạn chế, thể hiện trong những khía cạnh sau:
Một là, cơ sở dữ liệu về nhân khẩu học còn nhiều thiếu hụt. Do còn thiếu hướng dẫn yêu cầu dữ liệu nhân khẩu học một cách toàn diện, như trình độ học vấn, thu nhập, tính trạng cư trú, phương tiện đi lại, khả năng tiếp cận dịch vụ công cộng và thông tin... nên thông tin đầu vào của quy hoạch có cái nhìn không đầy đủ về các vấn đề xã hội học đô thị mà đồ án cần giải quyết. Tiêu chuẩn cần bổ sung các yêu cầu này để hướng dẫn các địa phương xây dựng bản khái lược nhân khẩu học của mình một cách thống nhất.
Hai là, phương pháp dự báo dân số còn khá thô sơ dẫn đến kết quả dự báo chư đảm bảo tính khả tín. Phương pháp dự báo hiện nay chỉ cho biết thuần túy về số dân chứ chưa bao gồm cơ cấu và xu hướng biến đổi của số dân đó. Bên cạnh đó, sự thiếu thống nhất về thuật ngữ giữa các ngành khiến cho việc quy đổi có nhiều sai sót và khó kiểm chứng (ví dụ cách dự báo của ngành du lịch và cách quy đổi dân số trung bình đô thị chưa thống nhất, khái niệm đất đai ngành Tài nguyên – Môi trường và Xây dựng chưa thống nhất).
sang
Ba là, phương pháp tính toán và các chỉ tiêu tính toán quy hoạch dựa trên dân số còn thiếu hụt. Các chỉ tiêu dân số áp dụng trong quy hoạch hiện nay còn chưa đầy đủ khiến việc tính toán phân bố dân số có nhiều khoảng trống. Ví dụ, chưa đề cập cách tính chỉ tiêu sức chứa các khu vực mật độ khác nhau trong đô thị, chưa đề cập chỉ tiêu tính toán sức chứa công nghiệp, dịch vụ, du lịch, chưa đầy đủ về chỉ tiêu tính toán sức dung nạp của các hệ thống hạ tầng xã hội và kỹ thuật. Sự thiếu thống nhất trong mức độ giải quyết về dân số và phương pháp giải quyết dung sai về chỉ tiêu dân số giữa các tầng bậc quy hoạch cũng gây ra nhiều nan giải trong công tác quản lý. Tiêu chuẩn cần sung các hướng dẫn về các chỉ tiêu phải tính, các khái niệm cần được tách bạch (ví dụ quy mô dân số thường trú, quy mô khách du lịch mùa cao điểm / thấp điểm, thời gian lưu trú trung bình trong năm...) để nâng cao tính khả thi của quy hoạch.
bỗ
Các vấn đề nêu trên đã và đang trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng các đồ án quy hoạch đô thị cần được sớm giải quyết. Tiêu chuẩn tính toán dân số trong quy hoạch đô thị sẽ là một tài liệu hướng dẫn giúp cho công tác thu thập, dự báo,tính toán dân số đô thị có được nền tảng chung về cách thức thực hiện, chuẩn mực chung về chỉ số, chỉ tiêu, phương pháp tính toán. Nền tảng đó sẽ giúp nâng cao chất lượng chính sách quy hoạch, giúp các địa phương nhìn thấy rõ hơn vấn đề cần giải quyết thông qua quy hoạch, và giúp định lượng được hiệu quả của giải pháp quy hoạch.
7
1.2.
Chủ đề nghiên cứu chính
Chiếu theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (2006), ‘Tiêu chuẩn quốc gia Phương pháp tính toán dân số trong quy hoạch đô thị - Yêu cầu tính toán thuộc thể loại ‘Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật, tức là các tiêu chuẩn “quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu” với đối tượng là công việc “tính toán dân số trong quy hoạch đô thị.
Trong đó:
‘Yêu cầu tính toán” là cụm từ bổ nghĩa thường được sử dụng trong tên một số tiêu chuẩn ngành Xây dựng. Hiện chưa có văn bản pháp luật nào giải thích chính thức cho cụm từ này. ‘Tiêu chuẩn - yêu cầu tính toán được hiểu là loại hình tiêu chuẩn nhằm đưa ra các yêu cầu đối với công tác tính toán, để phân biệt với các loại hình tiêu chuẩn kỹ thuật khác như về thuật ngữ, thử nghiệm, đo lường...
- ‘Tính toán dân số trong quy hoạch đô thị gồm 3 nhóm công việc chính là: (1) Chuẩn bị cơ sở dữ liệu hiện trạng dân số và phân tích đánh giá hiện trạng dân số; (2) Tính toán dự báo và đề xuất chỉ tiêu dân số tổng quát phục vụ xây dựng tầm nhìn, mục tiêu và các kịch bản phát triển trong quy hoạch; (3) Tính toán và đề xuất các chỉ tiêu dân số
си thể phục vụ giải pháp quy hoạch và giám sát, đánh giá thực hiện quy hoạch.
—
و
-‘Yêu cầu đối với ‘tính toán dân số trong quy hoạch đô thị là yêu cầu đối với việc lập ra các bài toán về dân số phục vụ công tác lập quy hoạch đô thị (ví dụ như: dự báo dân số, đánh giá năng lực hệ thống hạ tầng, tính toán sức chứa dân cư của đất đai, tính toán nhu cầu việc làm...) và sau đó là giải các bài toán đề ra.
‘Tiêu chuẩn quốc gia - Phương pháp toán dân số trong quy hoạch đô thị - Yêu cầu tính toán là tài liệu trình bày các yêu cầu cơ bản hướng dẫn cho công tác “tính toán dân số trong quy hoạch đô thị để có thể thực hiện công việc này được hiệu quả, trên một nền tảng hiểu biết chung về tư duy và công cụ.
Thực tế là trong quy hoạch đô thị, không phải bài toán nào cũng sẵn có công thức để chỉ cần đưa đối số vào và tính ra kết quả. Trái lại, có rất nhiều bài toán chưa có tiền lệ, hoặc tuy đã có tiền lệ, song đã biến đổi khác xa bài tính điển hình, do ảnh hưởng của các biến số đa chiều tại địa điểm và thời gian thực (chẳng hạn như: sự thay đổi của chính sách, biến đổi khí hậu, lối sống đô thị...)
Để giải các bài toàn này, cần thiết kế mô hình tính toán riêng cho từng trường hợp, thu thập số liệu tính toán phù hợp với mô hình đề ra, đưa ra các giả định dựa trên bối cảnh thực tế, tính toán ra các phương án kết quả khác nhau, và sau cùng để cho chính quyền và cộng đồng địa phương lựa chọn kết quả mà họ thấy phù hợp nhất. Việc thiết kế ra một mô hình tính toán bao gồm nhiều bước như: xác định chủ đề mục tiêu; xây dựng phương pháp tiếp cận; thu thập dữ liệu; xác định các kỹ thuật, công thức, chỉ tiêu tính toán; trình bày kết quả tính toán...
Sản phẩm chính của đề tài này là bản dự thảo ‘Tiêu chuẩn quốc gia – Phương pháp tính toán dân số trong quy hoạch đô thị - Yêu cầu thiết kế”. Đây sẽ là một tài liệu xác định các chuẩn mực chung đối với công tác ‘tính toán dân số trong quy hoạch đô thị. Khi tiêu chuẩn này được ban hành chính thức, nó sẽ trở thành tài liệu nền tảng để tham chiếu cho công tác “tính toán dân số trong quy hoạch đô thị, bao gồm cả việc thực hành lẫn quản lý, giám sát việc thực hành tính toán.
8
1.3.
Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:
- Hướng dẫn phương pháp dự báo và tính toán dân số trong QHĐT;
- Yêu cầu cơ sở dữ liệu dân số phục vụ QHĐT;
- Bộ chỉ tiêu dân số dùng trong QHĐT.
Đối tượng nghiên cứu: tiêu chuẩn hướng dẫn và yêu cầu thiết kế đối với 3 công tác sau trong quy hoạch đô thị: (1) Thu thập, tổng hợp, phân tích cơ sở dữ liệu dân số; (2) Dự báo dân số; (3) Tính toán các chỉ tiêu liên quan dân số.
Phạm vi nghiên cứu: công tác tính toán dân số trong quy hoạch đô thị (gồm các tầng bậc: quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết đô thị).
1.4. Các phương pháp dùng trong nghiên cứu
Đề tài có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Phân tích tài liệu về lý thuyết nhân khẩu học và quy hoạch đô thị thành từng mặt, từng bộ phận, từng mối quan hệ theo lịch sử thời gian nhằm phát hiện ra các khía cạnh, cấu trúc lý thuyết, các trường phải nghiên cứu, và các các xu hướng phát triển của lý thuyết. Dựa trên cơ sở phân tích, nhóm nghiên cứu chọn lọc ra những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài.
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Sắp xếp những thông tin, dữ liệu đa dạng thu thập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau thành một hệ thống có kết cấu chặt chẽ trên cơ sở một mô hình lý thuyết nhân khẩu học trong quy hoạch đô thị.
Phương pháp mô hình hóa: Xây dựng mô hình của dữ liệu liên quan giữa nhân khẩu học và quy hoạch. Mô hình là một hệ thống các yếu tố vật chất hay ý niệm được xây dựng nhằm biểu diễn hay tái hiện đối tượng nghiên cứu dưới dạng trực quan. Mô hình nhân khẩu học trong quy hoạch đô thị đóng vai trò đại diện thay thế cho hiện tượng cần nghiên cứu. Các nghiên cứu sẽ được thực hiện trên mô hình thay cho đối tượng gốc. Trên cơ sở nghiên cứu mô hình, nhóm nghiên cứu thu thập những tri thức mới về đối tượng. Những tri thức mới này sẽ tạo nền tảng cho các nghiên cứu sâu, rộng, phức tạp hơn về đối tượng.
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Là phương pháp nghiên cứu đối tượng bằng cách tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và những biến đổi của đối tượng để tìm ra bản chất và quy luật vận động của nó.
Phương pháp thực nghiệm: Phương pháp được sử dụng trong xây dựng chỉ tiêu, chỉ số nhân khẩu học đô thị, thông qua các bước sau: (1) Xác định chính xác các yếu tố, điều kiện tương tác giữa hiện tượng nhân khẩu học và chỉ tiêu quy hoạch; (2) Xây dựng được giả thuyết về mối quan hệ nhân – quả giữa các yếu tố; (3) Tính toán thử nghiệm nhiều lần nhằm xác định các chỉ số định lượng, từ đó để kết luận về tính điển hình của chỉ tiêu.
- Phương pháp chuyên gia: Tham vấn ý kiến và đánh giá của đội ngũ các chuyên gia có trình độ cao trong chuyên ngành nhân khẩu học và quy hoạch đô thị. Khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia sẽ giúp nhận định, làm rõ bản chất của vấn đề, sự kiện nhằm tìm ra giải pháp tối ưu cho chủ đề.
9
1.5.
Lộ trình nghiên cứu
1.5.1. Nghiên cứu tổng quan về công tác tính toán dân số trong quy hoạch đô thị
Nghiên cứu tổng quan về các khái niệm, thuật ngữ và lý luận về tính toán dân số trong quy hoạch đô thị;
- Nghiên cứu tổng quan về các quy định hiện hành liên quan công tác tính toán dân số trong quy hoạch đô thị;
- Đánh giá tổng quan về vai trò của tính toán dân số trong quy hoạch đô thị. 1.5.2. Đánh giá thực trạng công tác tính toán dân số trong quy hoạch đô thị
- Đánh giá thực trạng công tác cơ sở dữ liệu dân số trong quy hoạch đô thị; - Đánh giá thực trạng công tác dự báo dân số trong quy hoạch đô thị;
- Đánh giá thực trạng công tác tính toán dân số trong quy hoạch đô thị; 1.5.3. Xây dựng cơ sở khoa học về tiêu chuẩn hóa công tác tính toán dân số trong
quy hoạch đô thị
Quan điểm, mục tiêu xây dựng tiêu chuẩn tính toán dân số trong quy hoạch đô thị - yêu cầu thiết kế;
- Tổng kết kinh nghiệm quốc tế và trong nước về chuẩn hoá công tác tính toán dân số trong quy hoạch đô thị;
Phương pháp luận tiêu chuẩn tính toán dân số trong quy hoạch đô thị. 1.5.4. Đề xuất tiêu chuẩn hóa công tác tính toán dân số trong quy hoạch đô thị
- Hướng dẫn xây dựng bộ cơ sở dữ liệu dân số trong quy hoạch đô thị;
- Hướng dẫn phương pháp dự báo dân số trong quy hoạch đô thị;
- Hướng dẫn cách tính toán dân số trong các tầng bậc quy hoạch đô thị;
- Hướng dẫn áp dụng bộ chỉ tiêu tính toán dân số trong quy hoạch đô thị.
1.5.5. Dự thảo “Tiêu chuẩn quốc gia – Phương pháp tính toán dân số trong quy
hoạch đô thị - Yêu cầu thiết kế
- Các khái niệm và thuật ngữ liên quan;
- Phương pháp dự báo dân số trong quy hoạch đô thị;
- Phương pháp tính toán dân số trong quy hoạch đô thị; - Các chỉ tiêu liên quan đến dân số trong quy hoạch đô thị.