Chủ nhiệm: TS.KTS. Nguyễn Trung Dũng
Thư ký: TS.KTS. Vũ Tuấn Vinh
Tham gia: TS.KTS. Nguyễn Thành Hưng
TS.KTS. Lưu Đức Minh
KTS. Bùi Văn Phương
Ths.KTS. Cao Sỹ Niêm
KTS. Lê Anh Dũng
Ths.KS. Nguyễn Việt Dũng
CN. Phan Thanh Bích
Ths.KTS. Nguyễn Thị Hồng Diệp
Ths.KTS. Hoàng Tấn Trúc
Ths.KTS. Ibis María Menéndez- Cuesta González
MỤC LỤC MỤC LỤC.. i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.. v DANH MỤC HÌNH ẢNH.. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU.. vii A. PHẦN MỞ ĐẦU.. 1 B. PHẦN NỘI DUNG.. 7 CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG QUY HOẠCH VÀ KHAI THÁC SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ VEN BIỂN VIỆT NAM... 7 1.1. Tổng quan về quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển. 7 1.1.1. Tổng quan về quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển trên thế giới 7 1.1.2. Tổng quan về quy hoạch phát triển các KKTVB tại Việt Nam.. 10 1.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý (GIS) về quy hoạch xây dựng khu kinh tế ven biển Việt Nam.. 15 1.2.1. Khảo sát thực địa thu thập số liệu hiện trạng. 15 1.2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về quy hoạch xây dựng và quản lý khai thác các khu kinh tế ven biển. 16 1.3. Thực trạng công tác lập và triển khai quy hoạch xây dựng tại một số khu kinh tế ven biển. 28 1.3.1. KKTVB Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi 28 1.3.2. KKTVB Chu Lai, tỉnh Quảng Nam.. 32 1.3.3. KKTVB Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng. 37 1.3.4. KKTVB Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 40 1.3.5. KKTVB Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh. 44 1.3.6. KKTVB Phú Quốc – Kiên Giang. 48 1.3.7. KKTVB Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. 51 1.3.8. KKTVB Chân Mây-Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế. 55 1.3.9. KKTVB Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. 58 1.3.10. KKTVB Nhơn Hội, tỉnh Bình Định. 63 1.3.11. KKTVB Đông Nam, tỉnh Nghệ An. 68 1.3.12. KKTVB Năm Căn, tỉnh Cà Mau. 71 1.3.13. KKTVB Hòn La, tỉnh Quảng Bình. 74 1.3.14. KKTVB Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên. 78 1.3.15. KKTVB Đông Nam Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị 84 1.3.16. KKTVB Thái Bình, tỉnh Thái Bình. 86 1.4. Đánh giá các vấn đề trong quy hoạch xây dựng ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác các nguồn lực phát triển khu kinh tế ven biển. 90 1.4.1. Các vấn đề về quy trình nội dung quy hoạch xây dựng KKTVB.. 90 1.4.2. Các vấn đề về quy hoạch và khai thác sử dụng đất đai 92 1.4.3. Các vấn đề về quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đầu mối KKTVB.. 98 1.5. Các vấn đề về mô hình phát triển và tổ chức quản lý KKTVB.. 106 1.5.1. Mô hình phát triển. 106 1.5.2. Mô hình tổ chức quản lý. 107 1.6. Đánh giá chung về quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng KKTVB.. 109 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ CHO ĐỔI MỚI NỘI DUNG QUY HOẠCH XÂY DỰNG KHU KINH TẾ VEN BIỂN NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ KHAI THÁC CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN.. 112 2.1. Cơ chế, chính sách phát triển khu kinh tế ven biển Việt Nam.. 112 2.1.1. Khung pháp lý cho quy hoạch và quản lý quy hoạch các KKTVB.. 112 2.1.2. Cơ chế, chính sách hỗ trợ quy hoạch phát triển KKTVB.. 115 2.2. Bối cảnh kinh tế-chính trị và các tác động đến mô hình quy hoạch KKTVB.. 119 2.2.1. Bối cảnh kinh tế thế giới và các tác động. 119 2.2.2. Bối cảnh kinh tế trong nước và các tác động. 124 2.3. Tác động của Biến đổi khí hậu và Nước biển dâng. 126 2.3.1. Các kịch bản biến đổi khí hậu tại Việt Nam.. 126 2.3.2. Tác động của Biến đổi khí hậu đối với khu vực ven biển. 127 2.4. Kinh nghiệm phát triển các KKTVB tại Cuba và quốc tế. 130 2.4.1. Quy hoạch Đặc khu phát triển kinh tế Mariel-Cuba. 130 2.4.2. Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển tại một số quốc gia. 132 2.4.3. Đúc kết các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.. 146 2.5. Một số lý thuyết về quy hoạch khu kinh tế ven biển bền vững. 152 2.5.1. Lý thuyết về mô hình khu kinh tế. 152 2.5.2. Lý thuyết về phát triển bền vững. 153 2.5.3. Cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực đất đai trong quy hoạch xây dựng. 156 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH KHU KINH TẾ VEN BIỂN NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN 160 3.1. Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả khai thác nguồn lực trong giải pháp quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng KKTVB.. 160 3.1.1. Mục tiêu. 160 3.1.2. Nội dung đánh giá. 160 3.1.3. Nội dung tiêu chí 160 3.2. Đổi mới phương pháp QHXD khu kinh tế ven biển. 168 3.2.1. Tiếp cận quy hoạch xây dựng KKTVB theo định hướng phát triển bền vững 168 3.2.2. Đổi mới quy trình nội dung quy hoạch xây dựng KKTVB.. 168 3.3. Giải pháp quy hoạch xây dựng KKTVB nhằm tăng cường hiệu quả khai thác các nguồn lực phát triển. 174 3.3.1. Xác định quy mô, tích chất, cấu trúc không gian. 174 3.3.2. Giải pháp tăng cường hiệu quả quy hoạch sử dụng đất đai KKTVB.. 178 3.3.3. Giải pháp liên kết phát triển trong quy hoạch xây dựng KKTVB.. 180 3.3.4. Lồng ghép ứng phó BĐKH trong quy hoạch xây dựng các KKTVB.. 182 3.4. Giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý quy hoạch xây dựng KKTVB.. 189 3.4.1. Quan điểm, nguyên tắc quản lý. 189 3.4.2. Hoàn thiện khung pháp lý cho công tác quản lý thực hiện QHXD.. 190 3.4.3. Tăng cường hiệu lực của Quy định quản lý kèm theo đồ án QHXD.. 191 3.4.4. Đổi mới mô hình phát triển và tổ chức quản lý KKTVB.. 193 3.4.5. Tăng cường hiệu quả quản lý đầu tư theo QHXD.. 196 3.5. Đề xuất một số cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển các KKTVB.. 197 3.5.1. Cơ chế, chính sách hỗ trợ tăng cường liên kết phát triển giữa các KKTVB 197 3.5.2. Cơ chế chính sách khuyến khích tăng cường lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư, 200 3.6. Nghiên cứu điểm điều chỉnh định hướng quy hoạch chung xây dựng KKTVB Chu Lai-tỉnh Quảng Nam.. 202 3.6.1. Lý do và sự cần thiết lập điều chỉnh quy hoạch. 202 3.6.2. Tình hình triển khai đầu tư xây dựng, khai thác. 204 3.6.3. Điều chỉnh phân bố các khu chức năng trong khu kinh tế đến năm 2035 210 3.6.4. Định hướng điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2035 & tầm nhìn đến năm 2050. 215 3.6.5. Kết luận: 219 C. KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ 222 TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 227 |
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do và sự cần thiết nghiên cứu
Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII năm 1997 đã đề ra chủ trương nghiên cứu xây dựng thí điểm một vài đặc khu kinh tế (KKT), khu mậu dịch tự do ở những địa bàn ven biển có đủ điều kiện.
Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khoá X về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 của Đảng ta chỉ rõ: “Nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại tạo ra tốc độ phát triển nhanh bền vững với hiệu quả, tốc độ cao; phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% GDP của cả nước, trong đó các KKT được xác định đóng vai trò động lực, chủ đạo”.
Bên cạnh đó, Bộ Chính trị đã có ý kiến chỉ đạo về việc hình thành các KKT tại các Thông báo số 79-TB/TW ngày 27/9/2002 và số 155-TB/TW ngày 9/9/2004 của Ban chấp hành Trung ương; Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010.
Tại các Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 05/10/2004 về Đề án Phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn 2020; Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương nghiên cứu xây dựng đề án thành lập KKT trên cơ sở phân tích tiềm năng lợi thế của các vùng, thể chế hoá chủ trương của Bộ Chính trị, tạo ra khung pháp lý và tổ chức hoạt động của KKT nhằm bảo đảm sự phát triển lâu dài và bền vững của các KKT.
Để triển khai các định hướng trên của Đảng, Đề án Quy hoạch các Khu kinh tế ven biển (KKTVB) Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1353/QĐ-TTg, tháng 9/2008. Đến nay, trên toàn quốc đã có 18 KKTVB được phê duyệt, 16 KKTVB được thành lập, gồm: 2 khu ở vùng Đồng bằng sông Hồng là: Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) và Đình Vũ – Cát Hải (thành phố Hải Phòng); 11 khu ở vùng Duyên hải miền Trung là Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa), Đông Nam Nghệ An (tỉnh Nghệ An), Vũng áng (tỉnh Hà Tĩnh), Hòn La (tỉnh Quảng Bình), Chân Mây-Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên Huế), Chu Lai (tỉnh Quảng Nam), Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), Nhơn Hội (tỉnh Bình Định), Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa), Nam Phú Yên (tỉnh Phú Yên) và Đông Nam Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị); 03 khu ở miền Nam là đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới (tỉnh Kiên Giang), Định An (tỉnh Trà Vinh), Năm Căn (Cà Mau) Tổng diện tích mặt đất và mặt nước biển của 16 KKTVB là gần 815 nghìn ha.
Các KKTVB đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, tăng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm và ổn định kinh tế-xã hội địa phương. Năm 2016, các KKTVB đạt tổng doanh thu khoảng 8 tỷ đô la, xuất khẩu đạt hơn 5 tỷ USD, đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng 30 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh các lợi ích kinh tế, các KKT ven biển còn tạo điều kiện cho các địa phương giải quyết việc làm, thu hút lao động có trình độ tay nghề cao. Đến nay, các KKTVB đã giải quyết việc làm cho khoảng 130 nghìn lao động. Một số khu du lịch, nghỉ dưỡng tại các KKTVB đã hình thành thu hút phát triển ngành du lịch trong nước và quốc tế.
Bên cạnh các thành tựu đạt được, việc quy hoạch các KKTVB nước ta còn tồn tại nhiều khó khăn thách thức, trong đó nổi cộm nhất là vấn đề khai thác sử dụng chưa hiệu quả. Hiện tại, tỉ lệ lấp đầy tại các KKTVB mới đạt dưới 40% diện tích. Theo các quyết định thành lập ban đầu, cả nước có 15 KKTVB được thành lập với tổng diện tích 662.249 ha. Theo quy hoạch chung xây dựng các KKTVB, có khoảng 54.300 ha đất trong KKTVB dành cho mục đích sản xuất kinh doanh, du lịch, dịch vụ (chiếm 8% tổng diện tích đất các KKTVB); khoảng 12.100 ha đất khu phi thuế quan (2%); đất nông lâm ngư nghiệp 71.100 ha (11%); đất khu dân cư khoảng 36.800 ha (6%); đất công trình công cộng, khu hành chính khoảng 25.200 ha (4%) và đất mặt nước, sông ngòi, đồi núi khoảng 318.800 ha (48%). Như vậy, trong các KKTVB chỉ có khoảng 10% diện tích đất phục vụ trực tiếp cho sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ, thương mại là các ngành tạo ra giá trị sản xuất cho KKTVB. Đất hành chính, công cộng, phục vụ dân sinh và đất mặt nước, đồi núi chiếm phần diện tích chủ yếu trong các KKTVB.
Bên cạnh đó, công tác đầu tư còn dàn trải, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, nguồn lực đầu tư hạn chế. Thực tế, trong 18 KKTVB đã được phê duyệt, có 14 khu được thành lập ở những tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Do đó, việc phát triển kết cấu hạ tầng chủ yếu phải dựa vào nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, đóng góp của nhiều khu kinh tế ven biển vào cơ cấu kinh tế chung tại các địa phương chưa thực sự rõ nét.
Ngoài một số KKTVB được thành lập sớm, có đầu tư trọng điểm như Dung Quất, Vũng Áng, Nghi Sơn, Chu Lai, được quy hoạch hệ thống giao thông kết nối, nằm trong hành lang vành đai kinh tế ven biển thuận lợi, còn lại phần lớn các KKTVB vẫn đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, kỹ thuật.
Bên cạnh đó, vấn đề về liên kết vùng, bảo vệ môi trường và ứng phó với Biến đổi khí hậu (BĐKH) cũng là thách thức lớn trong quá trình phát triển các KKTVB. Mặc dù đã có Đề án quy hoạch phát triển tổng thể, nhưng vẫn xảy ra tình trạng cạnh tranh giữa các địa phương ven biển khi có xu hướng phát triển KKTVB của riêng mình với quy mô lớn và hạ tầng (cảng biển, sân bay…) đầy đủ nhất có thể. Các chính sách ưu đãi nhằm cạnh tranh thu hút đầu tư có phần nào làm giảm nhẹ các yêu cầu về tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH và NBD. Sự cố môi trường trầm trọng do công ty Formosa thuộc khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh xảy ra năm 2016 vừa qua là lời cảnh tỉnh cho các vấn đề trên.
Trong số các nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra tình trạng các KKTVB nước ta chậm phát triển và chưa phát huy hết được hiệu quả trong những năm qua, thì công tác quy hoạch phát triển, trong đó có quy hoạch xây dựng có phần trách nhiệm không nhỏ. Việc quy hoạch và thành lập ở một số KKTVB chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển, còn mang nhiều tính cục bộ, chưa được xem xét một cách tổng thể hài hòa lợi của quốc gia.
Ở phạm vi vĩ mô, việc thiếu vắng một công cụ điều tiết về mặt không gian nhằm cụ thể hóa Quyết định 1353/QĐ-TTg đã khiến cho việc triển khai lập QHXD các KKTVB được xây dựng một cách thiếu gắn kết trong một chiến lược chung và đó cũng là nguyên nhân khiến cho có sự trùng lắp về chức năng cơ bản của các KKTVB, đặc biệt các KKTVB gần kề nhau; từ đó cũng dẫn đến việc đầu tư dàn trải và lãng phí các cơ sở hạ tầng đầu mối như: Cảng biển, sân bay…
Ở phạm vi một KKTVB, Quy hoạch xây dựng tồn tại nhiều vấn đề lớn sau:
+ Về phạm vi quy hoạch: Phạm vi và quy mô lập quy hoạch các KKTVB chưa hợp lý, hầu hết các KKTVB có quy mô rất lớn từ hàng trục nghìn ha bao phủ nhiều diện tích đất tự nhiên, điều này dẫn đến chi phí lập quy hoạch, chi chí đầu tư hạ tầng rất lớn và ngoài ra việc các KKTVB nằm trên một hoặc nhiều đơn vị hành chính khác nhau cũng gây khó khăn cho công tác quản lý.
+ Về cơ cấu chức năng: Đa số các KKTVB được quy hoạch là các khu kinh tế tổng hợp, bao gồm rất nhiều chức năng: Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, đô thị, chế xuất…do vậy dẫn đến dàn trải và thiếu tập trung ưu tiên vào các chức năng tạo ra giá trị gia tăng lớn như công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ. Một số khu chức năng như khu phi thuế quan, hiện nay hiệu quả khai thác rất hạn chế, do các ưu đãi về thuế quan đã bị loại bỏ khá nhiều theo các hiệp định thự do thương mại FTA.
+ Về tiêu chuẩn quy hoạch: Đa số đồ án quy hoạch chung xây dựng các KKTVB được nghiên cứu trước thời điểm năm 2014 và được áp dụng theo tiêu chuẩn quy hoạch đô thị (Luật Quy hoạch đô thị 2009 và Luật Xây dựng 2003), trong khi về tính chất đây là các khu chức năng đã được quy định theo Luật Xây dựng sửa đổi năm 2014 và 2020.
Với các vấn đề tồn tại trên trong công tác quy hoạch các KKTVB Việt Nam, thì việc nghiên cứu đổi mới quy trình và phương pháp QHXD và quản lý quy hoạch là hết sức cần thiết nhằm khắc phục các mặt hạn chế, góp phần tháo gỡ các khó khăn để thúc đẩy các KKTVB ViệtNam phát triển đúng với tiềm năng lợi thế. Bên cạnh đó, việc đề tài được nghiên cứu trong khuôn khổ một nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo nghị định thư sẽ tạo điều kiện cho việc nghiên cứu và tiếp thu các kinh nghiệm quốc tế từ đối tác Cuba và các nước phát triển trên thế giới, những nước đã có nhiều thập kỷ xây dựng và phát triển thành công các KKTVB và đang có những hướng tiếp cận mới cho sự phát triển bền vững cho sự phát triển các KKTVB trong bối cảnh BĐKH và toàn cầu hóa hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Pham vi nghiên cứu: Công tác lập quy hoạch xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng các khu kinh tế ven biển.
- Thời hạn nghiên cứu: Theo định hướng quy hoạch chung xây dựng các khu kinh tế ven biển đến năm 2030, tầm nhìn đến 2040.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Nghiên cứu lý thuyết và thực tế công tác quy hoạch xây dựng các KKTVB để tổng hợp đúc kết các vấn đề, đưa các các phân tích về xu hướng phát triển.
- Phương pháp chuyên gia: tổ chức 02 hội thảo lấy ý kiến chuyên gia trong nước và Cuba về các lĩnh vực, các ngành liên quan thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp, hội thảo khoa học và ý kiến phản biện.
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu, số liệu khảo sát từ các đề tài, dự án nghiên cứu, đồ án quy hoạch xây dựng các KKTVB mà VIUP và các đơn vị khác triển khai thực hiện.
- Phương pháp so sánh: Thông qua sự so sánh với các trường hợp quốc tế, đặc biệt là tại các nước có lịch sử phát triển các khu kinh tế ven biển để đúc rút ra các bài học kinh nghiệm áp dụng cho công tác thiết kế, quy hoạch xây dựng KKTVB tại Việt Nam và Cuba.
5. Sản phẩm nghiên cứu:
6. Giải thích khái niệm
Khu kinh tế: là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh (Nghị định 35/2022/NĐ-CP).
Khu kinh tế ven biển: là khu kinh tế được thành lập ở khu vực ven biển và địa bàn lân cận khu vực ven biển (Nghị định 35/2022/NĐ-CP).
Khu chức năng đặc thù: là khu vực phát triển theo các chức năng chuyên biệt hoặc hỗn hợp như khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; khu du lịch, khu sinh thái; khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa; khu nghiên cứu đào tạo; khu thể dục thể thao; cảng hàng không, cảng biển; khu vực đầu mối hạ tầng kỹ thuật; khu chức năng đặc thù khác được xác định theo quy hoạch xây dựng vùng được phê duyệt hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.
Quy hoạch xây dựng: là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng đặc thù; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh (Luật xây dựng 2014)
Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù: là việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong phạm vi một khu chức năng đặc thù. Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù gồm quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng (Luật xây dựng 2014).