Chủ nhiệm: PGS.TS.KTS. Lưu Đức Cường, Viện trưởng VIUP, MOC
Thứ ký đề tài: ThS. Nguyễn Huy Dũng
Các thành viên nhóm nghiên cứu:
MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. 6 DANH MỤC BẢNG.. 8 DANH MỤC HÌNH.. 11 MỞ ĐẦU 15 1. Sự cần thiết 15 2. Mục tiêu nghiên cứu. 18 3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu. 18 4. Phương pháp nghiên cứu. 19 CHƯƠNG 1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG LŨ ỐNG, LŨ QUÉT, SẠT LỞ ĐẤT VÀ RÀ SOÁT CÔNG TÁC QUY HOẠCH ĐÔ THỊ, ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN TRONG KHU VỰC CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA LŨ ỐNG, LŨ QUÉT, SẠT LỞ ĐẤT VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC.. 21 1.1. Tổng quan về lũ ống, lũ quét, sạt lở đất và công tác phòng chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất ở các vùng trung du, miền núi Việt Nam.. 21 1.1.1. Đặc điểm tình hình lũ ống, lũ quét, sạt lở đất ở các vùng trung du, miền núi Việt Nam...... 21 1.1.2. Công tác phòng, chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất ở nước ta. 41 1.1.3. Quy hoạch xây dựng và nội dung phòng chống thiên tai trong quy hoạch xây dựng 48 1.1.4. Các nghiên cứu liên quan đến quy hoạch đô thị, điểm dân cư nông thôn trong khu vực chịu ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét, sạt lở đất 56 1.2. Thực trạng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các đô thị và điểm dân cư nông thôn vùng trung du và miền núi phía Bắc. 66 1.2.1. Tổng quan các vấn đề về rủi ro thiên tai vùng Trung du và miền núi phía Bắc. 66 1.2.2. Đánh giá thực trạng tác động, thiệt hại của lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đến các đô thị, điểm dân cư nông thôn vùng TD&MNPB.. 82 1.2.3. Nguyên nhân và cơ chế hình thành lũ ống, lũ quét và sạt lở đất. 132 1.3. Rà soát, đánh giá thực trạng quy hoạch đô thị, điểm dân cư nông thôn trong công tác phòng chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất vùng trung du và miền núi phía Bắc. 139 1.3.1. Đánh giá tình hình quy hoạch đô thị, điểm dân cư nông thôn tại các khu vực chịu ảnh hưởng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất 139 1.3.2. Rà sát, xác định các vấn đề của quy hoạch đô thị, điểm dân cư nông thôn liên quan tới công tác phòng chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất 151 1.4. Đánh giá chung. 174 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỐI VỚI QUY HOẠCH ĐÔ THỊ, ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN TRONG KHU VỰC CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA LŨ ỐNG, LŨ QUÉT VÀ SẠT LỞ ĐẤT. 177 2.1. Cơ sở lý luận. 177 2.1.1. Khái niệm lũ ống, lũ quét, trượt lở đất 177 2.1.2. Nguyên nhân, cơ chế hình thành và các yếu tố tác động đến lũ ống, lũ quét, sạt lở đất TDMNPB.. 181 2.1.3. Lập bản đồ cảnh báo rủi ro ảnh hưởng của ống, lũ quét và sạt lở đất 199 2.2. Cơ sở pháp lý cho công tác quy hoạch đô thị, điểm dân cư nông thôn trong khu vực chịu ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét, sạt lở đất 202 2.2.1. Hệ thống Luật, Nghị định, Thông tư về quy hoạch xây dựng liên quan bảo vệ đô thị và điểm dân cư nông thôn ứng phó thiên tai 202 2.2.2. Hệ thống Quy chuẩn, Tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến bảo vệ đô thị và điểm dân cư nông thôn. 206 2.2.3. Các định hướng, chiến lược, quy hoạch liên quan đến bảo vệ đô thị và điểm dân cư nông thôn. 206 2.2.4. Các cơ sở pháp lý có liên quan khác. 207 2.3. Kinh nghiệm quốc tế về phòng chống thiên tai và lũ ống, lũ quét, sạt lở đất 208 2.3.1. Kinh nghiệm phòng chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất trên thế giới 208 2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho công tác quy hoạch đô thị, điểm dân cư nông thôn trong khu vực chịu ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét và sạt lở đất ở Việt Nam.. 231 2.4. Cơ sở quy hoạch đô thị, điểm dân cư nông thôn trong vùng ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét, sạt lở đất 232 2.4.1. Cơ sở lựa chọn đất xây dựng trong khu vực ảnh hưởng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất: 232 2.4.2. Cơ sở quy hoạch không gian, sử dụng đất ứng phó với lũ ống, lũ quét, sạt lở đất: 238 2.4.3. Cơ sở quy hoạch hệ thống công trình bảo vệ đô thị, điểm dân cư, sơ tán khẩn cấp và chuẩn bị kỹ thuật: 243 2.4.4. Cơ sở quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong vùng ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét, sạt lở đất: 247 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH ĐÔ THỊ, ĐIỂM DÂN CƯ NÔNG THÔN TRONG KHU VỰC CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA LŨ ỐNG, LŨ QUÉT VÀ SẠT LỞ ĐẤT 250 3.1. Quan điểm, nguyên tắc, mô hình quy hoạch đô thị, điểm dân cư nông thôn trong khu vực chịu ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét và sạt lở đất trong điều kiện BĐKH.. 250 3.1.1. Quan điểm, nguyên tắc quy hoạch đô thị, điểm dân cư nông thôn trong khu vực chịu ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét và sạt lở đất 250 3.1.2. Mô hình quy hoạch đô thị, điểm dân cư nông thôn trong khu vực chịu ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét và sạt lở đất trong điều kiện BĐKH.. 252 3.2. Các giải pháp chung đối với quy hoạch đô thị, điểm dân cư nông thôn trong khu vực chịu ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét và sạt lở đất 255 3.2.1. Giải pháp theo dõi, giám sát, thu thập thông tin lũ ống, lũ quét, sạt lở đất 256 3.2.2. Giải pháp dự báo, cảnh báo, lập bản đồ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất 257 3.2.3. Giải pháp quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng. 259 3.2.4. Giải pháp quy hoạch thủy lợi phòng chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất 260 3.2.5. Giải pháp quy hoạch hệ thống thông tin, truyền thông trong ứng phó với lũ ống, lũ quét, sạt lở đất 261 3.3. Đề xuất giải pháp quy hoạch đô thị trong khu vực chịu ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét và sạt lở đất 262 3.3.1. Giải pháp xây dựng bản đồ đánh giá đất xây dựng đô thị trên cơ sở kế thừa bản đồ cảnh báo lũ quét, sạt lở đất 262 3.3.2. Giải pháp quy hoạch không gian và sử dụng đất đô thị gắn với phòng chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất 278 3.3.3. Giải pháp quy hoạch hệ thống công trình bảo vệ đô thị, sơ tán khẩn cấp. 286 3.3.4. Giải pháp quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị 308 3.4. Đề xuất các giải pháp quy hoạch điểm dân cư nông thôn trong khu vực chịu ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét và sạt lở đất 314 3.4.1. Giải pháp xây dựng bản đồ đánh giá đất xây dựng điểm dân cư nông thôn trong khu vực lũ ống, lũ quét, sạt lở đất 314 3.4.2. Giải pháp quy hoạch hệ thống công trình sơ tán khẩn cấp. 315 3.4.3. Giải pháp quy hoạch không gian và sử dụng đất điểm dân cư nông thôn gắn với phòng chống lũ ống, lũ quét, trượt lở đất 315 3.4.4. Giải pháp quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật điểm dân cư nông thôn trong khu vực chịu ảnh hưởng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất 317 3.5. Đề xuất cơ chế, chính sách về bảo vệ đô thị và điểm dân cư nông thôn trong khu vực chịu ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét và sạt lở đất 319 3.5.1. Cơ chế, chính sách quản lý phát triển đô thị, khu dân cư trong khu vực chịu ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét và sạt lở đất. 319 3.5.2. Cơ chế, chính sách bảo vệ rừng và nguồn nước. 320 3.5.3. Cơ chế chính sách về định cư và tái định cư. 320 3.5.4. Cơ chế chính sách về nguồn lực thực hiện. 322 3.6. Đề xuất các nội dung bổ sung, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật 322 3.6.1. Sửa đổi, bổ sung các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư.. 322 3.6.2. Sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật 323 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. 325 Kết luận. 325 Kiến nghị 326 TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 328 |
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (gọi tắt là vùng TD&MNPB) có vị trí địa lý đặc biệt ở phía Bắc Việt Nam, với diện tích tự nhiên của toàn vùng là 115.153,4 km2 chiếm 35% diện tích tự nhiên cả nước, dân số trung bình 13.162.421 triệu người, chiếm 13,1% dân số cả nước. Gồm 14 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình.
Vùng TD&MNPB có vị trí nằm trên nhiều tuyến giao thông chiến lược quốc gia đường bộ, đường sắt nối Thủ đô Hà Nội với các cửa khẩu biên giới. Vùng TD&MNPB nằm trong 2 hành lang giao thương quốc tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội- Hải Phòng và Nam Ninh- Lạng Sơn- Hà Nội- Hải Phòng - Quảng Ninh gắn với trục đường Hồ Chí Minh và tuyến đường xuyên Á đi Trung Quốc... rất thuận lợi cho giao dịch, thương mại quốc tế, phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng Quốc gia.
Thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng TD&MNPB xác định “ đây là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; có vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ; có tiềm năng, lợi thế về nông, lâm nghiệp, thuỷ điện, khoáng sản, du lịch và kinh tế cửa khẩu, là vùng có đồng bào dân tộc sinh sống gắn bó lâu đời, mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng”.
Tuy vùng TD&MNPB có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế song cũng là vùng có địa hình phức tạp, chia cắt hiểm trở, hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn, kinh tế phát triển chậm, cơ sở hạ tầng thiếu và yếu kém nhất là giao thông, thủy lợi, phát triển đô thị-nông thôn..., lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai.
Trong những năm gần đây, tình hình thiên tai ở các tỉnh miền núi Việt Nam ngày càng diễn ra phức tạp. Đặc biệt là hiện tượng trượt lở đất, đá, lũ, lũ quét xảy ra thường xuyên gây tổn thất nghiêm trọng về người, tài sản và môi trường sinh thái.
Theo báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN từ các địa phương Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Cao Bằng, mưa lũ xảy ra từ ngày 01-03/8 /2017 trên địa bàn các tỉnh đã gây thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản. Tổng thiệt hại về vật chất lên tới hơn 610 tỷ đồng. Cùng với đó là có 33 người chết và mất tích.
Tính đến ngày 4/8/2017, đã thống kê được có 9 người bị thiệt mạng (Yên Bái: 2 người, Sơn La: 6 người, Lai Châu: 1 người) và 24 người còn đang mất tích (Yên Bái: 12 người, Sơn La: 10 người, Lai Châu: 2 người). Có 12 người bị thương (Yên Bái: 9 người, Sơn La: 3 người) đang được phục hồi sức khỏe hoặc cấp cứu tại các bệnh viện, trung tâm y tế. Số lượng nhà ở bị lũ cuốn trôi hoặc đánh sập hoàn toàn đến nay là 196 căn. Ngoài ra, 131ha lúa bị cuốn trôi, vùi lấp do sạt lở; 89 gia súc và 835 gia cầm bị chết. Mưa lũ đã gây ra tình trạng sạt lở tại nhiều tuyến đường, trong đó các tuyến quốc lộ bị vùi lấp khoảng 13.642m3 đất đá còn đường tỉnh lộ là 40.136m3 (tập trung chủ yếu ở huyện Nậm Nhùn, Mường Tè (Lai Châu), Điện Biên, Sơn La. Riêng ở huyện Mù Cang Chải, khoảng 16.500m3 đã chôn vùi hoàn toàn tuyến đường tổ 8, thị trấn Mù Cang Chải và đường đi xã Chế Cu Nha. Ngoài ra, lũ đã cuốn trôi 3.000m đường tỉnh lộ 109 làm xã Nậm Chiến và thủy điện Nậm Chiến, huyện Mường La – Sơn La bị cô lập.
Cường độ mưa lớn ở các tỉnh Bắc Trung Bộ tập trung vào ngày 9 và 10-10, trong khi ở Bắc Bộ xảy ra tập trung từ đêm 10-10 đến đêm 11-10. Đặc biệt, lượng mưa lớn nhất cực đoan tập trung ở khu vực Hòa Bình với tổng lượng mưa ở khu vực này đạt 300-400mm, có nơi xấp xỉ 500mm. Cá biệt có điểm ở Hòa Bình 550mm trong khi ở các khu vực khác phổ biến 100-200mm, có nơi hơn 300mm.
Mưa lớn ở Yên Bái cuốn trôi nhà dân, gây thiệt hại nặng về người và tài sản. Theo thông tin lúc 11 giờ trưa ngày 11/10/2017, do mưa lớn trong hai ngày qua, tại huyện Trạm Tấu đã có 10 nhà bị trôi sạt, một người chết và ba người mất tích, bốn người bị thương. Tại khu vực suối Nung (thị xã Nghĩa Lộ), mực nước lũ dâng cao đỉnh điểm vào lúc 4 giờ 30 phút sáng ngày 11/10/2017, ảnh hưởng hơn 60 hộ dân sinh sống dọc hai bên suối thuộc địa phận các tổ dân phố 1, 2, 3, 15, 16 và các bản Ngoa, bản Noong, bản Noọng của phường Pú Trạng. Trong đó, có hai nhà tạm bị cuốn trôi hoàn toàn; một người bị lũ cuốn trôi đã được vớt và cứu sống; một người bị điện giật đang được điều trị; còn lại chủ yếu là các hộ bị ngập lụt ảnh hưởng nghiêm trọng về tài sản, hoa màu. Trung tâm Y tế thị xã Nghĩa Lộ và nhiều hộ dân ở đây cũng bị ngập sâu trong nước.
Nước lũ cô lập nhiều xã của tỉnh Phú Thọ. Thông tin từ Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Phú Thọ cho biết, do mưa lớn kéo dài, nước lũ dâng nhanh khiến một số xã trên địa bàn tỉnh bị cô lập, hàng trăm ha hoa màu bị ngập úng. Tại huyện Tân Sơn, một số tuyến đường các xã: Xuân Sơn, Xuân Đài, Kim Thượng, Lai Đồng, Văn Luông, Tam Thanh... và một số khu lẻ của các xã khác bị cô lập. Dù hiện mưa đã ngớt nhưng tại các đập tràn, nước vẫn chảy xiết khiến người và các phương tiện không thể lưu thông. Tại huyện Thanh Sơn, có 219 hộ bị cô lập, hơn 300ha hoa màu bị ngập úng. Huyện Tam Nông, nước lớn đã tràn ngập làm cô lập 155 hộ dân; hàng trăm lồng cá bị phá hỏng và hàng chục ha hoa màu bị ngập úng.
Mưa lũ ở Sơn La làm năm người chết, ba người mất tích. Mưa lũ đã làm thiệt hại 73 nhà dân, trong đó 64 nhà bị sạt lở, chín nhà phải di rời khẩn cấp. Riêng huyện Phù Yên 55 nhà bị thiệt hại, trong đó bản Cù, xã Huy Tân có tới 24 nhà bị hư hỏng. Mưa lũ làm thiệt hại nặng về cơ sở hạ tầng, trong đó cuốn trôi một cầu treo ở xã Tân Lập, huyện Mộc Châu và cuốn trôi hai mố cầu của xã Gia Phù, huyện Phù Yên. Đường giao thông đến sáu xã vùng Mường của huyện Phù Yên bị cô lập; nhiều cột điện bị gẫy, gây mất điện cả huyện Phù Yên, ước tính tổng thiệt hại khoảng 30 tỷ đồng.
Thiệt hại do lũ ống, lũ quét, trượt lở đất chủ yếu do các nguyên nhân khách quan như mưa cường độ lớn, tập trung trong một thời gian ngắn tại những khu vực có độ dốc lớn, tốc độ dòng chảy mạnh có sức tàn phá lớn, nhưng trong rất nhiều trường hợp những thiệt hại xẩy ra là do tác động của hoạt động phát triển kinh tế của con người, do sự chủ quan, bất cẩn, thiếu hiểu biết về thiên tai như là việc bạt núi mở đường chưa đáp ứng độ ổn định tạo nguy cơ sạt trượt; khai thác khoáng sản, gỗ, xây dựng công trình cơ sở hạ tầng đã đào bới đất đá, làm ngầm, cầu qua sông, suối gây cản trở, ách tắc đường thoát lũ; San lấp sông, suối để xây dựng công trình, nhà ở, cơ sở sản xuất gây tắc ngẽn dòng chảy, các khu vực dòng suối bị co hẹp; xây nhà ở khu vực khe suối, sườn dốc, chân đồi, núi, chân taluy đường giao thông, vùng trũng thấp; do ý thức của người dân về phòng chống thiên tai: thiệt hại do qua sông, qua ngầm, vớt củi và bất cẩn trong khi có lũ.
Để đối phó với lũ quét và sạt lở đất trong những năm vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 Quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão trong đó quy định về các nhiệm vụ của các Bộ, ngành và địa phương trong công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai; Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 32/2004/CT-TTg ngày 17/9/2004 đề ra các giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm xây dựng chương trình phòng tránh lũ quét, sạt lở đất; đã ban hành Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 trong đó đã xác định cụ thể định hướng, các biện pháp chính để phòng tránh lũ quét, sạt lở đất khu vực miền núi và Tây Nguyên; Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 về “Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng”; Ban hành và triển khai thực hiện Chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng theo Quyết định 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ; Trong năm 2013, Quốc Hội cũng đã thông qua Luật phòng, chống thiên tai làm cơ sở để các Bộ ngành và địa phương triển khai các biện pháp có hiệu quả cho công tác phòng chống thiên tai trong đó có lũ, lũ quét và sạt lở đất.
Công tác chỉ đạo đối phó và khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất đã được Chính phủ, các Bộ, ngành và chính quyền địa phương quan tâm và đạt được nhiều kết quả, song qua thực tế cho thấy công tác phòng tránh lũ quét, sạt lở đất vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục, đặc biệt là công tác bố trí, bảo vệ, di dời dân sống ở khu vực dễ bị ảnh hưởng trực tiếp của lũ quét, thiên tai còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thiếu quỹ đất tại các khu vực vùng núi cao; ngoài ra, tập quán và điều kiện sinh sống ở nơi ở mới không phù hợp nên nhiều hộ dân không chịu di chuyển và cần có những phương án giải pháp bảo vệ. Việc cảnh báo, phân vùng nguy cơ lũ quét có độ chính xác hạn chế, chưa thể sử dụng để quy hoạch cũng như chỉ đạo, điều hành phòng tránh. Việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch tổng thể về bố trí dân cư, sản xuất, công tác dự báo và cảnh báo còn hạn chế...
Lũ quét, sạt lở đất là loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra ở các địa phương trên toàn quốc, đặc biệt là vùng Trung du và Miền núi phía Bắc với quy mô đáng kể và khó dự báo chính xác. Do đó công tác phòng tránh lũ, lũ quét, sạt lở đất phải tập trung theo hướng lấy phòng ngừa là chính. Đối với các đô thị, điểm dân cư nông thôn hiện hữu đang chịu tác động của lũ quét, sạt lở đất cần có giải pháp công trình bảo vệ, sơ tán khẩn cấp hoặc chuyển đổi sử dụng cũng như hạn chế xây dựng, di rời cấm xây dựng. Đối với các đô thị, điểm dân cư mới cần lựa chọn đất xây dựng an toàn và có phương thức sử dụng đất, bố trí các hệ thống hạ tầng kỹ thuật phù hợp. Việc phòng chống lũ quét, sạt lở đất là việc làm cấp bách của các ngành các cấp, trong đó việc hoạch định các giải pháp quy hoạch xây dựng để phòng ngừa, bảo vệ dân cư, tài sản, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, phòng ngừa giảm thiểu tác hại của lũ qét, sạt lở đất, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu là rất cần thiết. Vì vậy việc “Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn trong khu vực chịu ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét, sạt lở đất - Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc” là cần thiết và cấp bách.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng tác động, ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đối với các đô thị, điểm dân cư nông thôn vùng Trung du và Miền núi phía Bắc. Rà soát công tác quy hoạch đô thị, điểm dân cư nông thôn trong vùng chịu ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
- Đề xuất các giải pháp quy hoạch đô thị, điểm dân cư nông thôn trong khu vực chịu ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhằm phòng tránh, giảm nhẹ tác động của thiên tai, nâng cao năng lực ứng phó với tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu.
- Biên soạn hướng dẫn quy hoạch đô thị, điểm dân cư nông thôn trong vùng chịu ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét, sạt lở đất - Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, nhằm nâng cao vai trò, hiệu quả của quy hoạch đô thị, điểm dân cư nông thôn trong công tác phòng, chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quy hoạch đô thị, điểm dân cư nông thôn, loại hình thiên tai lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
Phạm vi nghiên cứu: Các đô thị và điểm dân cư nông thôn vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá thực trạng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất và rà soát công tác quy hoạch đô thị, điểm dân cư nông thôn trong khu vực chịu ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét, sạt lở đất vùng trung du và miền núi phía Bắc
- Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác quy hoạch đô thị, điểm dân cư nông thôn trong khu vực chịu ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét và sạt lở đất
- Đề xuất các giải pháp quy hoạch đô thị, điểm dân cư nông thôn trong khu vực chịu ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét, sạt lở đất vùng Trung du và Miền núi phía Bắc trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
- Xây dựng Hướng dẫn Quy hoạch đô thị, điểm dân cư nông thôn trong khu vực chịu ảnh hưởng của lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu chính sau:
Phương pháp phân tích đánh giá tổng hợp các số liệu và thông tin thu thập.
Vấn đề thu thập tài liệu liên quan đến tai biến là vấn đề quan trọng đã được đặt ra. Đây là bước đầu tiên được xem xét trước khi triển khai công tác nghiên cứu điều tra thực địa. Các số liệu này giúp người thực hiện nhiệm vụ có những nét khái quát mang tính tổng quan về thực trạng và diễn biến của lũ ống, lũ quét, trượt lở đất, những hậu quả thiệt hại và tình hình khắc phục. Đó là những cơ sở để định hướng nội dung về các bước tiến hành nghiên cứu. Các tài liệu được thu thập từ các Sở, ban, ngành ở địa phương, các tài liệu được lưu trữ ở các bộ, ngành quản lý Trung ương.
Phương pháp điều tra nghiên cứu thu thập tài liệu.
- Đánh giá hiện trạng xảy ra và diễn biến lũ ống, lũ quét, trượt lở đất, những thiệt hại mọi mặt, vấn đề khắc phục.
- Nghiên cứu các mối quan hệ của điều kiện tự nhiên và hoạt động dân sinh với tai biến. Làm sáng tỏ các nguyên nhân dẫn đến lũ ống, lũ quét, trượt lở đất.
- Đánh giá các giải pháp phòng tránh tai biến đã được áp dụng, mức độ và hiệu quả của chúng.
Ngoài ra, trong nghiên cứu điều tra thực địa, vấn đề thu thập thông tin trong dân về tai biến cũng rất được coi trọng. Đây là những tư liệu quý, đặc biệt là về hiện trạng lũ ống, lũ quét, trượt lở đất và thiệt hại về vật chất và con người trong nhiều nằm ở khu vực các tỉnh TD&MNPB.
Phương pháp kế thừa và tham khảo những tài liệu đã có và liên quan tới nội dung nghiên cứu. Tiếp thu, kế thừa và phát huy những tài liệu cơ sở, những nghiên cứu và kiến thức đã có là nội dung quan trọng của nghiên cứu. Các số liệu, tài liệu liên quan, các lý thuyết và mô hình, giải pháp quy hoạch, thiết kế giải pháp phòng chống thiên tai. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới về lý luận và thực tiễn sẽ được nghiên cứu và đánh giá và có chọn lọc theo hướng đặt ra của đề tài.
Phương pháp chuyên gia: tổ chức hội thảo, lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia trong các lĩnh vực có liên quan. Phương pháp chuyên gia là phương pháp khai thác, học hỏi, tận dụng hiệu quả nhất những đóng góp của chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Đề tài đã lấy ý kiến 7/7 tỉnh nghiên cứu trong vùng và một số Cơ quan liên quan.
Phương pháp sơ đồ hóa. Phương pháp sơ đồ hóa nhằm sơ đồ hóa các nội dung nghiên cứu và đánh giá phân tích chúng nhằm làm rõ các điểm mạnh, điểm yếu và xác định được những thách thức đặt ra để tìm ra cơ hội từ những vấn đề còn tồn tại của quy hoạch đô thị nói chung cũng như cho việc áp dụng các giải pháp phòng chống lũ ống, lũ quét, trượt lở đất ở Vùng TD&MNPB.