Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bản đồ 3D trong QHĐT

 

Chủ nhiệm: Nguyễn Hoàng Ánh

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.. 15

NỘI DUNG.. 20

Chương I: TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ 2D VÀ BẢN ĐỒ 3D PHỤC VỤ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ 20

I. TỔNG QUAN VỀ ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ 2D TRONG CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH ĐÔ THỊ 21

1. Các khái niệm cơ bản. 21

1.1 Khái niệm về bản đồ 2D.. 21

1.2 Khái niệm về đô thị và quy hoạch đô thị 21

2. Vai trò của ứng dụng bản đồ 2D trong quy hoạch đô thị 22

2.1 Vai trò của bản đồ 2D trong quy hoạch chung đô thị 22

2.2 Vai trò của bản đồ 2D trong quy hoạch phân khu. 23

2.3 Vai trò của bản đồ 2D trong quy hoạch chi tiết 23

3. Ứng dụng bản đồ 2D trong công tác quy hoạch đô thị Ở Việt Nam.. 24

3.1 Ứng dụng bản đồ 2D trong xác định nhiệm vụ quy họach. 24

3.2 Ứng dụng bản đồ 2D phục vụ lập đồ án quy hoạch đô thị 26

3.3 Ứng dụng bản đồ 2D trong thẩm định và lựa chọn phương án Quy hoạch. 30

3.4 Ứng dụng bản đồ 2D trong công tác quản lý quy hoạch đô thị 31

II. THỰC TRẠNG VỀ ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ 2D, PHÂN TÍCH ƯU NHƯỢC ĐIỂM, NHẬN DIỆN CÁC VẤN ĐỀ BẤT CẬP CẦN GIẢI QUYẾT. 32

1. Ưu điểm của việc ứng dụng bản đồ 2D phục vụ lập quy hoạch đô thị hiện nay. 32

1.1. Khả năng khái quát cao. 32

1.2. Thể hiện được những thông tin không nhìn thấy được. 33

1.3 Ghi nhận và hệ thống hóa tri thức. 33

1.4 Làm rõ các quy luật không gian. 34

2. Nhược điểm của việc ứng dụng bản đồ 2D phục vụ lập quy hoạch hiện nay. 34

2.1 Khó khăn trong thể hiện và hệ thống hóa thông tin chi tiết 34

2.2 Chi phí để cập nhật bản đồ 2D là lớn trong phạm vi rộng. 36

3. Các vấn đề cần giải quyết trong công tác ứng dụng bản đồ 2D phục vụ lập quy hoạch đô thị hiện nay. 36

III. THỰC TRẠNG VỀ ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ 3D, TRONG CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH ĐÔ THỊ. 37

1. Tổng quan những nghiên cứu và ứng dụng bản đồ 3D trên thế giới và trong nước  37

1.1 Trên thế giới 37

1.2 Trong nước. 43

2. Tổng quan về ứng dụng bản đồ 3D trong công tác quy hoạch đô thị ở Việt Nam   46

2.1 Thực trạng quy hoạch và quản lý đô thị tại Việt Nam.. 46

2.2 Thực trạng về ứng dụng bản đồ 3D phục vụ công tác lập Quy hoạch đô thị 47

3. Tính cấp thiết và khả năng ứng dụng bản đồ 3D trong công tác lập Quy hoạch và quản lý đô thị ở Việt Nam.. 48

3.1 Lựa chọn vị trí tối ưu cho quy hoạch và đầu tư. 49

3.2 Hỗ trợ phối hợp xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng. 49

3.3 Cung cấp thông tin quản trị bất động sản đô thị 49

3.4 Cung cấp thông tin để xử lý nhanh chóng, kịp thời các sự cố. 50

3.5 Cung cấp thông tin hỗ trợ các hoạt động du lịch. 50

3.6 Cung cấp thông tin hỗ trợ giao thông thông minh trong đô thị thông minh. 50

3.7 Cung cấp thông tin cho quy hoạch phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông  50

3.8 Hỗ trợ các vấn đề môi trường và quản lý môi trường đô thị 50

3.9 Phân tích, xác định các khu vực có nguy cơ ngập lụt 50

Chương II: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC.. 52

I. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ BẢN ĐỒ 3D.. 53

1. Khái niệm bản đồ 3D.. 53

1.1 Khái niệm về bản đồ 3D.. 53

1.2 Bản đồ 3D cho khu vực đô thị 53

2. Thành phần cơ bản của CSDL bản đồ 3D.. 55

2.1 Chế độ hiển thị dữ liệu. 56

2.2 Chế độ hiển thị hệ thống. 56

2.3 Chế độ hiển thị phương tiện / người dùng. 57

3. Quy định kỹ thuật về bản đồ 3D.. 58

3.1 Cơ sở toán học, độ chính xác. 58

3.2 Cấu trúc, nội dung thể hiện trên bản đồ 3D phục vụ quy hoạch. 59

3.3 Quy định mức độ chi tiết bản đồ 3D.. 60

3.4 Các cấp độ chi tiết cho mô hình 3D trong quy hoạch đô thị 67

3.5 Các chuẩn dữ liệu sử dụng trong xây dựng bản đồ 3D.. 70

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ 3D.. 73

2 Các phương pháp thành lập. 73

2.1 Phương pháp Lidar 73

2.2 Phương pháp đo vẽ trực tiếp thực địa. 75

2.3 Phương pháp do vẽ ảnh hàng không. 75

2.4 Phương pháp sử dụng dữ liệu UAV.. 76

2.5 Phương pháp bản đồ địa hình, địa chính. 77

2.6 Thành lập bản đồ 3D từ dữ liệu ảnh vệ tinh quang học. 78

2.7 Phương pháp Radar giao thoa. 79

3. So sánh giữa các phương pháp công nghệ, sản phẩm bản đồ 3D.. 80

3.1 Phân tích, đánh giá ưu và nhược điểm của các phương pháp thành lập bản đồ 3D   80

3.2 Phân tích lựa chọn phương pháp tối ưu nhằm xây dựng bản đồ 3D phục vụ công tác nghiên cứu lập quy hoạch đô thị 84

Chương III: ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH KỸ THUẬT, YÊU CẦU NỘI DUNG SẢN PHẨM BẢN ĐỒ 3D.. 86

1. Quy trình kỹ thuật xây dựng bản đồ 3D.. 87

2. Xây dựng CSDL địa hình (nền quy hoạch) 87

3. Bình đồ ảnh UAV - Mô hình số độ cao (DEM) 90

3.1 Bay chụp ảnh UAV.. 90

3.2 Điều tra, thu thập dữ liệu bổ trợ. 106

4. Xây dựng bản đồ 3D phục vụ quy hoạch đô thị 107

4.1 Xây dựng mô hình 3D nền. 107

4.2 Bộ ký hiệu bản đồ 3D.. 107

4.3 Trình bày bản đồ 3D quy hoạch. 112

5. Đề xuất quy trình xây dựng bản đồ 3D phục vụ quy hoạch đô thị 115

6. Cơ sở pháp lý liên quan. 130

7. Yêu cầu về dữ liệu bản đồ 3D đối với công tác lập Quy hoạch đô thị 130

7.1 Nhóm dữ liệu nền địa lý 3D.. 131

7.2 Nhóm dữ liệu địa vật trong không gian đô thị 132

8. Nội dung thể hiện trên bản đồ 3D phục vụ quy hoạch. 133

8.1 Mô hình số độ cao DEM và mô hình số bề mặt DSM.. 134

8.2 Về hình thức thể hiện và ký hiệu hóa đối tượng. 143

9. Yêu cầu dữ liệu đối với các tỷ lệ bản đồ 3D.. 144

9.1 Nguồn dữ liệu thành lập bản đồ 3D.. 144

9.2 Sự phù hợp của dữ liệu theo từng tỉ lệ bản đồ 3D.. 147

9.3 Yêu cầu bố cục bản đồ 3D.. 148

9.4 Cơ sở toán học. 149

10. Yêu cầu thiết kế, thư viện ký hiệu, phân lớp dữ liệu. 149

10.1 Tiêu chí đối với ký hiệu bản đồ 3D.. 149

10.2 Yêu cầu thiết kế với ký hiệu bản đồ 3D.. 150

11. Yêu cầu về chủng loại và quy cách của sản phẩm giao nộp của bản đồ 3D.. 153

12. Yêu cầu độ chính xác của bản đồ 3D giao nộp. 154

13. Tiềm năng khai thác và sử dụng bản đồ 3D trong công tác quy hoạch đô thị 155

13.1 Khai thác sử dụng dưới bản đồ 3D góc độ đo đạc và bản đồ. 155

13.2 Phân tích và mô phỏng. 156

13.3 Giao tiếp điện tử. 158

13.4 Quản lý cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất 158

13.5 Hỗ trợ quy trình lập kế hoạch và ra quyết định. 159

14. Quy trình tổ chức thực hiện, thẩm tra, thẩm định bản đồ 3D.. 160

15. Yêu cầu cập nhật bản đồ 3D.. 160

Chương IV: THÍ ĐIỂM ỨNG DỤNG ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ 3D PHỤC  VỤ MỘT QUY HOẠCH PHÂN KHU TẠI THÀNH PHỐ YÊN BÁI. 161

1. Chuẩn bị tư liệu địa hình. 162

2, Đo đạc, lập bản đồ 3D tại khu vực thí điểm lập Quy hoạch phân khu bằng phương pháp bay chụp và xử lý ảnh UAV. 165

3. Xây dựng nội dung và cấu trúc cơ sở dữ liệu. 182

3.1 Xây dựng nội dung cơ sở dữ liệu. 182

3.2 Xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu. 182

3.3 Chất lượng dữ liệu. 184

4. Nội dung bản đồ 3D.. 185

4.1 Cơ sở toán học. 185

4.2 Dân cư, các địa vật độc lập. 185

4.3 Giao thông và các thiết bị phụ thuộc. 188

4.4 Thủy hệ và các đối tượng liên quan. 189

4.5 Địa hình. 190

4.6 Thực vật 191

4.7 Địa giới hành chính, ranh giới, tường rào. 191

4.8 Quy hoạch phân khu. 192

5. Bản đồ 3D hiện trạng. 193

5.1 Xây dựng nền địa hình 3D (định dạng MPT) 193

5.2 Xây dựng bộ ký hiệu 3D.. 199

15.1 Kiểm tra và tổ chức lại Cơ sở dữ liệu đã thành lập. 203

5.3 Trình bày bản đồ 3D.. 205

5.4 Nội dung trình bày dữ liệu bản đồ 3D gồm các đối tượng sau: 207

6. Thực nghiệm ứng dụng bản đồ 3d trong nghiên cứu quy hoạch phân khu: 212

6.1. Trong xác định Vị trí, ranh giới và phạm vi nghiên cứu: 212

6.2. Đặc điểm địa hình địa mạo: 214

6.3. Đặc điểm Thủy văn: 215

6.4. Đặc điểm địa chất công trình, địa chất thủy văn. 216

6.5. Đánh giá điều kiện tự nhiên: 216

7. Sử dụng bản đồ 3D trong phân tích, đánh giá Hiện trạng sử dụng đất: 217

8. Sử dụng bản đồ 3D trong đánh giá hiện trạng cảnh quan, kiến trúc và xây dựng công trình: 220

8.1. Hiện trạng cảnh quan: 220

8.2. Hiện trạng kiến trúc và xây dựng công trình: 221

9. Sử dụng bản đồ 3D trong đánh giá Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật: 223

9.1. Hiện trạng giao thông: 223

9.2. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật: 225

9.3. Hiện trạng cấp nước: 227

9.4. Hiện trạng cấp điện: 229

9.5. Hiện trạng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang: 231

9.6. Hiện trạng hệ thống thông tin liên lạc: 232

10. Công tác tổng hợp: 233

10.1. Đánh giá chung về hiện trạng khu vực thiết kế: 235

10.2. Dự kiến triển khai trên địa bàn nghiên cứu: 235

11. Một số các hiệu ứng bổ trợ thể hiện ứng dụng bản đồ 3D đối với công tác nghiên cứu quy hoạch và các lĩnh vực khác. 235

11.1. Phân tích giám sát thiên tai, cứu hộ cứu nạn. 235

11.2. Ứng dụng trong viễn thông. 237

11.3. Ứng dụng trong Phân tích trong hàng không. 237

11.4. Ứng dụng trong Quân sự. 237

11.5. Ứng dụng trong Du lịch. 237

11.6. Hiệu ứng đổ bóng và ánh sáng tự nhiên. 239

12. Tính chất: 239

13. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu: 239

16. Sử dụng bản đồ 3D trong Tầm nhìn phát triển đô thị - Các chiến lược chính phát triển đô thị - Cấu trúc không gian khu vực: 241

17. Sử dụng bản đồ 3D trong Quy hoạch phân khu: 244

17.1 Phân vùng quy hoạch: 244

17.2 Quy hoạch phân khu. 244

18. Quy hoạch sử dụng đất 245

18.1 Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất toàn khu. 245

18.2 Quy hoạch sử dụng đất các khu chức năng đô thị 246

19. Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan. 247

19.1 Quan điểm.. 247

19.2 Tổ chức không gian quy hoạch - kiến trúc. 248

20. Lồng ghép phương pháp quy hoạch đô thị tăng trưởng xanh trong quá trình lập quy hoạch phân khu. 251

21. Hiệu quả ứng dụng của bản đồ 3D trong công tác lập quy hoạch phân khu. 264

22. Đánh giá ứng dụng của bản đồ 3D trong công tác lập quy hoạch phân khu. 266

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 267

KẾT LUẬN.. 267

KIẾN NGHỊ 271

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 272

PHỤ LỤC …………..…………………………………………………………..266

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng Biểu I‑1: Kích thước của các ellipsoid được sử dụng ở Việt Nam.. 21

Bảng Biểu II‑1: Ví dụ thử nghiệm sử dụng dữ liệu UAV để lập bản đồ 3D tỷ lệ lớn   77

Bảng Biểu II‑2: So sánh chất lượng sản phẩm bản đồ 3D được xây dựng từ ảnh UAV và dữ liệu đo đạc trực tiếp. 83

Bảng Biểu II‑3: Khả năng chụp lặp của chùm vệ tinh Pleiades 1A&1B và SPOT6&7 với góc chụp tối đa 30° cho khu vực Hà Nội 84

Bảng Biểu III‑1:  Nội dung cơ sở dữ liệu cần xây dựng. 88

Bảng Biểu III‑2: Sơ đồ quy trình chuẩn bị xây dựng bản đồ 3D.. 90

Bảng Biểu III‑3: Phân loại UAV.. 91

Bảng Biểu III‑4: thể hiện sự so sánh một số thông số cơ bản giữa hai loại UAV.. 92

Bảng Biểu III‑5: Bảng so sánh thông tin. 97

Bảng Biểu IV‑1: Mô hình cấu trúc cơ sở dữ liệu. 183

Bảng Biểu IV‑5: Thống kê trạm biến áp hiện trạng theo Báo cáo quy hoạch. 231

Bảng Biểu IV‑6: Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính khu đô thị. 234

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do, sự cần thiết

Quy hoạch xây dựng đô thị là một ngành khoa học kỹ thuật, xã hội, nhân văn, là nghệ thuật về tổ chức, sắp xếp các không gian sống, các không gian chức năng cho các đô thị và các khu vực đô thị, khống chế hình thái kiến trúc trong đô thị trên cơ sở các điều tra, dự báo, tính toán sự phát triển, đặc điểm, vai trò, nhu cầu và nguồn lực của đô thị, nhằm cụ thể hóa chính sách phát triển, giảm thiểu các tác động có hại phát sinh trong quá trình đô thị hóa, tận dụng tối đa mọi nguồn lực, và hướng tới sự phát triển bền vững. Các không gian đô thị, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội đô thị cần được quy hoạch phù hợp với phát triển tổng thể kinh tế - xã hội, môi trường, an ninh - quốc phòng. Việc quy hoạch và quản lý đô thị đòi hỏi phải giải quyết các yêu cầu phức tạp bao gồm các vấn đề về thiết kế, quy hoạch, môi trường sinh thái, kinh tế và xã hội, các vấn đề này liên quan đến các cấu trúc không gian, kinh tế - xã hội và môi trường. Có thể thấy Quy hoạch đô thị là một trong những công cụ chủ yếu của bộ máy quản lý nhà nước nhằm định hướng, kiểm soát sự hoạt động và tăng trưởng của các đô thị. Chính vì thế, công tác quy hoạch đô thị cần phải được nghiên cứu có hệ thống những phương pháp để bố trí hợp lý các thành phần của đô thị, phù hợp với những nhu cầu của con người và điều kiện tự nhiên, đồng thời đề ra những giải pháp kỹ thuật để thực hiện các phương pháp bố trí đó. Việc lập quy hoạch đô thị cần tuân theo nhiều nguyên tắc như: Chính sách xây dựng của Đảng và Nhà nước, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, chú ý bảo vệ môi trường sống…

Cùng các chuyên ngành khác, có thể khẳng định quy hoạch đã và đang mang lại những hiệu quả to lớn, làm tiền đề, cơ sở để triển khai các dự án đầu tư trên mọi lĩnh vực nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nâng cấp nhiều đô thị, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tuy nhiên, thời gian qua, công tác quy hoạch đô thị vẫn còn khá nhiều bất cập. Hiện tượng đô thị hóa gia tăng với tốc độ lớn ở nước ta trong những năm gần đây, kéo theo sự bùng nổ dân số đô thị, sự phát triển nhanh chóng về công sở, nhà ở, các khu công nghiệp, khu du lịch và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã làm gia tăng hàng loạt các vấn đề trong việc phục vụ nhân dân và doanh nghiệp như quản lý đất đai, sở hữu tài sản… Các hoạt động của con người gắn liền với không gian vật chất xung quanh hết sức phức tạp. Tình trạng mỗi cấp, mỗi ngành mỗi địa phương tự quản lý quy hoạch và quản lý đô thị một cách chắp vá, thiếu căn bản, thiếu hệ thống, thiếu sự đồng bộ đã khiến cho nguy cơ chồng lấn giữa các dự án, việc quy hoạch ngành không khớp nối nhau, dẫn đến các vấn đề cụ thể như kiện tụng về đất đai, sở hữu vật kiến trúc… rất phổ biến. Gây lãng phí thất thoát, mất trật tự an toàn xã hội. Đó là vấn đề mà lâu nay các nhà quản lý đô thị, quản lý xây dựng tìm giải pháp tháo gỡ.

Theo phương pháp truyền thống từ trước đến nay, bản đồ địa hình (bản đồ 2D) đóng một vai trò hết sức quan trọng công tác nghiên cứu quy hoạch nói chung cũng như nghiên cứu quy hoạch xây dựng đô thị. Điều này được thể hiện ở tất cả các loại hình quy hoạch, đồng thời bản đồ 2D còn là công cụ đắc lực cho các ban, ngành, địa phương trong việc quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch. Tuy vậy, do nhiều các lý do khác nhau, hệ thống bản đồ địa hình 2D Quốc gia đến nay còn chưa thực sự là nền tảng ứng dụng cho các ngành bao gồm cả lĩnh vực quy hoạch quản lý đô thị. Công tác lập bản đồ nền số hoá bằng công nghệ GIS đã và đang triển khai nhưng chưa phát huy rõ hiệu quả thực tiễn, rất cần một lộ trình và định lượng khoa học cụ thể cho công tác ứng dụng công nghệ số và GIS, đảm bảo kiểm soát năng lực hiệu quả công tác quy hoạch và quản lý đô thị trong thời gian tới.

Hiện nay trên thế giới, việc áp dụng các công nghệ tiên tiến trong nghiên cứu và thiết kế quy hoạch đã trở nên rất phổ biến, nhiều phần mềm vi tính cũng như các công nghệ phụ trợ đã được khai thác sử dụng khá rộng rãi trong công tác quy hoạch, nhưng chủ yếu vẫn hạn chế ở mức độ thể hiện sản phẩm. Đối với nước ta, đây cũng là một yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng đồ án và tiết kiệm thời gian. Việc nghiên cứu lựa chọn và chuyển giao công nghệ, phần mềm để phục vụ quá trình nghiên cứu thiết kế các đồ án quy hoạch, nâng cao chất lượng trang thiết bị cho phù hợp chưa được quan tâm và đầu tư thích đáng trong các tổ chức tư vấn và nghiên cứu thiết kế quy hoạch để quốc tế hoá sản phẩm, đáp ứng yêu cầu mở rộng quan hệ, giao lưu trong quá trình hội nhập của đất nước. 

Những năm gần đây, một số những nghiên cứu trong và ngoài nước về bản đồ không gian ba chiều 3D là khá nhiều. Có thể nói bản đồ 3D ra đời thực sự là một cuộc cách mạng đối với thế giới bản đồ, các kết quả không chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu mà đã được hiện thực hóa trên diện rộng. Một số các thành phố lớn của các nước phát triển đều đã thành lập bản đồ 3D dựa trên các công nghệ khác nhau và hướng tới các ứng dụng khác nhau. Mô hình 3D với kỹ thuật hiển thị hiện đại cho phép quan sát đối tượng trực quan từ nhiều phía và cho phép mô phỏng và thực hiện nhiều tính toán phức tạp. Đồng thời, nó cũng cho phép đánh giá mối tương quan mặt bằng và độ cao giữa các công trình xây dựng, tầm nhìn từ một điểm cho trước, mô phỏng sự phân bổ thực tế của một vùng lãnh thổ, một vùng diện tích một cánh toàn diện giúp cho việc phân tích, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch và quản lý đô thị được nhanh chóng và chính xác hơn, là công cụ quản lý không chỉ trong mặt phẳng nằm ngang mà cả trong mặt phẳng thẳng đứng. Ở nước ta, có nhiều đề tài nghiên cứu trong các trường đại học đi theo hướng này và còn có nhiều sản phẩm bản đồ 3D cũng đã được ra mắt. Có thể kể đến như việc ứng dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực bản đồ viễn thám và Hệ thông tin địa lý (GIS) đã có những bước tiến vượt bậc và đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao trong xây dựng mô hình 3D các công trình xây dựng, từ đó có thể xây dựng bản đồ không gian ba chiều (bản đồ 3D) khu vực đô thị một cách nhanh chóng, chính xác phục vụ công tác quy hoạch đô thị; Nhiều công nghệ với sự tiến bộ vượt trội so với các công nghệ truyền thống đã ra đời được ứng dụng trong việc thành lập mô hình số địa hình, mô hình số bề mặt phục vụ công tác lập bản đồ địa hình, bản đồ không gian ba chiều và xây dựng cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý, như công nghệ Lidar, UAV, vệ tinh... Nó cho phép đẩy nhanh tiến độ thi công một cách đáng kể, giảm chi phí thi công và cho độ chính xác cao.

Bản đồ không gian ba chiều có rất nhiều ưu điểm so với bản đồ hai chiều (bản đồ 2D). Bản đồ không gian ba chiều gồm nền mô hình số địa hình, các đối tượng địa lý dạng vector được gắn kết với các thuộc tính và được hiển thị trong không gian ba chiều. Bản đồ 3D có thể được thành lập từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau có khả năng mô phỏng cấu trúc cảnh quan đô thị phục vụ quy hoạch, xây dựng phát triển đô thị, phục vụ giáo dục, quốc phòng, du lịch… Để có được độ chính xác cao cho các vị trí điểm trên bản đồ thì hiện nay nguồn dữ liệu thu nhận từ công tác bay quét Lidar, bay chụp UAV hoặc ảnh vệ tinh độ phân giải siêu cao đang thể hiện có nhiều ưu điểm.

Với những ưu thế và hiệu quả của việc xây dựng bản đồ không gian ba chiều và các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là trong quy hoạch đô thị trong bối cảnh tốc độ phát triển đô thị ở Việt Nam đang rất nhanh thì việc nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn các phương pháp, giải pháp kỹ thuật mới trong thành lập bản đồ 3D và những ứng dụng bản đồ 3D trong các nhiệm vụ quy hoạch đô thị, quản lý quy hoạch xây dựng là rất cần thiết trong thời điểm hiện nay.

Công tác lập quy hoạch đô thị với việc ứng dụng bản đồ 3D dựa trên phân tích không gian sẽ cho khả năng nâng cao chất lượng so với việc sử dụng bản đồ 2D truyền thống. So với bản đồ 2D, các mô hình bản đồ 3D cho phép phân tích không gian 3 chiều trực quan hơn, xử lý dữ liệu một cách đầy đủ, hay nói cách khác, là có thể dựng lại kịch bản theo các ý tưởng của nhà thiết kế quy hoạch, cụ thể:

-   Biểu thị các yếu tố bề mặt lãnh thổ và các thuộc tính của đối tượng, phục vụ trực tiếp cho công tác lập quy hoạch đô thị (cũng là nội hàm của công tác nghiên cứu quy hoạch xây dựng nói chung).

-   Tạo lập một mô hình mang đầy đủ nguồn thông tin chiều sâu, phục vụ các bài toán phân tích CSDL và cho phép chúng ta có cái nhìn trực quan, tổng thể về bề mặt lãnh thổ, cũng như mối liên hệ hữu cơ giữa các yếu tố liên quan có sự biến đổi phức tạp như thiên tai, các sự cố môi trường do chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu...

-   Qua việc phân tích các dữ liệu thu được, ta có thể so sánh các đô thị với nhau, phân tích hướng mở rộng phát triển đô thị, các khu vực có nguy cơ bị rủi ro, thiên tai, góp phần từng bước bổ sung thêm hướng tiếp cận mới, đa dạng hơn cho công tác nghiên cứu quy hoạch tiến đến việc hoàn thiện quy trình nghiên cứu quy hoạch một cách đầy đủ và chính xác hơn.

-   Hỗ trợ công tác giám sát, quản lý quy hoạch xây dựng và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo các cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành: Bản đồ, viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS), cũng như là tài liệu tham khảo có giá trị cho các cán bộ khoa học, các nhà nghiên cứu chuyên ngành, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Quy hoạch xây dựng, Trắc địa - Bản đồ - Viễn thám và hệ thông tin địa lý… trên phạm vi cả nước.

Do đó việc triển khai xây dựng bản đồ 3D có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, đặc biệt là trong công tác mô hình hóa bề mặt, hỗ trợ công tác quy hoạch đô thị và quản lý quy hoạch. Đồng thời, tiến tới việc tích hợp lồng ghép trên hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ, là một trong những nhiệm vụ cấp thiết trong giai đoạn phát triển hiện nay.

II. Mục tiêu Nghiên cứu

Từ những lý do cần thiết trên, mục tiêu nghiên cứu của đê tài được đặt ra với những nội dung sau được thể hiện qua 04 Chương:

Chương 1. Tổng quan và thực trạng ứng dụng phương pháp đo đạc bản đồ 2D và bản đồ 3D phục vụ quy hoạch đô thị (Bao gồm nội dung 1 và 2).

  • Nội dung 1: Nghiên cứu tình hình bản đồ 2D phục vụ công tác lập quy hoạch đô thị hiện nay. Phân tích ưu nhược điểm, nhận diện các vấn đề bất cập cần giải quyết.
  • Nội dung 2: Đánh giá tổng quan về bản đồ 3D và việc ứng dụng bản đồ 3D trong công tác lập Quy hoạch đô thị.

Chương 2. Nghiên cứu cơ sở khoa học. (Nội dung 3).

  • Nội dung 3: Nghiên cứu cơ sở khoa học về bản đồ 3D, ứng dụng trong công tác lập Quy hoạch đô thị.

Chương 3. Đề xuất quy trình kỹ thuật, yêu cầu nội dung sản phẩm bản đồ 3D. (Bao gồm nội dung 4 và 5)

  • Nội dung 4: Nghiên cứu đề xuất quy trình kỹ thuật, yêu cầu nội dung sản phẩm bản đồ 3D
  • Nội dung 5: Nghiên cứu ứng dụng bản đồ 3D trong công tác Quy hoạch đô thị

Chương 4. Thí điểm ứng dụng đo đạc bản đồ 3D phục vụ một quy hoạch Phân khu tại thành phố Yên Bái. (Nội dung 6)

- Nội dung 6: Thí điểm xây dựng bản đồ 3D, ứng dụng lập Quy hoạch phân khu một khu vực cụ thể.

Mục tiêu cố gắng đạt được của Đề tài là thể hiện được những gì mà công tác nghiên cứu quy hoạch khi sử dụng nền nghiên cứu là bản đồ địa hình 2D, kết hợp với kết quả nghiên cứu của công tác ứng dụng nền nghiên cứu là bản đồ 3D lên chính bản đồ 3D vừa mới thành lập; Đó chính là Kết quả tổng hợp của cả công tác xây dựng được bản đồ 3D cùng công tác Quy hoạch sử dụng bản đồ 3D và công nghệ 3D có tích hợp, lồng ghép trên hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ (GIS). Đồng thời triết xuất được đầy đủ các bản vẽ thể hiện kết quả của công tác nghiên cứu quy hoạch tương tự như các bản vẽ của đồ án Quy hoạch phân khu thí điểm. Từ đó phân tích, đánh giá, rút ra được những ứng dụng của bản đồ 3D trong công tác lập quy hoạch đô thị.

III. Phạm vi, khu vực ứng dụng của nghiên cứu

Theo địa giới hàng chính Phường Minh Tân, thành phố Yên Bái để thí điểm xây dựng, thành lập bản đồ 3D;

Áp dụng phục vụ cho việc nghiên cứu cụ thể Đồ án Quy hoạch phân khu phường Minh Tân, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

IV. Sản phẩm chính của đề tài

1. Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài

2. Bài báo đăng tạp chí chuyên ngành.

 

 

 

 

(Nguồn:VIUP)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website