Nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí đánh giá đô thị thông minh tại Việt Nam

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS.KTS. Lưu Đức Cường

Thư ký Đề tài: ThS. Nguyễn Huy Dũng

Và các chuyên gia:

1.ThS. Nguyễn Việt Dũng

2.ThS. Phan Thị Hằng

3.ThS. Nguyễn Tiến Trung

4.ThS. Bùi Thị Hồng Hiếu

5.CN. Nguyễn Thị Hạnh

6.KS. Vương Thu Hoài

7.ThS. Phạm Trung Quân

8.KS. Phạm Văn Quang

9.ThS. Nguyễn Thị Lan Anh

10.ThS.KTS. Lê Thị Thúy Hà

11.ThS.KTS. Nguyễn Bảo Ngọc

12.ThS. Trịnh Thị Phin

MỤC LỤC

Chữ viết tắt        6

Danh mục bảng 9

Danh mục hình  10

MỞ ĐẦU              11

1. Sự cần thiết   11

2. Mục tiêu nghiên cứu  12

3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu             12

4. Phương pháp nghiên cứu        13

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM     14

1.1.         Bối cảnh phát triển đô thị tại Việt Nam hiện nay 14

1.1.1.     Khái quát lịch sử phát triển các mô hình đô thị và công cụ đánh giá mức độ phát triển đô thị trên thế giới 14

1.1.1.1. Lịch sử phát triển các mô hình đô thị        14

1.1.1.2. Công cụ đánh giá mức độ phát triển đô thị trên thế giới  18

1.1.2.     Khái quát thực trạng đô thị hóa và xu thế phát triển đô thị Việt Nam        20

1.2.         Tổng quan nghiên cứu về tiêu chí đô thị thông minh trên thế giới              25

1.2.1.     Tổng quan bức tranh chung về phát triển đô thị thông minh trên thế giới               25

1.2.2.     Tình hình nghiên cứu tiêu chí đánh giá đô thị thông minh trên thế giới     35

1.2.2.1. Tình hình xây dựng tiêu chí đánh giá đô thị thông minh của các tổ chức quốc tế   36

1.2.2.2. Tình hình xây dựng tiêu chí đánh giá ĐTTM tại các quốc gia trên thế giới  42

1.2.2.3. Tổng hợp các bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam 52

1.3.        Tình hình nghiên cứu về tiêu chí đô thị thông minh tại Việt Nam 53

1.3.1.     Khái quát về quản lý phát triển đô thị và công tác đánh giá, phân loại mức độ phát triển đô thị      53

1.3.2.     Tình hình nghiên cứu tiêu chí đánh giá đô thị thông minh tại Việt Nam     58

1.3.2.1. Tổng quan các nghiên cứu về phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam  58

1.3.2.2. Tình hình nghiên cứu, xây dựng tiêu chí về đô thị thông minh ở các Bộ, Ngành     63

1.3.2.3. Tình hình nghiên cứu, xây dựng tiêu chí về đô thị thông minh ở các địa phương  67

1.4.         Tổng hợp đánh giá kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam         72

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH TẠI VIỆT NAM    75

2.1.         Thực trạng phát triển đô thị thông minh tại các tỉnh thành             75

2.1.1.     Đánh giá tình hình chung về phát triển đô thị thông minh ở các tỉnh thành             75

2.1.2.     Định hướng phát triển đô thị thông minh ở các tỉnh thành             78

2.2.         Đánh giá thực trạng xây dựng và quản lý đô thị thông minh tại Việt Nam ở cấp độ đô thị  80

2.2.1.     Đánh giá tình hình thực trạng xây dựng và quản lý đô thị thông minh tại Việt Nam ở cấp độ đô thị               80

2.2.1.1. Thành phố Hà Nội            80

2.2.1.2. Thành phố Hồ Chí Minh 85

2.2.1.3. Các đô thị khác  103

2.2.2.     Tổng hợp các kết quả đạt được, các tồn tại cần giải quyết trong phát triển đô thị thông minh ở cấp độ đô thị                106

2.3.         Đánh giá thực trạng xây dựng và vận hành đô thị thông minh tại Việt Nam ở cấp độ khu đô thị mới            107

2.3.1.     Thực trạng xây dựng và vận hành khu đô thị mới thông minh tại Việt Nam             107

2.3.1.1. Đánh giá thực trạng xây dựng khu đô thị mới thông minh tại Hà Nội          108

2.3.1.2. Đánh giá thực trạng xây dựng khu đô thị mới thông minh tại TP. HCM      116

2.3.2.     Đánh giá về các dự án khu đô thị mới thông minh              129

2.4.         Đánh giá thực trạng ban hành tiêu chuẩn, tiêu chí về đô thị thông minh tại Việt Nam        131

2.4.1.     Thực trạng ban hành tiêu chuẩn, tiêu chí tổng quát về đô thị thông minh               131

2.4.2.     Thực trạng ban hành tiêu chuẩn ngành xây dựng về đô thị thông minh    134

2.5.         Các vấn đề phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam        134

CHƯƠNG 3.  CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐÔ THỊ THÔNG MINH VÀ KHU ĐÔ THỊ MỚI THÔNG MINH 137

3.1.         Cơ sở pháp lý xây dựng tiêu chí đánh giá đô thị thông minh và khu đô thị mới thông minh              137

3.2.         Cơ sở khoa học xây dựng tiêu chí đô thị thông minh và khu đô thị mới thông minh            142

3.2.1.     Khái niệm về đô thị thông minh 142

3.2.1.1. Khái niệm đô thị thông minh       142

3.2.1.2. Tiến trình xây dựng đô thị thông minh bền vững                149

3.2.1.3. Khu đô thị mới thông minh          152

3.2.1.4. Tiêu chuẩn đô thị thông minh     153

3.2.2.     Định hướng phát triển đô thị thông minh của Việt Nam  161

3.2.3.     Tiêu chí đánh giá đô thị thông minh          169

3.2.3.1. Khái quát về tiêu chí đánh giá đô thị thông minh 169

3.2.3.2. Cơ sở đánh giá tính bền vững của đô thị thông minh        171

3.2.4.     Nguyên tắc xây dựng hệ thống tiêu chí đô thị thông minh             172

3.2.4.1. Quan điểm xây dựng tiêu chí đánh giá đô thị thông minh               172

3.2.4.2. Yêu cầu đối với bộ tiêu chí đô thị thông minh       174

3.3.         Các bộ chỉ số tham khảo để xây dựng tiêu chí đánh giá ĐTTM       175

3.3.1.     Các bộ chỉ số đánh giá, chỉ tiêu đo lường đô thị thông minh quốc tế           175

3.3.1.1. Mô hình xếp hạng ĐTTM của châu Âu     175

3.3.1.2. Bộ chỉ số của U4SSC        177

3.3.1.3. Bộ chỉ số ĐTTM của ITU 180

3.3.1.4. Bộ chỉ số của ISO              184

3.3.1.5. Khung đánh giá đô thị thông minh của các tổ chức quốc tế khác  188

3.3.2.     Các bộ chỉ số đánh giá, chỉ tiêu đo lường đô thị thông minh ở Việt Nam   192

3.3.2.1. Bộ tiêu chí phát triển bền vững  192

3.3.2.2. Bộ chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh      192

3.3.2.3. Bộ chỉ tiêu đô thị xanh của Việt Nam:      192

3.3.2.4. Bộ chỉ số ĐTTM Việt Nam giai đoạn đến 2025 (phiên bản 1.0)       193

3.3.2.5. “Bộ chỉ số chuyển đổi số” cấp bộ, cấp tỉnh, cấp quốc gia: 194

CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT BỘ TIÊU CHÍ ĐÔ THỊ THÔNG MINH VÀ KHU ĐÔ THỊ MỚI THÔNG MINH TẠI VIỆT NAM    195

4.1.         Đề xuất tiêu chí tổng quát phát triển đô thị thông minh đến năm 2030     195

4.1.1.     Xác định tầm nhìn, mục tiêu phát triển đô thị thông minh đến năm 2030 và mối quan hệ với các tầm nhìn, mục tiêu, tiêu chí phát triển đô thị bền vững 195

4.1.2.     Xác định các nội dung phát triển đô thị thông minh: dựa trên các trụ cột phát triển bền vững: Kinh tế, xã hội, môi trường.        196

4.1.3.     Xây dựng nội dung các nhóm tiêu chí đô thị thông minh:                197

4.1.4.     Sàng lọc, lựa chọn và xây dựng chỉ tiêu đô thị thông minh tổng quát.        201

4.2.         Đề xuất hệ thống các tiêu chí đánh giá đô thị thông minh giai đoạn đến năm 2025               204

4.2.1.     Lựa chọn các lĩnh vực và nhóm tiêu chí phát triển đô thị thông minh         204

4.2.1.1. Quy hoạch và phát triển không gian đô thị thông minh:  204

4.2.1.2. Quy hoạch và phát triển hạ tầng đô thị thông minh:         208

4.2.1.3. Xây dựng và Quản lý đô thị thông minh: 212

4.2.1.4. Dịch vụ, tiện ích đô thị thông minh:          213

4.2.1.5. Kinh tế và đổi mới            214

4.2.1.6. Cư dân thông minh         216

4.2.2.     Lựa chọn các tiêu chí đánh giá theo từng lĩnh vực               217

4.2.3.     Xây dựng chỉ tiêu đánh giá           218

4.2.4.     Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá cho từng lĩnh vực và chỉ số tổng hợp           220

4.3.         Đề xuất hệ thống các tiêu chí đánh giá khu đô thị mới thông minh             224

4.3.1.     Lựa chọn các lĩnh vực và đề xuất nhóm tiêu chí phát triển khu đô thị mới thông minh       224

4.3.2.     Lựa chọn các tiêu chí đánh giá theo từng lĩnh vực               225

4.3.3.     Xây dựng chỉ tiêu đánh giá           225

4.3.4.     Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá cho từng lĩnh vực và chỉ số tổng hợp           227

CHƯƠNG 5.  ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH VÀ KHU ĐÔ THỊ MỚI THÔNG MINH    231

5.1.         Quy trình đánh giá, công nhận đô thị thông minh cấp đô thị          231

5.1.1.     Quy định các mức độ công nhận đô thị thông minh cấp đô thị      231

5.1.2.     Đánh giá, xếp hạng đô thị thông minh     232

5.1.2.1. Nguyên tắc đánh giá, xếp hạng  232

5.1.2.2. Phương pháp đánh giá  232

5.1.2.3. Quy trình đánh giá, xếp hạng      233

5.2.         Quy trình đánh giá, công nhận đô thị thông minh cấp khu đô thị mới        234

5.2.1.1. Nguyên tắc đánh giá, xếp hạng  234

5.2.1.2. Phương pháp đánh giá  234

5.2.1.3. Quy trình đánh giá, xếp hạng      235

5.3.         Đề xuất giải pháp thực hiện đánh giá công nhận đô thị thông minh            237

5.3.1.     Mô hình tổ chức đánh giá, công nhận      237

5.3.2.     Chính sách và hình thức khen thưởng     238

5.3.3.     Chế độ báo cáo, theo dõi chỉ tiêu, chỉ số 238

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ    239

Kết luận               239

Kiến nghị             240

TÀI LIỆU THAM KHẢO     242

Tiếng Việt            242

Tiếng Anh            247

PHỤ LỤC              249

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết

Quá trình phát triển đô thị Việt Nam dựa trên mục tiêu phát triển bền vững làm nền tảng. Trên nền tảng phát triển đô thị bền vững, nhiều mô hình phát triển đô thị ở Việt Nam đã được nghiên cứu áp dụng dựa trên kinh nghiệm các nước trên thế giới cũng như các điều kiện thực tiễn phù hợp của Việt Nam, như đô thị kiểu mẫu, đô thị sinh thái, đô thị xanh, đô thị đáng sống… Trong thời đại của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, mô hình đô thị thông minh đã và đang được hình thành, phát triển một cách tất yếu ở nước ta.

Ở Việt Nam, phát triển “đô thị thông minh” ở nước ta đang ở trong các giai đoạn ban đầu. Đã có nhiều đô thị ở Việt Nam cũng đã quan tâm bắt tay vào việc xây dựng và phê duyệt các đề án, định hướng phát triển đô thị thông minh, điển hình như TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương, Hải Phòng… Trong quá trình đó, các công ty viễn thông, công nghệ thông tin đóng vai trò khá tích cực và quan trọng trong việc giới thiệu các giải pháp xây dựng đô thị thông minh cho chính quyền. Thời gian qua ước tính có khoảng 30 tỉnh, thành phố đã tổ chức hội thảo và ký thoả thuận hợp tác (MOU) với các doanh nghiệp viễn thông - CNTT trong và ngoài nước để xây dựng các dự án thí điểm về phát triển đô thị thông minh.

Ngày 01/08/2018 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030 tại Quyết định 950/QĐ-TTg. Thực hiện Đề án 950/QĐ-TTg, đã có nhiều nội dung được triển khai thực hiện, trong đó đã (1) xây dựng Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh (đã được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành); (2) nghiên cứu, xây dựng các chỉ số chính đánh giá về hiệu quả hoạt động (KPI) cho đô thị thông minh (được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố); (3) nghiên cứu, xây dựng các tiêu chuẩn về đô thị thông minh (đang được Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai).

Tuy nhiên việc xây dựng ĐTTM là một quá trình lâu dài. Để quá trình này đi đúng hướng và đạt được các mục tiêu ngắn hạn cũng như mục tiêu lâu dài thì chính quyền đô thị cần có một bộ công cụ để giám sát và đo lường xuyên suốt quá trình, Bộ chỉ số KPI ĐTTM chính là tập hợp các chỉ số được dùng để thu thập dữ liệu và đánh giá hiệu quả của việc triển khai ĐTTM, đồng thời hỗ trợ chính quyền đô thị ra quyết định trong công tác quản lý đô thị. Tuy nhiên, Bộ chỉ số KPI cho ĐTTM chưa thể hiện mối liên với các Tiêu chuẩn xây dựng ĐTTM, nói cách khác đưa ra bộ chỉ số đo lường nhưng chưa có chuẩn mực của quá trình xây dựng và hoạt động. Các chỉ số mới đo lường các thông số để phục vụ đánh giá kết quả đạt được mức độ thông minh, nhưng chưa có các tiêu chí đánh giá và phương pháp đánh giá theo các mục tiêu xây dựng và phát triển ĐTTM của từng loại, cấp đô thị. Các chỉ số chung cho mọi đô thị, sẽ rất khó áp dụng đối với từng loại đô thị, từng cấp độ từ khu đô thị đến toàn đô thị.

Bộ chỉ số KPI cho ĐTTM mới chỉ thể hiện các thông số cần đo lường trong quá trình phát triển ĐTTM, song sử dụng các thông số đó như thế nào để tạo mục tiêu và đánh giá cho việc quy hoạch, đầu tư xây dựng và phát triển ĐTTM thì chưa có các tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể trên cơ sở hệ thống các tiêu chuẩn xây dựng ĐTTM. Nếu các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về lĩnh vực đô thị thông minh cũng như các Tiêu chuẩn kỹ thuật, Khung tham chiếu ICT trả lời câu hỏi “ĐTTM được kết nối ICT như thế nào?”, Bộ chỉ số chính đánh giá về hiệu quả hoạt động (KPI) trả lời câu hỏi “ĐTTM phát triển đến đâu?”, thì Bộ tiêu chí đánh giá ĐTTM trả lời câu hỏi “Kết quả của công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng và phát triển ĐTTM là gì?”, tức là các mục tiêu cụ thể của quá trình phát triển đô thị hướng tới đô thị thông minh bền vững là gì.

Vì vậy việc Nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí đánh giá đô thị thông minh tại Việt Nam hết sức cần thiết nhằm định hướng phát triển đô thị thông minh “đúng và trúng” cho mỗi đô thị và tích hợp vào trong quy hoạch, quản lý phát triển đô thị để xây dựng đô thị thông minh có hiệu quả. Việc xây dựng, ban hành tiêu chí đánh giá, công nhận đô thị thông minh cũng là cơ sở để lựa chọn các chỉ số chính đánh giá về hiệu quả hoạt động KPI và hướng dẫn các địa phương thực hiện đánh giá mức độ phát triển đô thị thông minh chưa được thực hiện.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng hệ thống tiêu chí đô thị thông minh góp phần định hướng cho quá trình xây dựng và phát triển đô thị thông minh bền vững ở Việt Nam theo Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đồng thời làm cơ sở cho công tác đánh giá, công nhận đô thị thông minh tại Việt Nam. Cụ thể:

  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá Đô thị thông minh và Khu đô thị mới thông minh áp dụng cho Việt Nam giai đoạn trước mắt (đến 2025), nhằm định hướng tích hợp các giải pháp phát triển đô thị thông minh trong quy hoạch và quản lý phát triển đô thị
  • Nghiên cứu, đề xuất mô hình, cơ chế, hình thức đánh giá, công nhận đô thị thông minh, làm cơ sở để tổ chức đánh giá, công bố, biểu dương khen thưởng các tổ chức cá nhân có thành tích tiêu biểu, các đô thị đã đạt được hiệu quả tích cực trong triển khai xây dựng phát triển đô thị thông minh

3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

  • Đối tượng nghiên cứu: Tiêu chí đánh giá đô thị thông minh áp dụng ở cấp độ đô thị và khu đô thị mới.
  • Phạm vi nghiên cứu: Bộ tiêu chí áp dụng trong xây dựng và quản lý phát triển đô thị giai đoạn dài hạn đến năm 2030 và giai đoạn trước mắt đến năm 2025.

4. Phương pháp nghiên cứu

a. Phương pháp tổng hợp và phân tích hệ thống

- Là phương pháp cơ bản được sử dụng phổ biến trong hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp này được sử dụng đặc biệt có hiệu quả trong nghiên cứu xã hội, chính sách, quy hoạch và kiến trúc. Vì vậy trong nghiên cứu đây là phương pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của đề tài.

b. Phương pháp điều tra và quan sát thực địa

Có mục đích cơ bản là thống kê, kiểm tra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu về tình hình thực trạng các đô thị được xây dựng theo hướng ĐTTM. Điều tra được thể hiện qua bảng biểu, sơ đồ, ảnh chụp, file ghi âm và các số liệu phân tích.

c. Phương pháp thống kê

Nghiên cứu mặt định lượng trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt chất của các hiện tượng và quá trình, đối chiếu biến động, phát triển trong vấn đề ĐTTM.

d. Phương pháp dự báo

Trước tiến trình phát triển thực tế, đưa ra dự báo về những xu hướng phát triển ĐTTM.

e. Phân tích các tài liệu thứ cấp

Song song với việc điều tra trực tiếp, việc phân tích các tài liệu thứ cấp: các đề tài khoa học, báo cáo, nghiên cứu, số liệu thống kê đã thực hiện và xuất bản có liên quan để tham khảo và sử dụng trong quá trình nghiên cứu.

f. Phương pháp chuyên gia

Phỏng vấn chuyên gia những lĩnh vực có liên quan. Bộ công cụ nghiên cứu bao gồm phỏng vấn sâu, quan sát và các cuộc tư vấn chuyên gia.

 

(Nguồn:VIUP)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website