Chủ nhiệm đề tài: Ths. KTS. Nguyễn thị Hồng Diệp
MỤC LỤC CHƯƠNG 1: ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY ĐỊNH VÀ CƠ CHẾ TẠO NGUỒN LỰC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ HAI BÊN TRỤC ĐƯỜNG MỚI MỞ.. 7 1.1.1. Vấn đề tồn tại trong hệ thống các văn bản quy định và cơ chế tạo nguồn lực quản lý không gian đô thị hai bên trục đường mới mở 7 1.1.2. Rà soát, tổng kết, đánh giá hệ thống VBPL về cơ chế tạo nguồn lực và thực hiện quản lý KGĐT hai bên trục đường mới mở tại Tp Hà Nội đang triển khai 9 1.1.3. Kết luận chung những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý quy hoạch và tạo nguồn lực quản lý KGĐT hai bên trục đường mới mở Tp Hà Nội 9 1.2. Rà soát, tổng kết đánh giá hệ thống văn bản pháp luật về cơ chế tạo nguồn lực thực hiện quản lý KGĐT hai bên trục đường mới mở tại Tp Đà Nẵng 10 1.3. Rà soát, tổng kết đánh giá hệ thống văn bản pháp luật về cơ chế tạo nguồn lực thực hiện quản lý KGĐT hai bên trục đường mới mở tại Tp Vũng Tàu 10 CHƯƠNG 2: TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG CỦA NƯỚC NGOÀI VỀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ HAI BÊN TRỤC ĐƯỜNG MỚI MỞ VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM. 11 2.1. Nghiện cứu, tồng kết kinh nghiệm của Nhật Bản về công cụ tái điều chỉnh đất đai để tạo nguồn lực đầu tư hạ tầng. 11 2.1.1. Phương pháp điều chỉnh đất đai của Nhật Bản 11 2.1.2. Định giá đất của Nhật bản 11 2.2. Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm của Mỹ và Úc về công cụ tái điều chỉnh đất đai để tạo nguồn lực đầu tư hạ tầng. 12 2.2.1. Kinh nghiệm Mỹ 12 2.2.2. Kinh nghiệm Úc 12 2.3. Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm của Nhật Bản, Mỹ về kinh nghiệm khuyến khích sự tham gia của Nhà đầu tư và cộng đồng dân cư chịu ảnh hưởng tác động của công tác mở đường trong đô thị. 13 2.3.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản khuyến khích sự tham gia của Nhà đầu tư và cộng đồng dân cư chịu ảnh hưởng tác động của công tác mở đường trong đô thị. 13 2.3.2. Kinh nghiệm của Mỹ về khuyến khích sự tham gia của Nhà đầu tư và cộng đồng dân cư chịu ảnh hưởng tác động của công tác mở đường trong đô thị. 14 2.3.3. Kinh nghiệm của Úc về khuyến khích sự tham gia của Nhà đầu tư và cộng đồng dân cư chịu ảnh hưởng tác động của công tác mở đường trong đô thị. 15 2.3.4. Kinh nghiệm của Sigapore về khuyến khích sự tham gia của Nhà đầu tư và cộng đồng dân cư chịu ảnh hưởng tác động của công tác mở đường trong đô thị. 16 2.4. Tổng kết Chương III, tổng kết kinh nghiệm nước ngoài về công cụ quản lý tái điều chỉnh đất đai để tạo nguồn lực 16 2.4.1. Kinh nghiệm nước ngoài 16 CHƯƠNG 3:ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CƠ CHẾ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC THỰC HIỆN, QUẢN LÝ CÁC TRỤC ĐƯỜNG MỚI MỞ TRONG ĐÔ THỊ PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ VIỆT NAM... 18 3.1. Đề xuất giải pháp tao cơ chế tham gia của các bên trong quá trình quy hoạch các trục đường mới mở. 18 3.1.1. Xây dựng cơ chế phát huy nội lực cộng đồng 18 3.1.2. Huy động sự tham gia nguồn lực của các bên 18 3.1.3. Đề xuất tạo cơ chế tham gia cộng đồng trong các giai đoạn quy hoạch các trục đường mới tại Việt Nam 19 3.2. Đề xuất giải pháp tạo cơ chế góp vốn (tiền, sở hữu, khai thác sử dụng đất) giữa Nhà nước, Nhà đầu tư, Cộng đồng. 19 3.2.2. Giải pháp tạo cơ chế đóng góp vốn tài chính 19 3.3. Đề xuất giải pháp tạo cơ chế khuyến khích bằng các hình thức sử dụng đất (sở hữu, chức năng, chỉ tiêu xây dựng, hình thức khác). 21 3.3.1. Giải pháp tạo cơ chế khuyến khích bằng các hình thức sử dụng đất 21 3.3.2. Các giải pháp tạo quỹ đất thông qua mua bán 21 3.3.3. Cơ chế chia sẻ lợi ích 22 3.4. Các giải pháp công cụ tái phát triển tuyến đường (Tái điều chỉnh đất, hệ thống chuyển quyền, thưởng hệ số sử dụng đất, quỹ đầu tư bất động sản) 22 3.5. Tổng kết chương 3, đề xuất kiến nghị điều chỉnh, bổ xung và các quy định mới về cơ chế huy động nguồn lực thực hiện quản lý không gian hai bên trục đường mới mở trong đô thị. 24 3.5.1. Đề xuất kiến nghị điều chỉnh, bổ xung các quy định mới về cơ chế huy động nguồn lực thực hiện quản lý không gian 2 bên trục đường mới trong đô thị. 24 3.5.2. Kết luận và kiến nghị 34 |
I. Sự cần thiết của đề tài
Hiện nay toàn quốc có 788 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa là 35,7 %, tốc độ đô thị hóa hàng năm đạt 3,4%/ năm và kỳ vọng đạt tỷ lệ đô thị hóa 50% năm 2025 (Báo cáo của WB). Tuy nhiên, các đô thị lớn bị đánh giá là hạn chế lợi thế cạnh tranh, do chi phí vận chuyển cao, tắc nghẽn giao thông và thị trường đất đai bị bóp méo v..v.
Tại các đô thị lớn như thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, nhu cầu để thực hiện đầu tư xây dựng các trục đường trong đô thị, hoàn thiện hệ thống giao thông, cải tạo và chỉnh trang không gian cảnh quan đô thị trong giai đoạn tới là rất lớn và cấp bách. Ví dụ tại Hà Nội như Dự án Trục đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa, quy mô 1000m với tổng mức đầu tư là 800 tỷ đồng, Trục đường Đại Cồ Việt, Trục đường Thái Hà-Chùa Bộc kinh phí hàng nghìn tỷ đồng, mặc dù kinh phí để đầu tư xây dựng là rất lớn, tuy nhiên giá trị, lợi ích khai thác không gian hai bên đường để bù đắp chi phí đầu tư tuyến đường chưa thực hiện được do thiếu cơ chế, chính sách và quy định phù hợp.
Nhiều dự án mới chỉ dừng lại ở mục tiêu giải quyết về đầu tư xây dựng tuyến đường, giải quyết bài toàn giao thông, nhu cầu đi lại mà chưa xem xét đến hình ảnh đô thị, tuyến phố, thiếu quy định quản lý để tạo bộ mặt, hình ảnh đô thị, tái thiết đô thị, là nguyên nhân gây ra hình thức kiến trúc nhà mỏng, nhà méo, kiến trúc, cảnh quan tuyến phố lộn xộn, thiếu không gian đi bộ, chưa xứng tầm với mức đầu tư xây dựng.
Bên cạnh đó cũng có những dự án triển khai tốt, nhưng chưa được nghiên cứu và nhân rộng trên địa bàn cả nước. Như dự án mở đường như Trục đường Hoàng Sa - Trường Sa tại TP Đà Nẵng và trục đường Nguyễn Thái Học tại TP Vũng Tàu... Với cơ chế phù hợp, dự án đã khuyến khích sự tham gia của Nhà đầu tư và cộng đồng dân cư, trong đó Nhà nước, các Nhà Tư vấn quy hoạch, thiết kế có vai trò tạo điều kiện (công cụ quản lý và giải pháp kỹ thuật), nên công tác thực hiện xây dựng tuyến đường và không gian hai bên đường rất thuận lợi, tiết kiệm chi phí đầu tư trục đường cho ngân sách Nhà nước do bù đắp từ khoản thu thuế sử dụng đất mới, và người dân trong dự án được hưởng lợi từ chính các hoạt động tái điều chỉnh đất của dự án.
Với lý do nêu trên, việc nghiên cứu và đề xuất cơ chế huy động nguồn lực thực hiện quản lý các trục đường mới mở trong đô thị phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam nghiên cứu điểm tại Đà Nẵng, Vũng Tàu và Hà Nội là hết sức cần thiết.
II. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm nước ngoài về công cụ quản lý Tái điều chỉnh đất đai để tạo nguồn lực đầu tư hạ tầng và cơ chế có sự tham gia của cộng đồng trong công tác xây dựng các trục đường trong đô thị.
- Rà soát, đánh giá và đề xuất xuất kiến nghị đổi mới một số bất cập tồn tại trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành trong quản lý và thực thi, tạo cơ chế chính sách thu hút nguồn lực quản lý không gian đô thị hai bên trục đường mới mở được hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam nghiên cứu điểm tại Đà Nẵng, Vũng Tàu và Hà Nội.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng:
Quản lý không gian đô thị hai bên trục đường mới mở trong đô thị. Trục đường mới mở bao gồm: trục đường bộ đường trục chính, đường bộ đường chính đô thị. Không gian đô thị tại các trục đường khác không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
b. Phạm vi nghiên cứu:
Tại 03 địa điểm: thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và thành phố Vũng Tàu.
IV. Phương pháp nghiên cứu
V. Ý nghĩa của đề tài
- Góp phần làm chỉnh trang bộ mặt đô thị hiện nay.
- Hoàn thiện cơ sở lí luận và hệ thống văn bản pháp quy phục vụ công tác xây dựng cơ chế đầu tư kết hợp giữa Nhà nước, Tư nhân và cộng đồng.
- Hoàn thiện cơ sở lí luận và hệ thống văn bản pháp quy phục vụ công tác hoàn thiện và đổi mới phương pháp lập quy hoạch nói chung và các khu vực cải tạo chỉnh trang không gian đô thị 2 bên trục đường mới mở nói riêng có sự tham gia cộng đồng
- Đề tài sẽ có đóng góp hết sức tích cực vào việc quản lý quy hoạch, kiến trúc các tuyến đường mới mở tại TP Hà Nội, TP Đà Nẵng, TP Vũng tàu và các đô thị lớn khác tại Việt Nam; Kết quả sẽ đóng góp mục tiêu xây dựng hình ảnh đô thị giàu bản sắc, hiện đại và phát triển bền vững.