Sổ tay hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược và bảo vệ môi trường trong Quy hoạch xây dựng

Chủ nhiệm: TS.KTS. Lưu Đức Minh

Thứ ký đề tài: ThS. Nguyễn Huy Dũng

Các thành viên nhóm nghiên cứu:

ThS. Nguyễn Việt Dũng

ThS. Nguyễn Tiến Trung

ThS. Phan Thị Hằng

ThS. Bùi Thị Hồng Hiếu

CN. Nguyễn Thị Hạnh

CN. Vương Thu Hoài

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG.. 5

DANH MỤC HÌNH.. 6

MỞ ĐẦU.. 7

1. Sự cần thiết 7

2. Mục tiêu nghiên cứu. 8

3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu.. 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG QUY HOẠCH XÂY DỰNG.. 9

1.1. Tổng quan đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) cho Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch tại Việt Nam.. 9

1.1.1. Khái quát quy trình lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (CQK) ở Việt Nam   9

1.1.2. Tổng quan về các công cụ lồng ghép bảo vệ môi trường trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch  14

1.1.2.1. Đánh giá môi trường chiến lược  14

1.1.2.2. Quy hoạch môi trường  17

1.1.3. Quy định pháp lý về ĐMC ở Việt Nam   21

1.1.4. Phương pháp, cách tiếp cận, quy trình, nội dung thực hiện ĐMC cho các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch  23

1.2. Đánh giá môi trường chiến lược trong quy hoạch xây dựng tại Việt Nam.. 29

1.2.1. Khái quát chung về quy hoạch xây dựng  29

1.2.2. Đánh giá môi trường chiến lược cho quy hoạch xây dựng 37

1.2.2.1. Quy định pháp lý về ĐMC cho quy hoạch xây dựng ở Việt Nam   37

1.2.2.2. Quy trình, nội dung, phương pháp ĐMC cho quy hoạch xây dựng 40

1.2.2.3. Các hướng dẫn về ĐMC cho quy hoạch xây dựng ở Việt Nam   46

1.3. Kinh nghiệm ĐMC trên thế giới 47

1.4. Tổng kết, đánh giá kinh nghiệm trong và ngoài nước và rút ra các bài học về thực hiện ĐMC và bảo vệ môi trường trong quy hoạch xây dựng. 58

1.4.1. Kinh nghiệm nước ngoài 58

1.4.2. Kinh nghiệm trong nước  59

CHƯƠNG 2. RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐMC VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÔNG TÁC QUY HOẠCH XÂY DỰNG.. 63

2.1. Rà soát các quy định của pháp luật về ĐMC cho quy hoạch xây dựng. 63

2.1.1. ĐTM trong quy hoạch xây dựng giai đoạn trước khi có Luật Xây dựng 2003 và Luật Bảo vệ môi trường 2005  63

2.1.2. ĐMC trong đồ án quy hoạch xây dựng giai đoạn từ khi có Luật Xây dựng 2003, Luật BVMT 2005, Luật QHĐT 2009 đến khi sửa đổi Luật BVMT 2014  64

2.1.3. ĐMC trong QHXD, QHĐT giai đoạn sau khi sửa đổi Luật BVMT 2014, Luật Xây dựng 2014 đến khi ban hành Luật Quy hoạch 2017  65

2.1.4. ĐMC trong QHXD và QHĐT giai đoạn sau khi ban hành Luật Quy hoạch 2017 (hiện nay) 67

2.2. Rà soát quy trình, nội dung và phương pháp thực hiện ĐMC cho quy hoạch xây dựng trong các tài liệu hướng dẫn.. 68

2.2.1. Rà soát phương pháp, cách tiếp cận ĐMC   68

2.2.2. Rà soát quy trình, nội dung ĐMC cho quy hoach xây dựng [1] 70

2.2.3. Đánh giá tình hình thực hiện ĐMC theo các hướng dẫn, chỉ ra những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các hướng dẫn  71

2.3. Đánh giá hiệu quả thực hiện ĐMC trong lập đồ án quy hoạch xây dựng. 72

2.3.1. Rà soát, đánh giá hiện trạng lập, thẩm định, phê duyệt nội dung về ĐMC trong các đồ án quy hoạch xây dựng; 72

2.3.2. Đánh giá tác động và hiệu quả của ĐMC đối với yêu cầu bảo vệ môi trường trong công tác thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng; 73

2.3.3. Nhận dạng những vấn đề bất cập, tồn tại làm cơ sở để đề xuất hướng giải quyết. 74

2.3.3.1. Đối với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu  74

2.3.3.2. Đối với quy hoạch chi tiết 75

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÔNG TÁC QUY HOẠCH XÂY DỰNG.. 76

3.1. Nguyên tắc chung ĐMC và bảo vệ môi trường trong cho QHXD.. 76

3.1.1. Phương pháp, cách tiếp cận ĐMC cho QHXD   76

3.1.2. Quan điểm, nguyên tắc thực hiện ĐMC cho QHXD   76

3.1.3. Quy trình chung đánh giá môi trường chiến lược cho QHXD   77

3.2. Nội dung ĐMC và bảo vệ môi trường trong QHXD.. 80

3.2.1. Nội dung ĐMC trong quy hoạch đô thị 80

3.2.1.1. Nội dung ĐMC cho quy hoạch chung kết hợp phân khu  80

3.2.1.2. Nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường cho quy hoạch chi tiết 80

3.2.1.3. Nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường cho quy hoạch chuyên ngành HTKT  80

3.2.2. Nội dung bảo vệ môi trường trong các quy hoạch xây dựng khác  82

3.2.2.1. Nội dung ĐMC trong quy hoạch xây dựng vùng  82

3.2.2.2. Nội dung ĐMC trong quy hoạch xây dựng khu chức năng  83

3.2.2.3. Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch xây dựng nông thôn  83

3.3. Hướng dẫn thực hiện ĐMC trong các nội dung của quy hoạch đô thị 84

3.3.1. Hướng dẫn ĐMC đối với nội dung quy hoạch không gian đô thị 84

3.3.1.1. Các vấn đề môi trường trong tổ chức không gian đô thị 84

3.3.1.2. Các giải pháp bảo vệ môi trường trong quy hoạch không gian  85

3.3.1.3. Quy trình thực hiện ĐMC đối với quy hoạch không gian  87

3.3.2. Hướng dẫn ĐMC đối với nội dung quy hoạch giao thông  94

3.3.2.1. Các vấn đề môi trường trong giao thông đô thị 94

3.3.2.2. Các giải pháp bảo vệ môi trường trong quy hoạch giao thông  99

3.3.2.3. Quy trình thực hiện ĐMC đối với quy hoạch giao thông  101

3.3.3. Hướng dẫn ĐMC đối với nội dung quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật 106

3.3.3.1. Các vấn đề môi trường trong công tác chuẩn bị kỹ thuật 106

3.3.3.2. Các giải pháp bảo vệ môi trường trong quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật 107

3.3.3.3. Quy trình thực hiện ĐMC đối với quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật 108

3.3.4. Hướng dẫn ĐMC đối với nội dung quy hoạch cấp nước  112

3.3.4.1. Các vấn đề môi trường trong cấp nước đô thị 112

3.3.4.2. Các giải pháp bảo vệ môi trường trong quy hoạch cấp nước  114

3.3.4.3. Quy trình thực hiện ĐMC đối với quy hoạch cấp nước  118

3.3.5. Hướng dẫn ĐMC đối với nội dung quy hoạch thoát nước  124

3.3.5.1. Các vấn đề môi trường trong thoát nước đô thị 124

3.3.5.2. Các giải pháp bảo vệ môi trường trong quy hoạch thoát nước  130

3.3.5.3. Quy trình thực hiện ĐMC đối với quy hoạch thoát nước  135

3.3.6. Hướng dẫn ĐMC đối với nội dung quy hoạch cấp điện và thông tin liên lạc  138

3.3.6.1. Các vấn đề môi trường trong cấp điện đô thị 138

3.3.6.2. Các giải pháp bảo vệ môi trường trong quy hoạch cấp điện  141

3.3.6.3. Quy trình thực hiện ĐMC đối với quy hoạch cấp điện  143

3.3.7.  Hướng dẫn ĐMC đối với nội dung quy hoạch xử lý nước thải 149

3.3.7.1. Các vấn đề bảo vệ môi trường trong xử lý nước thải đô thị 149

3.3.7.2. Các giải pháp bảo vệ môi trường trong quy hoạch xử lý nước thải 150

3.3.7.3. Quy trình thực hiện ĐMC đối với quy hoạch xử lý nước thải 150

3.3.8. Hướng dẫn ĐMC đối với nội dung quy hoạch chất thải rắn đô thị 154

3.3.8.1. Các vấn đề bảo vệ môi trường trong quản lý chất thải rắn đô thị 154

3.3.8.2. Các giải pháp bảo vệ môi trường trong quy hoạch chất thải rắn  156

3.3.8.3. Quy trình thực hiện ĐMC đối với quy hoạch chất thải rắn  159

3.3.9. Hướng dẫn ĐMC đối với nội dung quy hoạch nghĩa trang  161

3.3.9.1. Các vấn đề môi trường trong nghĩa trang đô thị 161

3.3.9.2. Các giải pháp bảo vệ môi trường trong quy hoạch nghĩa trang  162

3.3.9.3. Quy trình thực hiện ĐMC đối với hoạch nghĩa trang  163

3.4. Hướng dẫn thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường cho các đồ án quy hoạch xây dựng khác (QHXD vùng liên huyện, vùng huyện, khu chức năng, quy hoạch nông thôn) 167

3.4.1. Hướng dẫn lồng ghép bảo vệ môi trường cho QHXD vùng liên huyện, vùng huyện  167

3.4.1.1. Những vấn đề môi trường trong các vùng huyện, liên huyện  167

3.4.1.2. Các giải pháp QHXD vùng bảo vệ môi trường  171

3.4.1.3. Quy trình thực hiện lồng ghép BVMT đối với QHXD vùng  174

3.4.2. Hướng dẫn lồng ghép bảo vệ môi trường cho QHXD khu chức năng  185

3.4.2.1. Những vấn đề môi trường trong khu chức năng  185

3.4.2.2. Các giải pháp QHXD khu chức năng bảo vệ môi trường  189

3.4.2.3. Quy trình thực hiện lồng ghép BVMT đối với QHXD khu chức năng  191

3.4.3. Hướng dẫn lồng ghép bảo vệ môi trường cho quy hoạch nông thôn  191

3.4.3.1. Những vấn đề môi trường ở nông thôn  191

3.4.3.2. Các giải pháp quy hoạch nông thôn bảo vệ môi trường  192

3.4.3.3. Quy trình thực hiện lồng ghép BVMT đối với quy hoạch nông thôn  193

3.5. Thẩm định báo cáo ĐMC và nội dung bảo vệ môi trường cho các đồ án QHXD.. 201

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐMC VÀ CÁC NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN ĐMC VÀ CÁC YÊU CẦU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.. 203

4.1. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện ĐMC cho QHXD.. 203

4.1.1. Các giải pháp kỹ thuật 203

4.1.1.1. Nguồn thông tin dữ liệu  203

4.1.1.2. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý  206

4.1.2. Các giải pháp quản lý  206

4.1.3. Các giải pháp đào tạo, nâng cao năng lực  208

4.1.4. Các giải pháp cơ chế, chính sách thực hiện ĐMC   209

4.2. Đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ĐMC và các yêu cầu BVMT. 210

4.2.1. Đề xuất sửa đổi, bổ sung nội dung ĐMC cho QHXD trong các Luật liên quan  210

4.2.2. Đề xuất sửa đổi, bổ sung nội dung ĐMC cho QHXD trong các Nghị định liên quan  212

4.2.3. Đề xuất sửa đổi, bổ sung nội dung ĐMC cho QHXD trong các Thông tư, quy chuẩn kỹ thuật liên quan  217

4.2.4. Đề xuất sửa đổi, bổ sung nội dung ĐMC cho QHXD trong các hướng dẫn kỹ thuật có liên quan  218

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 219

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết

Quá trình thực hiện ĐMC cho QHXD trong những năm qua cho thấy công tác lồng ghép bảo vệ môi trường trong đồ án QHXD đã được quan tâm ngày càng sâu rộng. Các giải pháp bảo vệ môi trường đã được đề xuất, lồng ghép vào trong nôi dung đồ án quy hoạch ngay từ đầu khi lập QHXD. Nhận thức và năng lực đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường của đội ngũ chuyên gia lập đồ án quy hoạch được nâng lên đáng kể. Các cấp thẩm định và ra quyết định về QHXD cũng đã ngày càng quan tâm hơn đến các giải pháp bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững. Các vấn đề môi trường và giải pháp phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường đã được nhận diện và đề xuất trong nhiều đồ án quy hoạch thông qua công tác ĐMC. Nội dung và chất lượng ĐMC ngày càng nâng cao góp phần hỗ trợ QHXD hiệu quả. Điều đó khẳng định công tác ĐMC trong QHXD hết sức cần thiết.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện ĐMC cho đồ án QHXD cũng còn nhiều tồn tại. Không ít đồ án QHXD thực hiện ĐMC chưa tốt. Mặc dù đã có những hướng dẫn kỹ thuật nhưng năng lực và nhận thức về ĐMC của một bộ phận tư vấn QHXD chưa cao. Dẫn tới thực hiện chưa tốt ĐMC hoặc đòi hỏi phải có các hướng dẫn kỹ thuật cụ thể hơn đối với từng nội dung của QHXD. Nhiều báo cáo ĐMC có chất lượng còn hạn chế, có giá trị minh họa cho ý tưởng, định hướng quy hoạch. Hầu như ít mạnh dạn đề xuất loại bỏ, điều chỉnh các dự án có nhiều tác xấu đã được đưa vào Quy hoạch trong ĐMC. Thực tế nhiều ĐMC sử dụng phương pháp của ĐTM nên không phản ánh được vai trò ĐMC. Công tác thẩm định, tham vấn ĐMC cũng còn hạn chế. Ngoài ra việc thiếu các chuyên gia sâu trong lồng ghép giải pháp bảo vệ môi trường trong quy hoạch xây dựng dẫn tới các giải pháp BVMT chưa triệt để, chưa cụ thể (hiện mới có chuyên gia về chuẩn bị kỹ thuật, chuyên gia cấp nước, thoát nước, chất thải rắn, nước thải, nghĩa trang… thiếu các chuyên gia về sinh thái học, xã hội học, địa chất, thủy văn…). Năng lực nhiều cán bộ thực hiện ĐMC chưa đáp ứng, số lượng, chất lượng chuyên gia thấp, thiếu chuyên môn sâu, thiếu tính đa ngành, thiếu hiểu biết về quy hoạch, nên chưa xem xét, đánh giá được đầy đủ, toàn diện tác động môi trường cũng như giải pháp của quy hoạch, từ đó thiếu kiến nghị về môi trường đối với quy hoạch.

Ngoài ra việc thiếu các công cụ, hướng dẫn kỹ thuật cụ thể cũng hạn chế hiệu quả của công tác ĐMC. Bên cạnh đó việc tuân thủ quy trình ĐMC còn hạn chế, quá trình nghiên cứu ĐMC chưa được làm đồng thời với quá trình lập quy hoạch, thiếu tham vấn các bên liên quan, hoặc tham vấn có tính hình thức dẫn đến ĐMC chỉ là công cụ minh họa cho quy hoạch. Các lồng ghép, xem xét về biến đổi khí hậu trong ĐMC chưa được quan tâm đúng mức, thiếu đánh giá các tác động tích lũy, tác động tương hỗ. Nội dung ĐMC cho các loại quy hoạch khác nhau khá giống nhau. Đối với quy hoạch vùng, quy hoạch chung thiếu đánh giá mang tính chiến lược. Đối với quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết lại đánh giá rất chung chung. Nội dung quy hoạch xây dựng quá rộng, thời gian triển khai lâu dài, các nội dung, định hướng có tính khái quát, do đó việc lượng hóa tác động, đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực không thể chi tiết, việc đề xuất loại bỏ các dự án lớn nhưng tác hại nghiêm trọng đến môi trường và tài nguyên nhiều khi ít được khuyến khích.

Trong bối cảnh các vấn đề pháp lý về ĐMC còn nhiều bất cập như đã phân tích và từ những nhận định trên cho thất việc “Nghiên cứu điều chỉnh hướng dẫn và xây dựng sổ tay đánh giá môi trường chiến lược cho đồ án quy hoạch xây dựng” trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết và cấp bách, góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển đô thị, nông thôn.

2. Mục tiêu nghiên cứu

  • Đánh giá tình hình thực hiện, nghiên cứu điều chỉnh hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) và bảo vệ môi trường trong công tác quy hoạch xây dựng, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường trong công tác quy hoạch xây dựng;
  • Đề xuất, kiến nghị những nội dung sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật quy định, hướng dẫn ĐMC và yêu cầu bảo vệ môi trường trong công tác quy hoạch xây dựng phù hợp, đồng bộ, thống nhất;
  • Xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hiện ĐMC và bảo vệ môi trường trong công tác quy hoạch xây dựng;

3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

  • Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá môi trường chiến lược
  • Phạm vi nghiên cứu: Quy hoạch xây dựng bao gồm quy hoạch chung đô thị và các loại quy hoạch xây dựng khác

 

 

 

(Nguồn:VIUP)

Tạp chí QHXD

Ebook

Giới thiệu sách

Liên kết website